DU LỊCH VŨNG TÀU Phần : Rừng Sác ppsx

6 391 2
DU LỊCH VŨNG TÀU Phần : Rừng Sác ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DU LỊCH VŨNG TÀU Phần : Rừng Sác Danh từ Sác tương đương với từ Palétuvier của Pháp để chỉ một nhóm loại cây chỉ mọc được ở những bờ biển đất mới bồi còn quá thấp, nước mặn, nên rừng bị ngập nước quanh năm. Gọi là rừng Trầm Thủy. Loài Sác tuy công dụng ít, cũng như loại cây Mắm không dùng được vào việc gì, nhưng lại quan trọng vô cùng trong việc lấn biển, bồi đất. Từ những dòng sông lớn hàng nămđổ ra biển hàng triệu tấn phù sa màu mỡ, đất bồi ấy, bị sống sô ngược lại bờ, và nếu nó bám lại được thì bờ biển sẽ lấn ra biển hàng năm nhiều cây số. Mà nó chỉ lấn được cây Sác mà thôi. Giống như rừng mắm, rừng Đước ở miền đồng bằng sông Cửu Long, Rừng Sác hình thành theo hành trình như sau: Đất bồi bị sống biển đánh bật vào bờ, nhưng còn ở dưới mặt biển lắm nơi nằm sâu hai, ba mét, và nhất là không được cầm chân, nghĩa là dễ tan rã. May sao có một loài cây là cây Mắm, mọc được dễ dàng trong điều kiện đó, chen chân nhau mà mọc nhiều như cây lúa trong ruộng. Rễ cây mắm ăn sâu vào bùn, củng cố cái nền đất ngập nước đó và gốc cây mắm được đất bồi dùng làm điểm tựa để mà bám níu tại chỗ. Như vậy, nhiều năm sau, trên một dải đất mới bồi dài vô tận và sâu từ bờ biển vào tới đất thịt chắc khoảng 30 km thì mặt đất ở đó dầy dần lên và nhô lên khỏi mặt biển. Bấy giờ thì những loài cây khác, cũng chịu được nước mặn, tuy có kém hơn cây mắm như cây Tràm, cây Dẹt, cây Đước mới lấn mắm mà mọc lên. Trong dân có câu: “Mắm trước Đước sau” là nói lên sự kiên cường lấn biển, bám đất, như hình ảnh người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kiên cường bám đất giữ làng, một tất không đi, một ly không dời để xứng là thành đồng Tổ Quốc. Địa đạo Long Phước Di tích nhà tròn nằm ngay trung tâm thị xã Bà Rịa, có hình dáng khá đặc biệt, được xây dựng từ thờI Pháp. Kiến trúc chính là một tháp nước hình tròn có mái che, có chân đỡ tháp nước, phía dướI là nhà làm việc tạo thành một chân đế. Tháp cao 20 mét, có 8 trụ đỡ. Tại đây, ngày 25 tháng 8 năm 1945 cờ Cách mạng đã được treo trên đỉnh tháp, hàng vạn nhân dân khắp nơi trong tỉnh Bà Rịa do Đoàn thanh niên dẫn đầu đã tổ chức mít tinh, tuần hành khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Thực dân Pháp và Phong kiến tay sai. Và cũng tại đây, ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thị ủy Bà Rịa tổ chức mít tinh mừng chiến thắng hoàn toàn giảI phóng miền Nam, thống nhất đất nước hàng vạn ngườI đã về tham dự. Hiện nay di tích đã được tôn tạo, và là điểm sinh hoạt văn hoá của Thị xã. Di tích Nhà Tròn Di tích nhà tròn nằm ngay trung tâm thị xã Bà Rịa, có hình dáng khá đặc biệt, được xây dựng từ thờI Pháp. Kiến trúc chính là một tháp nước hình tròn có mái che, có chân đỡ tháp nước, phía dướI là nhà làm việc tạo thành một chân đế. Tháp cao 20 mét, có 8 trụ đỡ. Tại đây, ngày 25 tháng 8 năm 1945 cờ Cách mạng đã được treo trên đỉnh tháp, hàng vạn nhân dân khắp nơi trong tỉnh Bà Rịa do Đoàn thanh niên dẫn đầu đã tổ chức mít tinh, tuần hành khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Thực dân Pháp và Phong kiến tay sai. Và cũng tại đây, ngày 1 tháng 5 năm 1975, Thị ủy Bà Rịa tổ chức mít tinh mừng chiến thắng hoàn toàn giảI phóng miền Nam, thống nhất đất nước hàng vạn ngườI đã về tham dự. Hiện nay di tích đã được tôn tạo, và là điểm sinh hoạt văn hoá của Thị xã. Núi Minh Đạm Tên gọi Minh Đạm được bắt đầu từ cuối năm 1948, khi tỉnh ủy Bà Rịa quyết định chọn Phước Bửu, Phước Long HộI làm căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Dãy Châu Viên, Châu Long được gọi là Minh Đạm đó là tên của hai chiến sỹ cách mạng Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm, là bí thư và phó bí thư huyện ủy Long Điền, hy sinh ngày 17.11.1948. Minh Đạm cũng còn là tên gọi của Căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử đó là Căn cứ Minh Đạm. Ngày nay núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm đang có sức hấp dẫn đối với du lịch. Nơi đây hàng ngày đã đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch đến thăm lại chiến trường xưa và chiêm ngưỡng vẽ đẹp của núi non hùng vĩ và bãi biển Long Hải, Thùy Vân, Kỳ Vân đầy chất thơ. Ngày nay núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm đang có sức hấp dẫn đối với du lịch. Nơi đây hàng ngày đã đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch đến thăm lại chiến trường xưa và chiêm ngưỡng vẽ đẹp của núi non hùng vĩ và bãi biển Long Hải, Thùy Vân, Kỳ Vân đầy chất thơ. Núi Chân Tiên Từ Bà Rịa theo hướng về Long Hải đi khoảng 3 km sẽ gặp đường Dinh Cố, rẽ trái là đến danh thắng Núi Chân Tiên. Danh thắng Núi Chân Tiên thuộc ấp An Lộc, xã An Ngãi, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đường vào thuận lợi, dễ đi, phong cảnh rừng núi khá đẹp. Cây to và thưa, thoáng, dưới tán cây rừng có nhiều tảng đá lớn với nhiều hình thù khác nhau. Từ trong những tảng đá này người ta phát hiện những dấu chân người in sâu đậm trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta tìm thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn, sau khi đến đây vui chơi đã để lại dấu vết một bước nhảy với đủ hai bàn chân ở cự ly phù hợp. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” (người địa phương gọi là miếu “Mẫu”) sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơi in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ để thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn. Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng, gọi là bàn cờ tiên. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên Ông. Theo người dân sống ở đây và những người trông coi ở Miếu “Cửu Thiên Huyền Nữ” thì những vết chân đã được phát hiện từ lâu - Họ kể lại rằng: Thuở xa xưa khi đất trời còn giao lưu với nhau nơi đây núi non đẹp, cây xanh bóng mát, cảnh hạ giới mà chẳng khác gì chốn Bồng Lai. Từ trên trời cao các Tiên Ông thường dắt các Tiên Đồng, Tiên Cô xuống núi này vui đùa. Các Tiên Ông ngồi bên tảng đá đàm đạo và đánh cờ. Các Tiên Cô thì chạy nhảy tung tăng vui đùa từ tảng đá này sang tảng đá khác và để lại các dấu chân trên đá cho đến bay giờ. Dinh Bà Cố Từ Vũng Tàu theo quốc lộ 51 về hướng Thành phố Hồ Chí Minh, tới ngã ba rẽ vào thị xã Bà Rịa, theo hướng tay trái đi về phía Long Hải khoảng 3 km nhìn sang phía tay trái sẽ thấy một ngọn núi nhỏ nằm giữa cánh đồng xã Tam An. Trên đỉnh núi có một ngôi nhà, nhìn từ xa lại giống như một chiếc nón khổng lồ úp xuống thảm cỏ xanh; đó chính là Dinh Bà Cố trên đỉnh núi Dinh Cố, còn có tên là đỉnh Cô Sơn. Dinh Bà Cố được xây cất trên đỉnh cao nhất của núi Dinh Cố thuộc địa phận xã Tam An, huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dinh Bà Cố không lớn, được xây dựng vào năm Kỷ Dậu (1789), lúc đầu chỉ là những căn nhà lá. Qua nhiều lần trùng tu rồi lại bị chiến tranh tàn phá mãi cho đến năm 1989 Dinh Bà Cố mới được tu sửa hoàn chỉnh như ngày nay. Từ chân núi Dinh Cố du khách leo lên một dốc bậc thang đá 220 bậc với chiều dài 80 mét sẽ tới Dinh. Từ đây du khách có dịp ngắm nhìn toàn cảnh cánh đồng lúa của quê hương Đất Đỏ anh hùng, và toàn cảnh thị xã Bà Rịa, hít thở bầu không khí trong lành trong cảnh sơn thủy hữu tình và nghe kể chuyện về một người phụ nữ Việt Nam hiển linh luôn cứu giúp dân lành nhất là với đồng bào ngư dân miền biển. Thăm Dinh Bà Cố, thăm một thắng cảnh đẹp ở vùng Long Đất. Dinh Cô Dinh cô là di tích xây dựng trên sườn núi Thùy Vân, hướng ra biển. Đây là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của nhân dân Long Hải nói riêng và ngư dân Miền Nam nói chung. Dinh cô là nơi thờ một cô gái, theo tương truyền bị tử nạn trong một trận bão, thường linh hiển báo ứng cho những người dân những điều lành dữ, diệt trừ bệnh tật. Cô còn được tôn xưng là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương”. Cảnh quan ở Dinh Cô tươi đẹp và thơ mộng, ven sườn núi là cánh rừng xanh ngát, những gộp đá đủ mọi hình thù. Phía dưới là bãi cát vàng hình bán nguyệt bãi tắm lý tưởng. Trong Dinh có các tượng Rồng, Hổ, Tứ Linh, hoành phi câu đối đắp nổi sơn phết rực rỡ. Ngoài 7 bàn thờ nơi thánh điện, còn có các miếu thờ Bà Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh, Bàn Thiên, Bàn Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát… Cửa biển Lộc An Từ Vũng Tàu, theo quốc lộ 51B đến Bà Rịa, rẽ vào lối đi Long Hải, đến thị trấn Long Hải, gặp ngã ba, đi về phía tay trái khoảng 10km gặp ngã tư Xuyên Mộc – Long Đất – Long Hải - Lộc An. Như vậy nếu tính từ Vũng Tàu đến cửa biển Lộc An, du khách phảI đi 50km đường bộ. Đường tốt cảnh hai bên đường rất đẹp. Khi đi ngang qua khu căn cứ Minh Đạm, nếu đúng dịp lễ Giáng Sinh và Năm mới du khách sẽ được chứng kiến cảnh đẹp của rừng cây Anh Đào. Đúng mùa rừng cây Anh Đào bạt ngàn thi nhau đua sắc hoa mà nhiều người cứ ngỡ loài hoa này chỉ có ở xứ sở đất nước Phù Tang. Hoa đủ màu: trắng tinh, trắng xanh, hơi tím và hơi vàng. Hoa tràn ra hai bên đường như vẫy gọi, như chào mời làm cho du khách quên đi nỗi mỏi mệt của đường xa, để tha hồ mà tưởng tượng theo suy nghĩ riêng của mỗI người. Cửa biển Lộc An chính là điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa Miền Bắc và Đông Nam Bộ. Nơi đây đã bao lần chứng kiến nghệ thuật tài tình, khéo léo của các chiến sĩ cách mạng chuyển vũ khí cho mặt trận Miền Đông Nam Bộ góp phần giành thắng lợi trong chiến dịch Bình Giã năm 1964 – 1965 và các chiến thắng ở Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phước Long… Ngày nay, trở lại cửa biển Lộc An thăm lại di tích lịch sử - nơi đã từng ghi dấu bao chiến công oanh liệt của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để nhớ lại một thời đầy oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Chùa cổ Long Bàn Chùa cổ Long Bàn nằm ở thôn Long Phượng, thị trấn Long Điền, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một trong những ngôi chùa được xếp hạng di tích và cũng là một trong số những ngôi chùa cổ nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu. Long Bàn có nghĩa là Thịnh vượng vững bền như đá. Chùa được xây dựng vào năm 1845, theo kiểu chữ “Tam”. Mặt tiền phảI là Lầu chuông và bên trái là Lầu trống. Trước chánh điện có ngôi nhà bằng gỗ đặt tượng “Tiêu Diêu đạo sỹ” là nơi mà hàng năm vào dịp rằm tháng 7 âm lịch nhà chùa tổ chức lễ Vu lan. Bên trong có pho tượng Thần hộ pháp bằng gỗ cao to như người thật. Chính giữa thờ hai bàn tay bắt quyết của Đức Phật bằng gỗ chạm trổ công phu. Chánh điện rộng 230 m2, có nhiều bức hoành bằng gỗ chạm nổi các hình chim, thú hoặc mai, lan, cúc, trúc. Ở giữa thờ Đức Phật Tổ Thích Ca Mầu Ni, Phật A Di Đà, hai bên là hai bàn thờ Đức Tổ Bồ Đề Đạt Lai Đạt Ma, Quan Thánh và Thập bát La Hán. Tất cả các tượng đều cao lớn, chạm khắc công phu, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Nối liền với chánh điện là giảng đường rộng. Đây là nơi thuyết pháp về đạo phật và đăng đàn chay cúng thí. Mái chùa được lợp bằng ngói ống, đầu mép ngói có gờ viền bằng gốm phủ men xanh trông đẹp và rất cổ. Trên đỉnh nóc chùa có gắn tượng “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” và các tấm phù điêu cảnh vật sơn thủy, hoa đá bằng đất nung men màu xanh. Phía sau là một khu nhà rộng là nơi ăn chay của các vị sư và cũng là nơi thờ cúng của các vị sư đã qua đời. Chùa Long Bàn là một kiến trúc nghệ thuật cổ, trang trí mỹ thuật khá độc đáo. Là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của huyện Long Đất. Làng dân tộc Châu Ro Người Châu Ro gắn bó với đất Bà Rịa – Vũng Tàu đã từ lâu, hiện có khoảng gần 9.000 người, chiếm phần lớn số cư dân thuộc 17 dân tộc ít người của tỉnh. Họ sống trong các cụm dân cư ở Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc), Ngãi Giao, Kim Long, Bình Giã (huyện Châu Đức), Châu Pha (huyện Tân Thành). Du khách đến thăm các danh thắng ở các huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc tìm hiểu thêm các phong tục tập quán của người Châu Ro, một trong những phong tục đó là TỤC CƯỚI CHỒNG CỦA PHỤ NỮ CHÂU RO. Trai gái người Châu Ro lớn lên tự đi tìm bạn đời, tự do làm quen, tự do dắt nhau đi chơi trăng và tự do ăn ở, làm lụng bên nhà gái. Theo phong tục, đến một lúc nào đó cần thiết, cha mẹ, họ hàng Nhà Gái mang một con gà trống tơ mập, một chai rượu trắng kèm theo đồ vật của người con trai như áo, khố… sang gặp cha mẹ, họ hàng nhà trai và nói bóng gió: -Con trâu nhà ông bà dẫm nát ruộng nhà tôi rồi, ông bà tính sao? Đáp lại thịnh tình nhà gái, nhà trai nói: -Ông Trời cột tay chân chúng nó rồi, ông bà cho con trâu nhà tôi được ăn cỏ chung với con trâu nhà ông bà. Thế rồi người ta ngả mâm bày cỗ, ai ăn cứ ăn, ai uống cứ uống… Người ra vào đông như bầy mối, bầy ong. Người say nằm ngủ, người chưa uống đủ cứ uống thêm… cho đến khi tàn. Lễ cưới chồng của người Châu Ro xưa là vậy. Từ đây người con trai chính thức là chồng của người con gái. Họ ăn ở với nhau cho đến khi sinh con đầu lòng thì cha mẹ vợ cho ra ở riêng. Xét về mặt hôn nhân gia đình thì đồng bào Châu Ro xưa ở vào thời kỳ Mẫu hệ, con gái đi hỏi chồng, cưới chồng, về ở nhà vợ, không có tục “dạm”, “hỏi”, “lễ cưới”, tục “mai mối”. “Ông Tơ, Bà Nguyệt”, “Thách cưới”, tục xem ngày tháng, so tuổi… Trong thời gian chung sống, vì một lý do nào đó như bỏ nhau vì xung khắc tính nết, chết… họ có thể “Đi bước nữa” nhưng không qua các bước như lần đầu kể trên. Nếu hai người bỏ nhau thì tài sản, kể cả bất động sản, con cái đều thuộc về người mẹ. Người cha ra đi hai bàn tay trắng. Nếu người vợ chết thì người chồng được quyền lấy chị, em của người vợ (với điều kiện những người này chưa có chồng), và ngược lại nhưng không thành luật tục bắt buộc như một số dân tộc ít người khác. Ngày nay, lối sống mới cũng đã được người Châu Ro tiếp nhận, tục cưới xin trước kia chỉ còn là nét đẹp truyền thống trong “kho tàng” các phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. . DU LỊCH VŨNG TÀU Phần : Rừng Sác Danh từ Sác tương đương với từ Palétuvier của Pháp để chỉ một nhóm loại cây chỉ mọc được ở những bờ biển đất mới bồi còn quá thấp, nước mặn, nên rừng. nhiều cây số. Mà nó chỉ lấn được cây Sác mà thôi. Giống như rừng mắm, rừng Đước ở miền đồng bằng sông Cửu Long, Rừng Sác hình thành theo hành trình như sau: Đất bồi bị sống biển đánh bật vào. và dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử đó là Căn cứ Minh Đạm. Ngày nay núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm đang có sức hấp dẫn đối với du lịch. Nơi đây hàng

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan