DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới ThiệuThành phố Vũng Tàu potx

4 221 0
DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới ThiệuThành phố Vũng Tàu potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới Thiệu Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam của Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km. Ba mặt giáp biển với chiều dài bán đảo 20km. Diện tích 140,12km2. Dân số năm 2000 khoảng 216.000 người, có 12 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 1 xã đảo Long Sơn. Địa danh Vũng Tàu có mấy cách giải thích như sau: Trước kia Vũng Tàu được nhắc đến với cái tên là Tam Thắng ( Ba làng Thắng ), Chữ Tam Thắng là biến âm của "Tam Thoàn" tức "Tam Thuyền". Chuyện kể rằng: Xưa kia vùng đất Vũng Tàu là nơi bọn hải tặc thường hay quấy nhiễu làm khổ dân lành, nhất là các thương nhân, ngư dân làm ăn trên biển. Trước tình cảnh đó Vua Gia Long (1802-1820) đã phái 3 chiến thuyền do 3 viên đội chỉ huy vào Vũng Tàu tiễu trừ hải tặc. Giặc cướp bị tiêu diệt, vua ban thưởng cho ba viên đội được lên bờ khai dân lập ấp. Ba viên đội trở thành ba người đứng đầu 3 làng Thắng: Đội thứ nhất do đội trưởng Phạm Văn Dinh, là người có chức quyền cao nhất, và tuổi tác cũng cao hơn lập nên làng Thắng Nhất. Đội thức hai do ông Lê Văn Lộc chì huy lập nên làng Thắng Nhì. Đội thức ba do ông Ngô Văn Huyền chì huy lập nên làng Thắng Tam. Như vậy ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam được gọi chung với cái tên chung là Tam Thắng. Do vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải Quốc tế Âu - Á bán đảo Vũng Tàu đã được các nhà hàng hải Bồ Đào Nha phát hiện vào thế kỷ XIV-XVI. Trên bản đồ thế giới Vũng tàu lúc đó được ghi bằng địa danh CINCO CHAGAS VERDAREIRAS, cái tên mà người Bồ Đào Nha thường dùng đặt cho những tàu thuyền viễn dương của họ, có nghĩa là: "Năm vết thương của Chúa cứu thế". Bởi vì Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nưa của Vũng Tàu cùng Núi Dinh, Núi Thị Vải của Bà Rịa, 5 ngọn núi này đã trở thành nỗi vui mừng báo hiệu sắp đến đất liền đối với những nhà hàng hải lênh đênh trên biển cả đi tìm miền đất mới. Do cách phát âm của các thuỷ thủ người Âu, sau này Cinco Chagas được đọc là Sinkel Chagas và cuối cùng thành Cap Saint Jacques. Cũng do từ Cap Saint Jacques mà tiếng Pháp viết "Au Cap" trong câu Aller au Cap Saint Jacques (đi ra mũi Thánh Jacques) người Việt đọc thành Ô Cấp. Thành phố Vũng tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, ít gió bão, nhiều nắng, lượng mưa trung bình hàng năm 1.452mm. Vũng Tàu còn được coi là trung tâm công nghiệp dầu khí lớn nhất nước Việt Nam, là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, dịch vụ, công nghiệp chế biến, du lịch nghỉ mát và dịch vụ nghề cá Vũng Tàu có ưu thế là một thành phố du lịch biển, phong cảnh tuyệt đẹp, quyến rũ, có nhiều bãi biển thu hút khách du lịch. Các Bãi Biển Bãi Sau ở đông nam thành phố, cách trung tâm Vũng Tàu khoảng 3km, trải dài hơn 8km từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Đây là bãi biển đẹp nhất thành phố Vũng Tàu và có khả năng tiếp nhận một lương khách lớn. Bãi biển với cát trắng, sóng thay đổi theo mùa, mùa gió tây nam mặt biển phẳng lặng, mùa gió đông bắc thì sóng gió rất to. Bãi Sau tựa đầu vào Núi Nhỏ kéo dài theo những dải cồn cát trắng và rừng phi lao, xa xa ngoài biển trên đường chân trời về phía trái là dãy núi Long Hải, tất cả như làm cho Bãi Sau thêm phần hấp dẫn. Dọc theo Bãi sau với hệ thống nhà hàng khách sạn, mà từ đó khách chỉ đi bộ một quãng ngắn là có thể xuống bãi tắm. Ngày nay, với chủ trương nâng cao chất lương phục vụ du khách đến tắm biển, toàn bộ hệ thống nhà hàng khách sạn ở Bãi Sau đã và đang được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp và sự ra đời của Khu du lịch Biển Đông (tháng 8 năm 1999) là một điểm mốc đánh dấu sự thay đổi này. Hiện tại, Khu du lịch Biển Đông là bãi tắm sạch đẹp, an toàn bậc nhất của thành phố Vũng Tàu nói chung và Bãi Sau nói riêng. TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH Bên trái ngôi Thiền Lâm Tự là bức tượng " PHẬT ĐẢN SINH". Tượng diễn tả một hài nhi đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật Thái Tử là con vua Ấn Độ Suddhodana Gotama ( Tịnh Phạn Cổ Đàm) được sinh ra vào năm 623 trước Công nguyên dưới bóng mát của vườn cây sala (Long Thọ) đang trổ hoa thơm ngát. Ngay sau khi chào đời Thái Tử bổng vùng đứng dậy và đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân. Đứng trên toà sen thứ bảy, Thái Tử chỉ một tay lên trời, một tay chỉ dưới đất với ý nghĩa " Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (giữa trời và đất thì ta cao nhất). Ngay dưới cổ phía trước ngực của Thái Tử lại có dấu chữ Vạn tỏ rằng ngài là người cao quý siêu nhân. Vì lẽ đó về sau Hoa Sen và dấu chữ vạn được dùng làm biểu tượng của Đạo Phật. TƯỢNG CẮT TÓC ĐI TU Là bức tượng một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sự tích sau : Năm 16 tuổi Thái tử lập gia đình và cuộc sống cứ thế trôi đi êm ả ấy dần dần làm cho Thái Tử cảm thấy nhàm chán, chàng xin phép Vua cha cho đi ngao du ngoài Cung Điện. Bốn lần ra khỏi hoàng thành theo bốn cửa khác nhau càng làm cho Thái Tử thêm ưu phiền tư lự khi trở về. Lần thứ nhất chàng thấy cảnh một hài nhi chào đời. Lần thứ hai thấy cảnh một bà già lụ khụ đi ăn xin. Lần thứ ba thấy cảnh một người bệnh và cuối cùng là cảnh một đám ma. Những cảnh ghép lại giống như một bức tranh toàn cảnh về đời sống con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ( Sinh, lão, bệnh, tử ). Trái với cuộc sống cao sang của cung điện, đời sống của đa số nhân loại ngoài hoàng thành đắm chìm trong nổi cực khổ để tìm kiếm miếng cơm manh áo và chống trả với bệnh tật, đến khi chết đi vẫn là gánh nặng cho người thân. Điều day đứt này làm nảy sinh trong đầu óc Thái tử một ý chí quyết tâm đi tìm phương cách để giải quyết chúng sinh ra khỏi sự khổ ải và đạt đến sự vĩnh hằng. Vào một đêm mưa to gió lớn, sau khi nhìn lại lần cuối người vợ thân yêu và đứa con trai bé bỏng. Thái tử lặng lẽ trốn ra khỏi Hoàng Cung trên lưng con ngựa Kathala cùng dẫn theo một tên hầu Chana. Đến một khu rừng hoang dã, chàng xuống ngựa dùng kiếm cắt tóc để biểu lộ quyết tâm sắt đá của mình bắt đầu cuộc sống tu hành. TƯỢNG KIM THÂN PHẬT TỔ Sau những năm nhập vào chốn tu hành, nhà sư Shidharta đã giác ngộ được phương sách giải thoát cho nhân loại và trở thành Phật Thích Ca. Hình tượng Đức Phật Thích Ca thường được diễn tả như tượng Kim Thân Phật Tổ. Bức tượng này được đút bằng xi măng cốt sắt, tượng cao 6m, đặt trên tòa sen cao 4m. TƯỢNG PHẬT NẰM Qua khỏi vườn Lộc Giả lên cao hơn có bức tượng Phật nằm dài 12m và một số đồ đệ đứng xung quanh. Tượng này diễn tả lúc Đức Phật nhập Niết Bàn ( đi vào nơi thanh cao, vĩnh hằng ). Năm ấy được các đồ đệ của Ngài gọi là Năm Phật lịch thứ nhất tức là năm 544 trước công nguyên. BẢO THÁP Trở lại đường cũ rồi rẽ trái chúng ta sẽ thấy tòa Bảo Tháp, tương truyền là nơi lưu giữ kho cốt của Đức Phật sau khi hỏa táng. Bảo Tháp cao 19m dựng trên nền bát giác rộng lớn, trước Bảo Tháp là bàn thờ và một tấm bia ghi bằng chữ Hán "Nam mô bổ sư Thích Ca mô ni Phật" nghĩa là " Hết lòng tôn kính Phật Thích Ca Mầu Ni là bậc thầy của chúng ta". Bốn góc Bảo Tháp có bốn đỉnh chứa đựng đất thiêng thỉnh về từ bốn nơi động tâm của Đức Phật tại Ấn Độ, đó là : - Lumbini : Nơi ngài sinh ra. - Uruvela : Nơi thành đạo. - Isipatana : Nơi truyền đạo. - Kusinara : Nơi nhập niết bàn. Tương truyền trong Bảo Tháp có chứa đựng 13 viên Ngọc Xá Lợi do các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan hiến cúng. Niết Bàn Tịnh Xá Chùa " Niết Bàn Tịnh Xá " còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn núi nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng Tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được chia làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ II. Cổng chùa có 04 chữ "Niết Bàn Tịnh Xá" tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật. Hai bên cổng chùa là 02 pho tượng "Thần Thiện" và "Thần Ác". Khu điện thờ chính của chùa đựoc bày trí thành một vườn hoa Sa La theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật trong khu chánh điện này là bức tượng "Phật Nằm", dài 12m tượng trưng cho"Thập nhị nhân duyên" và được đặt lên bộ thờ 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thịch Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập điện Phía trước chính điện có một chiếc lư đồng lớn với hình tượng bốn con vật Long, Lân, Quy, Phụng gọi chung là "Tứ Linh". Chiếc lư này là kết quả sau hơi hai năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre và đem tặng cho chùa năm 1971. Song song với lư ở hai bên là hai toà tháp cao khoảng 5m. Tòa bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược Sư. Hậu điện dùng làm nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình " Đạt Ma Sư tổ " là vị cao tăng truyền bá giáo lý nhà Phật. Pho tượng nghìn mắt, nghìn tay biệu tượng thần thông phi thường của nhà Phật. Tầng hai có chiếc thuyền rồng còn gọi là Thuyền Bát Nhã, dài 12m. Đó là con thuyền Bát Nhã sẽ cứu vớt mọi người ra khỏi khổ ải rồi đưa đến chốn vĩnh cửu bất diệt. Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hòa đức độ, tay đổ bình nước cam lộ xuống để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch. . DU LỊCH VŨNG TÀU Phần 1: Giới Thiệu Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam của Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 120km. Ba mặt giáp. nghiệp chế biến, du lịch nghỉ mát và dịch vụ nghề cá Vũng Tàu có ưu thế là một thành phố du lịch biển, phong cảnh tuyệt đẹp, quyến rũ, có nhiều bãi biển thu hút khách du lịch. Các Bãi Biển. đời của Khu du lịch Biển Đông (tháng 8 năm 1999) là một điểm mốc đánh dấu sự thay đổi này. Hiện tại, Khu du lịch Biển Đông là bãi tắm sạch đẹp, an toàn bậc nhất của thành phố Vũng Tàu nói chung

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan