1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Du lịch Quảng Trị (phần 2) docx

6 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 271,64 KB

Nội dung

Du lịch Quảng Trị (phần 2) Làng hầm Vịnh Mốc, Quảng Trị “Địa đạo Vịnh Mốc giống như một tòa lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất dấu kín biết bao điều kỳ lạ của con người đã làm ra nó và của thời đại mà nó được sinh ra”. Đó là lời giới thiệu sang trọng về Làng Hầm Vịnh Mốc đối du khách bốn phương trước khi bước xuống cửa địa đạo huyền thoại này. Cổng vào địa đạo. Đã có hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm quan di tích nổi tiếng: Địa đạo Vịnh Mốc. Nhưng có lẽ không ít người chưa hiểu rõ sự tích của Làng Hầm lịch sử có một không hai này. Một trong những kỳ tích vĩ đại nhất của người Vĩnh Linh trong chống Mỹ cứu nước là chuyển toàn bộ cuộc sống trên mặt đất xuống lòng đất để bám trụ chiến đấu và chiến thắng. Ở Vĩnh Linh có tới trên 60 địa đạo lớn nhỏ như địa đạo Tân Mỹ, Địa đạo Mụ Giai, địa đạo Tân Lý Trong đó Địa đạo Vịnh Mốc là làng hầm vững chắc nhất, tồn tại cho đến tận hôm nay và đã thành một điểm du lịch nổi tiếng thế giới! Vịnh Mốc là tên của một làng chài ở xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh. Cái tên Vịnh Mốc xuất xứ từ chuyện ngày xưa giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật có chôn một cột mốc để phân định ranh giới. Phía Bắc lại có một cái vịnh biển dưới mũi Lài. Nên làng biển nằm giữa hai thôn có tên gọi là Vịnh Mốc. Địa đạo ở Vĩnh Linh được khởi đào từ năm 1963, khi giặc Mỹ chưa đánh phá miền Bắc. Theo nhiều lão thành cách mạng kể lại, thì cuối năm 1963, trên đường từ Trung Ương Cục miền Nam ra Bắc công tác, đồng chí Trần Nam Trung đã ghé thăm Vĩnh Linh. Đồng chí đã giới thiệu kiểu đào địa đạo chiến đấu của quân dân Củ Chi, đông - bắc Sài Gòn, đánh địch rất có hiệu quả. Từ đó Đảng Ủy Khu vực Vĩnh Linh đã chỉ đạo các xã đào địa đạo theo kiểu Củ Chi. Ở xã Vĩnh Giang có địa đạo Tân Trại Hạ dài 50 mét, thôn Tùng Luật đào địa đạo dài 300 mét. Ngày đó địa đạo được đào rất đơn giản thô sơ, giống như một cái hầm trú ẩn nối dài, chưa thành làng hầm được. Từ khi giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Vĩnh Linh trở thành chiến trường ác liệt nhất. Bọn giặc dùng máy bay, kể cả máy bay B52, hàng trăm khẩu pháo cỡ 46- 105 ly ở Cồn Tiên - Dốc Miếu và các hạm tàu ngoài khơi ngày đêm điên cuồng trút bom đạn xuống từng tấc đất Vĩnh Linh. Chỉ riêng thôn Vịnh Mốc, diện tích chưa đầy 1 km2 với 300 dân, 82 nóc nhà, mà phải hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ của 1003 trận oanh kích, rải thảm. Ngày 27/11/1964, tàu chiến Mỹ từ hạm dội 7 đã bắn đại bác thiêu rụi một lúc 72 ngôi nhà, làm hàng trăm người Vịnh Mốc chết và bị thương. Đến tháng 6/1966, thôn Vịnh Mốc bị máy bay Mỹ dội bom hủy diệt. Nhưng người Vịnh Mốc vẫn kiên cường bám trụ chiến đấu. Vịnh Mốc trở thành một trong hai địa điểm chính tập kết sức người, sức của cho đảo Cồn Cỏ cách mũi Lài 30 km và cũng là nơi triển khai trận địa pháo tầm xa 85 ly, 136 ly chi viện đảo. Bên ngoài địa đạo Để chống lại giặc Mỹ, người Vinh Linh chỉ còn cách dựa vào đất mà sống và chiến đấu. Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đồn Công an Vịnh Mốc và chi bộ thôn Vịnh Mốc, một tổ xung kích gồm 4 đồng chí đã bổ những nhát cuốc đầu tiên đi vào lòng đất. Sau đó toàn bộ quân và dân Vịnh Mốc thay phiên nhau đào bới. Sau 3 tháng chỉ bằng cuốc thuổng và trí thông minh, vừa đánh giặc vừa đào địa đạo, làng Vịnh Mốc đã huy động 18.000 ngày công, đào đắp 6.000 m3 đất đá, tạo nên trong lòng quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống đường hầm địa đạo chằng chịt với rất nhiều cửa ra vào từ tất cả các hướng. 4 đội đào 4 nhánh, hợp lại thành một hệ thống thông suốt gọi là Làng hầm. Bao quanh địa đạo có 8.200 mét giao thông hào chiến đấu. Thật ra để hoàn chỉnh địa đạo Vịnh Mốc, phải mất 3 năm đào (1968) với khối lượng đất đá lên tới 3,76 triệu mét khối! Để đào sâu xuống lòng đất, người Vịnh Mốc đã có sáng kiến đào những cái giếng như giếng nước, đến độ sâu quy định thì đào xuyên vào lòng đất. Mỗi tổ đào đường hầm có 20 người, nhưng mỗi kíp đào chỉ có 2 người. Người đào, người chuyển đất ra miệng giếng để người ở trên quay tời kéo lên. Chuyển đất mới lên mặt đất phải đổ thật xa và ngụy trang kín đáo để địch không phát hiện ra. Thời gian đầu ngành Thương nghiệp cung cấp 5 - 7 đôi pin để soi sáng, sau đó pin cũng không còn, nên phải đào bằng đèn dầu hỏa, đất đèn, mỡ lợn để thắp sáng. Làng hầm Vịnh Mốc nằm ở độ sâu 20- 28 mét dưới lòng đất. Tổng chiều dài hệ thống đường hầm là 2.034 mét. Trục đường chính dài 768, cao 1,5- 1,8 mét cho người đi lại thoải mái, rộng từ 1- 1,2 mét. Từ trục chính tỏa ra 13 nhanh thông với 13 cửa gồm 7 cửa ra biển và 6 cửa trên đồi đi xuống. Cả làm có 3 trạm cảnh giới. Các ống thông hơi đều bí mật. Tại các cửa đều có khung gỗ chống đổ. Làng hầm không bao giờ ngập nước vì các cửa đều dốc ra ngoài! Hai bên trục đường cứ cách khoảng 3- 5 mét khoét sâu vào thành từng căn nhỏ, đủ cho một hộ sinh sống. Làng hầm có 3 tầng: Tầng 1 có độ sâu 10 mét là nơi sinh sống của nhân dân; tầng 2 có độ sâu 20 mét là trụ sở Đảng ủy, Ủy ban và chỉ huy quân sự. Tầng 3 có độ sâu 20- 28 mét là kho hậu cần với hàng ngàn tấn hàng hóa, súng đạn để tiếp tế cho Cồn Cỏ, cho miền Nam và phục vụ chiến đấu tại địa đạo. Theo bà con Vịnh Mốc kể, thì ông Lê Xuân Vy là người có sáng kiến dùng ống dẫn dầu dựng đứng thông từ mặt đất xuống để chuyển gạo xuống địa đạo, vì vác từng bao gạo xuống hầm sâu là rất khó khăn. Khi gạo đầy ở tầng một thì mở van cho gạo xuống tầng hai, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Trong làng hầm có 3 giếng nước, một bệnh xá, một nhà hộ sinh, nhiều lỗ thông hơi và một hội trường có sức chứa 50 người Đàng hoàng nhất là gian hầm bệnh xá và nhà hộ sinh. Đó là 2 vách hầm lớn, tường và trần được lót vải dù trắng, có giường, có bàn bàn tủ thuốc cấp cứu. Trong nhà hộ sinh này đã có 60 đứa trẻ sinh ra! Đó là một kỳ công, một chứng tích của sự sống Vĩnh Linh bất diệt! Du khách tham quan Địa đạo Vịnh Mốc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê Việt Nam được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất. Dân làng Vịnh Mốc đã sống 2000 ngày đêm dưới Làng Hầm. Ban ngày họ chuẩn bị mọi thứ, để ban đêm lên mặt đất trồng khoai, vận tải hàng, ra biển đánh cá, ra biển vận tải hàng cho đảo Cồn Cỏ, ra bến đò A chi viện cho miền Nam. Và người Vịnh Mốc đã tồn tại và chiến thắng Làng địa đạo Vịnh Mốc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích Quốc gia và đưa vào danh mục các di tích đặc biệt quan trọng. Từ đó đến nay, địa đạo Vịnh Mốc đã được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị. Du khách trong và ngoài nước đến đây ngày càng đông không chỉ để chiêm ngưỡng kỳ tích độc đáo này, mà còn có dịp cảm nhận, thán phục tài năng, ý chí và nghị lực phi thường của con người Vĩnh Linh cũng như của nhân dân Việt Nam. . Du lịch Quảng Trị (phần 2) Làng hầm Vịnh Mốc, Quảng Trị “Địa đạo Vịnh Mốc giống như một tòa lâu đài cổ nằm im lìm trong. và Du lịch) công nhận là di tích Quốc gia và đưa vào danh mục các di tích đặc biệt quan trọng. Từ đó đến nay, địa đạo Vịnh Mốc đã được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị. Du. Địa đạo Vịnh Mốc là làng hầm vững chắc nhất, tồn tại cho đến tận hôm nay và đã thành một điểm du lịch nổi tiếng thế giới! Vịnh Mốc là tên của một làng chài ở xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Linh. Cái

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN