Quá trình hình thành hạ canxi máu pptx

9 336 1
Quá trình hình thành hạ canxi máu pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HẠ CANXI MÁU Ở TRẺ SƠ SINH Bs Võ Thị Khánh Nguyệt  Căn nguyên: a/ Thiếu canxi từ chế độ ăn của người mẹ: nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Tạ Thị Ánh Hoa cho thấy: đo máu mẹ của trẻ có triệu chứng thiếu canxi máu đều dưới ngưỡng bình thường là 5mEq/l. Tỷ lệ đo ion canxi trong máu < 3mEq/l = 9,5% và 3 - 4,5 mEq/l = 90,5%. Như vậy hầu hết là do chế độ ăn không đủ canxi trong máu của các bà mẹ có con bị giảm canxi máu. Cũng trong nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Tạ Thị Ánh Hoa đo lượng canxi trong những đứa trẻ đang bú mẹ cho thấy rằng bình thường 30mg% nhưng hầu hết canxi trong máu mẹ đều giảm chiếm 100% (10 - 20mg% chiếm 75,8%, 20 - 30mg% chiếm 24,2%) (nghiên cứu 148 trường hợp bệnh còi xương sớm). b / Do tập quán đồng thời cũng do thiếu kiến thức, đa số các chị em phụ nữ chưa hiểu biết tác dụng của ánh sáng đối với sức khoẻ cuả bà mẹ lẫn của con nhất là sau khi đẻ và vì vậy bệnh giảm canxi máu ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và cả bệnh còi xương ở trẻ em < 6 tháng tuổi cũng rất cao. Yếu tố nguy cơ hạ canxi máu : (nói chung) + Ở con: Trẻ đẻ non sanh đôi, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ bị ngạt, thiếu oxy máu. Các bệnh lý kém hấp thu canxi: suy tuyến phó giáp, ỉa chảy kéo dài, viêm tụy cấp Trẻ bị thiểu năng tuyến giáp (không có tuyến phó giáp bẩm sinh và trẻ có thể bị đe dọa hạ canxi máu vĩnh viễn). Kiềm máu, tiêm KCl vào tĩnh mạch nhiều Truyền máu (có nhiều citrate). Thiếu canxi và vitamin D trong thức ăn. Suy thận cấp hoặc mãn. Suy dinh dưỡng nặng. Truyền plasma nhiều. Nhiễm trùng huyết, choáng . Giảm magie huyết sơ sinh < 12mg /l . Nhiễm trùng huyết, choáng . Trẻ được ăn bột có nhiều phosphate. + Ở mẹ: Mẹ bị tiểu đường, cường tuyến phó giáp, mẹ ăn thiếu canxi Trẻ có mẹ bị nhiễm độc thai nghén, mẹ bị tiểu đường, mẹ ăn không đủ, tăng chức năng tuyến cận giáp (tăng canxi huyết ở ngượi mẹ đã làm cho tuyến cận giáp cuả bào thai nằm nghỉ), hoặc mẹ bị bệnh lý hạ Canxi Nguyên nhân thiếu Ca máu ở trẻ sơ sinh: + Trong tuần đầu sau sinh trẻ có tình trạng hạ Ca một cách sinh lý: vì sau khi cắt rốn máu từ mẹ sang con giảm và lượng Ca ở con cũng giảm theo. Sau khi đẻ bé đòi hỏi nhu cầu Ca rất cao để cho xương phát triển nhanh bé phải được cung cấp đủ từ nguồn sữa mẹ với nhu cầu mẹ không được kiêng khem, mà những nguyên nhân này lại hay gặp nhất ở Việt Nam phong tục ăn cua, tôm sẽ bị ngứa, phong cùi: + Nội tiết tố PTH: không được tiết ra trong những ngày đầu sau khi sanh (chưa hoạt động) bé bị hạ canxi vì không được huy động canxi từ xương. + PTH của mẹ không qua được để giúp con, trẻ đẻ non và thiếu cân càng bị nặng hơn vì trẻ bú rất ít, cho nên tránh hạ canxi trong máu sau khi đẻ bé phải được cung cấp ngay sữa non của mẹ, phải cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Trong sữa mẹ lượng Ca và P rất thích hợp cho con (uống sữa bò hay nước cháo sẽ có nhiều phosphate). Nhưng nếu chỉ bú sữa mẹ mà không ra ánh sáng thì sự hấp thụ Ca sẽ giàm vi không có vitamin D, thường sau 1 tuần lượng vitamin D trong sữa mẹ không đủ cho bé. So sánh trong 100ml sữa mẹ và sữa bò tươi thấy: Lượng hòa tan trong mỡ Lượng hòa tan trong nước Sữa mẹ 0,1 µg% 0,8 µg% Sữa bò tươi 0,03 µg% 0,15 µg% 4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 4.1 Triệu chứng lâm sàng: Nặng: Tetanie + Co giật: cơ bị co thắt, khó thở (thanh quản) toàn thân cứng như gỗ, 2 chi trên co, 2 chi dưới duỗi thẳng uốn cong. Bé tím tái ngừng thở, tử vong do gối loạn nhịp tim, nhịp thở (tự nhiên tăng từng cơn co giật, hoặc mỗi khi chạm vào bé). + Co giật và run cơ: - Nhẹ ở chi hoặc cằm kéo dài vài giây hoặc hơn, run càm, các đầu chi. - Trẻ đẻ non không có cơn giật rõ ràng mà chỉ ngừng thở tím tái từng cơn. Nhẹ: khi kích thích bé gồng (Spasmophilie) + Khi ngủ: bé dễ bị tăng kích thích thần kinh cơ ngủ hay giật mình, khóc thét, cơn khóc rất đặc biệt: bé cứng toàn thân, tăng trương lực cơ chi trên co, chi dưới duỗi thẳng đầu ngó sau. Thanh quản co thắt: bé đỏ, tím ngừng thở trong cơn khóc (cơn khóc kéo dài) càng khóc khi cho bú và càng dỗ càng ru, càng khóc nhiều → bé được ôm chặt, giữ yên trong giây lát là bé hết. Bé khóc đêm nhiều trong khi đó các bà mẹ cho là bé khóc 3 tháng 10 ngày. + Khi thở: chỉ một luồng không khí hít vào gây co thắt (khó thở thì hít vào) khó thở nhanh, co kéo lồng ngực (khó thở thanh quản). Khó thở có khi tiếng rít khàn tiếng hoặc mất tiếng. Khó thở xuất hiện sau vài 3 ngày, càng tăng (nhập viện (lúc đầu mẹ không cho nhập viện vì bé vẫn chơi và chịu đựng được). + Khi bú: các cơ đường tiêu hóa bị kích thích, khi bú vào ít phút dạ dày bị co bóp nhiều → ọc sữa (gia đình cho là bé bú không tiêu). Cơ hoành kích thích nứt cục. Các quai ruột co bóp kích thích → són phân ra ngoài, hoặc nghe tiếng sôi ruột do nhu động gia tăng “ đi tước”. Bàng quang kích thích són nước tiểu trẻ rất sợ mặc dù đói. + Cơ tim và hô hấp: rối loạn nhịp thở, nhịp tim. - Nhịp thở đôi lúc dồn dập nhanh: 40 - 60 lần/phút → 80 - 100 lần/phút. - Nhịp tim: rối loạn nhịp tim giống như nhịp thở, tim nhanh 160 lần/ phút → 200 lần/ phút. Chậm lại → nhanh → chậm lại. Dễ chuẩn đoán lầm với suy tim thường xảy ra lúc bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi (chuẩn đoán lầm suy tim do thiếu B1 cấp) + Bé thường tăng áp lực sọ não (thóp luôn phồng hoặc từng lúc phồng căng. Chẩn đoán dễ lầm với hội chứng não màng não vì lúc đầu không có rối loạn tri giác nhưng về sau có rối loạn tri giác. Các triệu chứng trên đây có thể phối hợp đầy đủ hoặc xuất hiện riêng lẽ. Một số các triệu chứng ít đặc hiệu: - Phù do tăng tính thấm thành mạch và có thể kèm theo xuất huyết. - Thóp căng phồng. - Phản ứng: sốt cao, co giật 4.2 Cận lâm sàng: Điện cơ đồ thường không thay đổi ở trẻ sơ sinh mặc dù Ca máu giảm nặng, điện não đồ cũng không đặc hiệu. Điện tâm đồ, ngược lại, rất có giá trị chuẩn đoán ST dài, sóng T nhọn, rộng, nhịp tim nhanh, thường làm cho ta khó đo ST. Nhưng chủ yếu chuẩn đoán dựa vào Ca máu. Mặc dù mức bình thường của Ca máu ở trẻ sơ sinh khó xác định, mọi con số < 4 mEq/l hoặc nhỏ hơn 80mg/l, đều là bệnh lý, ngay từ 80 - 85 mg/l cũng không bình thường. Đôi khi hạ Ca máu có kèm theo hạ Mg máu. Song song với Ca máu giảm, lượng phosphate máu tăng, nhưng không thường xuyên, tùy theo nguyên nhân. Theo Dold, thì 30% trường hợp có phosphate máu tăng trên 80 mg/l. Xét nghiệm lượng Ca trong sữa mẹ giảm, mẹ có các triệu chứng như tê buốt đầu chi, vọp bẻ, răng bị hư, nhức xương. 5. Chẩn đoán: (các biện pháp giúp chuẩn đoán) - Chvostek: gõ vào cơ má (giữa mép và dái tai) gây run cơ môi cùng bên. - Trousseau: bóp ở dưới cổ tay → bàn tay đỡ đẻ (ít có giá trị ở trẻ sơ sinh). - Luzt: vuốt xương chày: ngón cái cụp lên; các ngón khác duỗi, run nhẹ bàn chân. - Spasme du Sanglot: búng nhẹ vào lòng bàn chân bé giật mình, khóc thét khóc tím ngừng thở thường gặp ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng. 6. Diễn tiến và tiêu lượng: 6.1 Diễn tiến: Còi xương sớm: ngay trong sơ sinh hoặc ngay trong cả bào thai. - Không được nuôi đầy đủ ngay sau khi đẻ: hộp sọ còn màng dưới rìa xương, nhiều khe hở do các màng xương không vôi hóa đầy đủ; các khe của màng xương hở - khe hở nối giữa thóp trước và thóp sau hở 1 - 2 cm. Thóp trước rộng hơn so với bình thường 4 - 5 cm. Sờ xương chẩm và thái dương ngay trong xương khoét (ping- pong) nhuyễn sọ trên nền xương thiếu chất vôi ấn mềm, dấu hiệu nhuyễn sọ (craniotebes). - Biến dạng xương: + Hộp sọ: bẹp phía sau do tư thế nằm ngữa (đầu bẹp cá trê, hoặc bẹp một bên nếu nằm nghiêng). + Não phát triển nhanh nên đẩy các chỗ mềm của hộp sọ thành bướu: 2 bướu trán (trán dồ), 2 bươú đỉnh (hộp sọ hình vuông) thấy rõ ở trẻ sau 2 - 3 tháng. + Xương hàm trên cũng bị biến dạng do động tác bú: nhô ra phía trước (răng hô). + Biến dạng lồng ngực: sau 15 ngày lồng ngực ở nơi bám cơ hoành (dưới vú 2 bên) tạo thành rãnh Harrison xương ức nhô ra phía trước (ngực ức gà). + Cột sống gù ở phía thắt lưng, mặc dù trẻ chưa biết ngồi (tháng thứ 2) càng nhiều nếu trẻ nằm võng. + Xương cẳng tay, cẳng chân cong vào trong mặc dù chưa biết đứng. + Sụn thanh quản và sụn khí quản quá mềm gây thở có tiếng rít và suy hô hấp dễ dàng.  Những tổn thương trên đây trở thành vĩnh niễn nếu không được điều trị kịp thời: đầu bẹp, răng hô, ngực lép, biến dạng nhiều xương. X Quang: - Loãng xương là chính do thiếu chất vôi. - Khoét xương hình đáy chén ở đầu xương dài chưa thấy rõ nhưng thấy 2 bên mép nhọn. - Chuỗi hạt sườn, nút chai. - Khăn Rôđê ở phổi 6.2 Tiên lượng - Nhẹ: Điều trị khỏi ít tốn kém, không di chứng. - Nặng: Có thể tử vong Có di chứng Ảnh hưởng của trẻ đối với xã hội . thiếu canxi máu đều dưới ngưỡng bình thường là 5mEq/l. Tỷ lệ đo ion canxi trong máu < 3mEq/l = 9,5% và 3 - 4,5 mEq/l = 90,5%. Như vậy hầu hết là do chế độ ăn không đủ canxi trong máu của. phó giáp bẩm sinh và trẻ có thể bị đe dọa hạ canxi máu vĩnh viễn). Kiềm máu, tiêm KCl vào tĩnh mạch nhiều Truyền máu (có nhiều citrate). Thiếu canxi và vitamin D trong thức ăn. Suy thận. bé bị hạ canxi vì không được huy động canxi từ xương. + PTH của mẹ không qua được để giúp con, trẻ đẻ non và thiếu cân càng bị nặng hơn vì trẻ bú rất ít, cho nên tránh hạ canxi trong máu sau

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan