1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SALBUTAMOL KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM pps

18 976 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

SALBUTAMOL KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của salbutamol khí dung trên các trẻ viêm tiểu phế quản. Phương pháp: Bệnh nhi được chia làm 2 nhóm có khí dung salbutamol với liều 0,15mg/kg/lần pha với 2 ml natricloride 0,9%, dùng 2lần cách nhau 30phút và nhóm đối chứng. Trước và sau mỗi lần khí dung đánh giá độ bão hoà oxy, nhịp tim, nhịp thở. So sánh các chỉ số này tại các thời điểm trước khí dung (T 1 ) và SAU KHÍ DUNG 15 PHÚT (T 2 ), SAU 30 phút (T 3 ); sau 60 phút (T 4 ). So sánh diễn biến các triệu chứng lâm sàng và số ngày điều trị trung bình giữa 2 nhóm. Kết quả: Từ tháng 7/2004 đến tháng 7/2005 có 80 trẻ dưới 1 tuổi bị VTPQ, trong đó có 53(66,3%) trẻ trai và 27(33,7%) trẻ gái được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 5,4  2,69 tháng. Có 59 trẻ ở thể nhẹ và trung bình và 21 trẻ ở thể nặng. Số trẻ được khí dung là 47 và nhóm chứng là 33. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ bão hòa oxy, nhịp tim và nhịp thở trước và sau khí dung. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về diễn biến của các triệu chứng lâm sàng và thời gian nằm viện giữa hai nhóm. Kết luận: Salbutamol khí dung không có tác dụng trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em. ABSTRACT SALBUTAMOL NEBULISER IN THE TREATMENT OF BRONCHIOLITIS IN INFANTS Nguyen Tien Dung, Vu Thi La * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 17 – 21 Objective: To evaluate effects of sabutamol nebuliser for infants with bronchiolitis. Method: Patients were divided into two groups. Treatment group were given salbutamol nebulaser with dose of 0.15mg/kg/time, aded by 2ml sodium 0.9%, 2 times with 30 minute interval and control group. Indicators of SaO 2 , heart rate and respiratory rate were measured before and after nebuliser of salbutamol. This indicators were compared at times before nebuliser (T 1 ) and after nebuliser 15 minute(T 2 ), 30 minute (T 3 ), 60 minute (T 4 ). Clinical trends and mean treatment days were compared between two groups. Results: There were 80 infants under 1 year old with bronchiolitis to be studied during from July 2004 to July 2005. Of those, there were 53(66.3%) male and 27(33.7) female. Mean age were 5.4  2.69 months. There were 59 infants with mild and moderate classifications and 21 infants with severe classification. There were 47 infants using salbutamol nebuliser and 33 infants in the control group. There were no significant difference of clinical trends and mean treatment days between two groups. Conclusion: Sabutamol nebuliser do not have effect on the treatment of acute bronchiolitis in infants. ĐẶT VẤN ĐỀ * Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân do virus, trong đó chủ yếu là do virus hợp bào hô hấp (RSV: Respiratory Syncytial virus) gây nên. Diễn biến lâm sàng khá phức tạp, có thể nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp nặng do tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là chữa triệu chứng. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về hiệu quả của thuốc giãn phế quản trong điều trị VTPQ nhưng kết quả không thống nhất. Có những nghiên cứu cho rằng salbutamol không hiệu quả (3;4;5) . Ngược lại cũng có nghiên cứu chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của thuốc trong điều trị VTPQ cấp (2) . Tuy nhiên vấn đề này ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị phối hợp của khí dung salbutamol trong viêm tiểu phế quản ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu Là các bệnh nhi được chẩn đoán VTPQ điều trị tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2004 đến tháng 7/2005. Tiêu chuẩn chẩn đoán Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của MC Connochi (1983) (8) đó là: Bệnh xảy ra cấp tính với các dấu hiệu viêm long đường hô hấp cộng với khò khè lần đầu ở trẻ dưới 1 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ Loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp: Trẻ khò khè từ lần thứ 2 trở đi hoặc Xquang phổi có tổn thương nhu mô hoặc khò khè do các nguyên nhân khác như hen, dị vật đường thở, trào ngược dạ dày thực quản.v.v Chẩn đoán mức độ nặng VTPQ khi vào viện chia làm 3 mức độ suy hô hấp theo WHO (1994): - Nhẹ: Không có suy hô hấp SaO 2 ≥ 95%. - Trung bình: Có suy hô hấp SaO 2 : 90 - 94% - Nặng: Có suy hô hấp SaO 2 < 90% Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng Phương pháp Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm: - Nhóm 1: Nhóm khí dung salbutamol: Mỗi bệnh nhân được dùng 2 lần khí dung salbutamol, liều 0,15mg/kg/lần pha với 2 ml natricloride 0,9% cách nhau 30phút. -Nhóm 2: Không khí dung salbutamol - Trước và sau mỗi lần khí dung đánh giá các chỉ số sau: + Đo độ bão hoà oxy, nhịp tim, nhịp thở bằng máy bedside monitoring của Nhật. So sánh các chỉ số này tại các thời điểm: Trước khí dung (T 1 ) và SAU KHÍ DUNG 15 PHÚT (T 2 ), SAU 30 phút (T 3 ); sau 60 phút (T 4 ) + So sánh diễn biến các triệu chứng lâm sàng và số ngày điều trị trung bình giữa 2 nhóm. Ngoài ra các bệnh nhân này đều được điều trị theo phác đồ chung là: Nuôi dưỡng, bù dịch bằng đường uống hoặc qua sonde dạ dày hoặc tĩnh mạch. Hút dịch mũi họng, thở oxygen hoặc hô hấp hỗ trợ. Kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi - Info 6.04 và áp dụng các test thống kê dùng trong y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung Trong 80 trẻ VTPQ có 53(66,3%) trẻ trai và 27(33,7%) trẻ gái. Tuổi trung bình là 5,4  2,69 tháng. Theo mức độ nặng nhẹ của bệnh có 59 trẻ ở thể nhẹ và trung bình và 21 trẻ ở thể nặng. Kết quả nghiên cứu so sánh trước và sau điều trị salbutamol khí dung ở cả 2 thể bệnh được trình bày trong các bảng sau: Bảng 1: Thay đổi nhịp thở tại các thời điểm trước và sau khí dung Thể bệnh Thời điểm VTPQ nhẹ + TB (n = 34) VTPQ nặng (n = 13) T1 58,3  5,79 (1) 68,1  2,76 (1) T2 58,0  5,94 (2) 67,3  3,92 (2) T3 58,5  5,43 (3) 67,0 3,89 (3) T4 57,2  6,02 (4) 67,6  2,81 (4) Ghi chú P (1;2-1;3-1;4) >0,05 Bảng 2: Thay đổi nhịp tim tại các thời điểm trước và sau khí dung Thể bệnh VTPQ nhẹ + TB VTPQ nặng Thời điểm (n = 34) (n = 13) T1 126,8  7,38 (1) 146,5  5,54 (1) T2 128,3  6,91 (2) 147,2  5,34 (2) T3 127,5  7,30 (3) 146,8  6,00 (3) T4 125,5  7,13 (4) 145,6  8,04 (4) Ghi chú P (1;2-1;3-1;4) >0,05 Bảng 3: Thay đổi độ bão hoà oxy tại các thời điểm trước và sau khí dung Thể bệnh Thời điểm VTPQ nhẹ + TB (n = 34) VTPQ nặng (n = 13) T1 93,1  2,21 (1) 87,4  2,87 (1) T2 93,0  2,32 (2) 87,7  3,11 (2) T3 93,3  2,48 (3) 87,6 2,59 (3) T4 93,1  2,61 (4) 87,6  2,71 (4) Ghi chú P (1;2-1;3-1;4) >0,05 Theo kết quả ở cả 3 bảng 1;2 và 3 cho thấy không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê nào tại các thời điểm 15 phút, 30 phút và 60 phút (T2, T3 và T4) sau khí dung salbutamol so với thời điểm trước khí dung (T1) về nhịp thở, nhịp tim và độ bão hòa oxygen ở cả 2 nhóm thể bệnh. Điều đó chứng tỏ rằng khí dung salbutamol không có tác dụng tức thì trong VTPQ trong nghiên cứu của chúng tôi. Có 47 bệnh nhi ở nhóm I được khí dung và 33 bệnh nhân ở nhóm II không khí dung. Tuổi trung bình của nhóm I là 4,3 3,01 tháng và nhóm II là 4,3  2,95. Tỷ lệ nam/nữ của nhóm I là 2,5/1 và nhóm II là 1,6/1. Nhóm I có 27,6% ở thể bệnh nặng và 72,4% ở thể nhẹ còn các tỷ lệ tương ứng của nhóm II là 24,3% và 75,7%. So sánh các chỉ số về tuổi, giới, và mức độ nặng của bệnh giữa 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu theo dõi diễn biến của một số triệu chứng lâm sàng giữa 2 nhóm được trình bày trong các biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Thời gian thở oxygen giữa 2 nhóm Thời gian cần thở oxy giữa 2 nhóm như nhau. Mặc dù sau 2 giờ thở oxygen thì số bệnh nhân còn phải thở oxygen ở nhóm I có thấp hơn nhóm II một cách có ý nghĩa với p=0,026, Tuy nhiên từ sau giờ thứ 3,5 và 8 thì số bệnh nhân cần thở oxygen của cả 2 nhóm là tương đương nhau và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chỉ có 1 bệnh nhân 2,5 tháng ở nhóm I vào viện có cơn ngừng thở, tím tái, cần thở oxy vào giờ thứ 8 và sau 10h thì không có bệnh nhân nào của cả 2 nhóm cần phải thở oxy nữa. Tỷ lệ % [...]... rằng giữa 2 nhóm có sử dụng khí dung salbutamol và không dùng khí dung salbutamol phối hợp trong điều trị VTPQ không có sự khác biệt về số ngày nằm viện điều trị cũng như các thông số như nhịp tim, nhịp thở, độ bão hoà oxy và các triệu chứng lâm sàng khác do vậy không có cơ sở để chỉ định điều trị salbutamol cho tất cả các trẻ viêm tiểu phế quản KẾT LUẬN Salbutamol khí dung không làm thay đổi tình... đáp ứng với thuốc giãn phế quản đường khí dung trong VTPQ ở trẻ em, Amirav I và cs cho rằng do thuốc ngấm vào phổi quá ít, đặc biệt là ở vùng phổi ngoại vi do đặc điểm bệnh lý tại tiểu phế quản của trẻ nhỏ Chẳng hạn như nghiên cứu cho thấy chỉ có 1.5% +/- 0.7% thuốc khí dung vào được phổi phải trong đó chỉ có xấp xỉ 1/3(0,6%) vào được vùng ngoại vi phổi, 7.8% +/- 4.9% thuốc ở đường hô hấp trên và đường... oxygen trước và sau khí dung ở cả 2 thể bệnh nặng, trung bình và nhẹ tại cả 3 thời điểm sau khí dung 15 phút, 30 phút và 60 phút ở cả 3 chỉ số nhịp thở, nhịp tim và độ bão hòa oxygen (bảng 1;2;3) Nghiên cứu của Ling Ho và cộng sự (1991)(5) chọn ngẫu nhiên, mù đôi vào hai nhóm khí dung salbutamol và nước muối sinh lý cho thấy không có sự thay đổi độ bão hoà oxy trước và sau điều trị ở cả hai nhóm Theo... trung tâm, ngẫu nhiên, mù kép có đối chứng về tác dụng của epinephrin phun mù trong điều trị VTPQ cấp ở trẻ em trên 194 trẻ tại 4 bệnh viện các tác giả nhận thấy không có sự khác biệt về nhịp thở, tình trạng suy hô hấp và thời gian nằm viện trong cả 2 nhóm(11,12) Đo chức năng phổi trước và sau xịt thở salbutamol trên 41 trẻ VTPQ từ 2-18 tháng Modl M và cs không thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về chức... nhau (biểu đồ 2;3 và 4) Langley JM và cs nhận thấy khí dung epinephine và salbutamol làm giảm dấu hiệu suy hô hấp ban đầu, nhưng không làm giảm thời gian nằm viện(7) Cengizlive R (1997)(3) nghiên cứu trên 31 bệnh nhi chia làm 3 nhóm khí dung salbutamol, uống salbutamol và không dùng thuốc giãn phế quản cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị và số ngày nằm viện giữa các nhóm Với nghiên cứu... hợp thì không đáp ứng Với phương pháp này có thể tiên đoán được trẻ VTPQ nào thì điều trị được bằng thuốc giãn phế quản( 10) Những đặc điểm về lâm sàng và những phát hiện về sinh lý bệnh cho thấy rõ ràng VTPQ cấp là bệnh của đường hô hấp nhỏ, dẫn tới hẹp đường hô hấp, nguyên nhân chủ yếu do virus Sử dụng các thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh này có thể chỉ đưa lại những lợi ích tạm thời mà không... nhất tỷ lệ ở nhóm I là 90,9% so với 95,7% ở nhóm II và đến ngày thứ 7 thì tỷ lệ tương ứng là 15,5% và 14,8% (Biểu đồ 4) So sánh thời gian nằm điều trị cho thấy nhóm I có thời gian điều trị trung bình là 5,6 ± 1,54 ngày còn nhóm II là 5,6 ± 1,29 ngày Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p=0,80) BÀN LUẬN Nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về nhịp thở, nhịp tim... giãn phế quản không có tác dụng trên nhóm trẻ khò khè lần đầu mà chỉ tác dụng ở nhóm khò khè tái phát, thường xảy ra trên bệnh nhân hen Bằng cách ghi lưu tốc khí hô hấp (pneumotachograph) để phân biệt 2 dạng khò khè là khò khè kiểu xoang (sinusoidal wheeze) và khò khè hỗn hợp (complex wheeze), Sanchez I và cs nhận thấy rằng chỉ có VTPQ có khò khè kiểu xoang thì mới đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản. .. 85,3% trẻ và nhóm II còn 77,3% có RLLN Tương tự như vậy ở ngày thứ hai là 39,2% và 36,4% Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trong suốt quá trình diễn biến của RLLN (Biểu đồ 2) Tỷ lệ % Biểu đồ 3: Diễn biến triệu chứng thở nhanh giữa 2 nhóm Triệu chứng thở nhanh mất chậm hơn RLLN nhưng cũng giống như RLLN, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỷ lệ hết thở nhanh... thay đổi độ bão hoà oxy trước và sau điều trị ở cả hai nhóm Theo dõi diễn biến lâm sàng trong quá trình điều trị cho thấy sau 8-10 giờ thì cả 2 nhóm đều không có bệnh nhân nào cần phải thở oxygen và tỷ lệ các bệnh nhi cần phải thở oxygen theo thời gian giữa hai nhóm tương đương nhau (biểu đồ 1) Co rút lồng ngực, thở nhanh và khò khè là các triệu chứng được cải thiện dần theo thời gian và tỷ lệ các bệnh . SALBUTAMOL KHÍ DUNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của salbutamol khí dung trên các trẻ viêm tiểu phế quản. Phương pháp:. sở để chỉ định điều trị salbutamol cho tất cả các trẻ viêm tiểu phế quản KẾT LUẬN Salbutamol khí dung không làm thay đổi tình trạng bệnh cũng như thời gian nằm viện của các trẻ viêm tiểu phế. thuốc giãn phế quản đường khí dung trong VTPQ ở trẻ em, Amirav I và cs cho rằng do thuốc ngấm vào phổi quá ít, đặc biệt là ở vùng phổi ngoại vi do đặc điểm bệnh lý tại tiểu phế quản của trẻ nhỏ.

Ngày đăng: 01/08/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN