Ngày Tết, đừng để trẻ phải nhập viện Đi thăm họ hàng, tiệc tùng bận rộn… khiến mọi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn, giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi…của cả gia đình đều bị đảo lộn. Không chỉ người lớn cảm thấy mệt với những thay đổi đó, mà với trẻ em, cũng khó đáp ứng được nên dễ sinh bệnh. BS Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ BV Nhi TƯ cảnh báo, ngày Tết vốn là dịp nghỉ ngơi, vui chơi đặc biệt nhưng số trẻ phải đến viện không có xu hướng giảm. Ngoài những bệnh thông thường vẫn gặp hằng ngày, trong dịp lễ tết, trẻ nhập viện nhiều vị bị ngộ độc thức ăn, cảm lạnh và bị các tai nạn thương tích. Vào viện vì ăn quá nhiều bánh kẹo “Nhiều cháu vào viện trong tình trạng bụng trướng lên, đau dữ dội. Hỏi ra mới biết sẵn đĩa bánh kẹo, hoa quả để tiếp khách trên bàn, nhiều bé cứ thế lấy ăn thoải mái. Chỉ ăn kẹo ngọt nhiều kể cả khi đói nên rất nhiều trẻ bị đầy bụng, thậm chí có bé bị đau quằn quại do bị giun. Không những thế, việc ăn quá nhiều kẹo có thể làm tăng đường huyết bất thường dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước. Tình trạng này không chỉ khiến bé mệt mỏi mà đây là căn nguyên gây nên những hiện tượng bệnh lý sau này. Mặt khác, khi đã ăn kẹo nhiều thì trẻ thường lại không ăn cơm, do vậy, lượng đường thì tăng nhưng trẻ lại bị thiếu hụt các chất khác. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị tai nạn trong ăn uống bởi người lớn dùng dụng cụ sắc nhọn trong chế biến thức ăn, có thể chỉ là một đầu tăm nhỏ được cài để giữ bông hoa trang trí trên đĩa bánh…Khi nuốt phải những vật sắc nhọn này, trẻ có thể hóc, nguy hiểm hơn, những vật nhọn chui xuống ruột có thể đâm thủng ruột, dạ dày. Trái ngược với tình trạng nhiều trẻ phải vào viện vì ăn quá no, ăn vô tội vạ bánh kẹo thì cũng nhiều trẻ khi gia đình bế tới bệnh viện trong tình trạng khóc ngằn ngặt do đói. Vì ngày Tết đông người, ăn uống không đúng giờ, người này nghĩ người kia đã cho trẻ ăn rồi, nhưng thực tế là trẻ bị bỏ đói. Không chỉ khiến bé quấy khóc mà việc bỏ đói này có thể gây hậu quả làm cho trẻ bị hạ đường huyết. Ngoài ra, trong những ngày Tết, việc ăn những thực phẩm tích trữ lâu ngày, ăn cùng một lúc những món ăn kỵ nhau… cũng khiến bụng dạ còn non nớt của trẻ không thích nghi gây đi ngoài. Với tiêu chảy do nguyên nhân này, cha mẹ không cần vội cho trẻ uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn bị phân hủy hết là bệnh sẽ khỏi. Còn nếu ăn phải thức ăn nhiễm bẩn gây ngộ độc, với các biểu hiện đau bụng quằn quại, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau đầu, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục… phải nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc. Ngay lập tức, phải tìm cách nôn hết số thực phẩm đã ăn ra. Đặc biệt, với trẻ bị ngộ phải sơ cứu bằng gây nôn, nhưng lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh sây sát họng, để đầu hơi nghiêng, thấp và luôn phải có dụng cụ để lau chùi. Khi nôn, trẻ hay bị sặc lên mũi, người lớn phải dùng mồm hút mũi trẻ thật nhanh nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở, dẫn đến tử vong. Do bị đi ngoài liên tục nên cơ thể bị mất nước, cần bổ sung orezol để bù lại lượng nước đã mất và nên nhớ tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy. Dễ cảm lạnh khi đi chơi xuân “Thời tiết rét đậm, đi chơi Tết, thăm thú họ hàng, làng xóm khiến không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng rất dễ bị nhiễm lạnh. Triệu chứng điển hình nhất là hắt hơi, sổ mũi, họng bị sưng và cũng có thể bị ho, sốt nhẹ, người cảm thấy đau nhức… Bình thường, chỉ sau khoảng 3 ngày là bệnh tự khỏi, thế nhưng nếu bệnh không đỡ sẽ nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang Vì thế, khi đi chơi Tết, cần chú ý giữ ấm, nhất là trẻ em phải giữ ấm cổ, ngực và chân tay, che khẩu trang, khăn choàng cho bé khi đi đường. Không nên đi chơi khi trời còn sớm, nhiều sương và cũng đừng để sương đêm đã xuống mới đưa trẻ về nhà. Ở thời điểm này, thời tiết rất lạnh, buốt và độc, sức đề kháng còn non yếu của trẻ sẽ khó chống đỡ, dễ sinh bệnh. Nếu không may bị cảm lạnh, bạn nên dùng nước gừng nóng pha đường, bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để nâng cao sức khỏe. Nếu mình mẩy đau nhức và sốt thì nên dùng thêm các thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường. Và nhớ không dùng chung đồ cá nhân với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi (để tránh lây bệnh cho người khác), thường xuyên rửa sạch tay… Cẩn nhận với điện, nước nóng Bác sĩ Lộc cảnh báo, ngày Tết, trẻ rất dễ bị tai nạn thương tích, đôi khi chỉ vì môt phút sơ sẩy, lơ là của người lớn. Tai nạn thường gặp nhất là trẻ bị bỏng điện, bỏng nước. Những vật dụng trang trí nhà cửa ngày tết như đèn nhấp nháy luôn rất hấp dẫn trẻ. Vì thích, tò mò nên trẻ luôn tìm các với, nghịch chúng, nếu chẳng may dây điện hở sẽ bị giật ngay. Phích nước, ấm trà nóng trên bàn tiếp khách cũng luôn là mối nguy hiểm với trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu động, tò mò, luôn muốn với, khám phá mọi thứ. Nhất là với những trẻ đã chập chững biết đi, biết chạy nhảy thì đây lại càng là mối nguy cho trẻ. Vì thế, hãy luôn để mắt đến trẻ. Khi nhà có khách phải tiếp trà nóng, đừng cho trẻ chạy, chơi đùa quanh bàn uống nước. Hãy luôn nhớ quan tâm, để mắt đến trẻ trong mọi tình huống để bé không phải đến "thăm" bệnh viện ngay trong những ngày đầu năm mới. . Ngày Tết, đừng để trẻ phải nhập viện Đi thăm họ hàng, tiệc tùng bận rộn… khiến mọi thói quen sinh hoạt, chế độ. luôn để mắt đến trẻ. Khi nhà có khách phải tiếp trà nóng, đừng cho trẻ chạy, chơi đùa quanh bàn uống nước. Hãy luôn nhớ quan tâm, để mắt đến trẻ trong mọi tình huống để bé không phải đến "thăm". thường vẫn gặp hằng ngày, trong dịp lễ tết, trẻ nhập viện nhiều vị bị ngộ độc thức ăn, cảm lạnh và bị các tai nạn thương tích. Vào viện vì ăn quá nhiều bánh kẹo “Nhiều cháu vào viện trong tình