1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án: Thiết lập hệ thống điều chỉnh cụm thiết bị cô đặc một nồi liên tục 2

29 860 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Đồ án: Thiết lập hệ thống điều chỉnh cụm thiết bị cô đặc một nồi liên tục 2

Trang 1

PHẦN I:

GIỚI THIỆU

Trang 2

I.1/ Đặt vấn đề:

Đồ án quá trình thiết bị đã làm trước đây là thiết kế hệ thống cô đặc dungdịch xút một nồi liên tục năng suất 4 tấn/h Nhưng trong thực tế khi vận hành,các quá trình diễn ra không ổn định do các yếu tố nhiễu như nhiệt độ dòng nhậpliệu, nồng độ dòng nhập liệu, nhiệt độ của môi trường, hệ số truyền nhiệt K ,…,giá trị thông số công nghệ thực sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tính toán trongmột khoảng nhỏ nào đó nhưng lại có ảnh hưởng lớn quá trình cô đặc Cụ thể ápsuất trong nồi cô đặc nếu không đạt 0.3 atm chỉ sai số khoảng 10% thì nhiệt độsẽ không đạt dẫn đến dung dịch vào nồi không sôi, ta phải tốn thêm nhiệt lượngđể cung cấp cho nồi đồng thời các thông số hóa lý của dung dịch, hơi đều thayđổi thì kết quả tính toán sẽ không chính xác Điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng sản phẩm , làm phá vỡ cân bằng vật chất, năng lượng Hoặc nồng độdòng nhập liệu nếu không đạt 10 %kl như yêu cầu thì khi vào nồi cô đặc ta lạiphải tốn năng lượng để dung dịch tiếp tục sôi đạt nồng độ mong muốn Nếukhông có sự kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh mà quá trình lại xảy ra liên tục thìviệc cần tăng năng lượng cung cấp, thời gian lưu của dung dịch, cũng như nhữngthay đổi cần thiết để đáp ứng lại các yếu tố nhiễu trên thì quá trình sẽ khôngdiễn ra như mong muốn, chất lượng sản phẩm không ổn định ảnh hưởng trựctiếp đến các khâu sau của quá trình sản xuất

Xuất phát từ mục tiêu đó, đồ án chuyên ngành đặt ra là phải đi sâu vàothông số công nghệ , tìm hiểu làm sao có thể ổn định được các thông số, điềuchỉnh được chúng Và trong thực tế tại các xí nghiệp hóa chất và thực phẩmViệt Nam vấn đề này lại rất bức thiết, đa phần các thiết bị máy móc được nhậptừ nước ngoài có lắp các thiết bị điều chỉnh tự động, do đó đòi hỏi người kỹ sưhóa chất phải có kiến thức không những về quá trình thiết bị mà còn phải hiểubiết về tự động

Do đây là một lĩnh vực còn mới, và thời gian tìm hiểu có giới hạn cho nênmục đích tự động hóa toàn bộ hệ thống là không đạt được, em chỉ có thể tìmhiểu các thông số công nghệ, lựa chọn các kênh điều chỉnh để ổn định thông sốcông nghệ và kết quả đạt được chỉ xét về chất còn giá trị về lượng sẽ được tínhtoán kỹ trong đề tài tốt nghiệp sắp tới của em

I.2/ Mục đích đồ án:

Nghiên cứu khảo sát các thông số công nghệ của quá trình cô đặc Thiếtkế hệ thống điều khiển các đại lượng này

I.3/ Đối tượng:

Thiết bị cô đặc xút: một nồi liên tục, làm việc trong điều kiện chânkhông, năng suất 4 tấn / giờ

Trang 3

I.4/ Nội dung:

 Xác định nhiệm vụ điều khiển

 Chọn lựa những đại lượng điều khiển, kiểm tra

 Xác định những tác động điều chỉnh

 Chọn lựa kênh điều chỉnh

 Chọn lựa công cụ điều khiển và kiểm tra

 Các bản vẽ yêu cầu:

 Quy trình khảo sát và chọn lựa kênh điều chỉnh

 Sơ đồ điều khiển quá trình

Trang 4

PHẦN II:

SƠ LƯỢC VỀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

Trang 5

II.1/ Giới thiệu về cô đặc:

Trong lĩnh vực hoá chất và thực phẩm có nhiều phương pháp làm tăngnồng độ của một dung dịch như cô đặc, kết tinh, chưng cất, trích ly, … Dựa vàođặc tính hóa lý của từng loại dung dịch mà chúng ta lựa chọn phương pháp thíchhợp, và đối với dung dịch xút người ta thường áp dụng phương pháp cô đặc Côđặc là quá trình làm tăng nồng độ chất rắn hòa tan trong dung dịch bằng cáchtách bớt một phần dung môi qua dạng hơi, quá trình tiến hành ở trạng thái sôi.Có nhiều phương pháp cũng như loại thiết bị cô đặc , ở đây dung dịch xút nồngđộ nhỏ hơn 40% khối lượng có độ nhớt nhỏ(không quá 8.10-3 Ns/m2) và khôngkết tinh nên ta dùng nồi cô đặc loại thẳng đứng, tuần hoàn tự nhiên, buồng đốttrong, cô đặc ở áp suất chân không

II.2/ Nguyên tắc hoạt động của hệ thống:

Dung dịch xút (10%kl,30oC, 1atm) từ bồn chứa được bơm lên bồn caovị( mặt thoáng cách mặt đất 3 m) Từ đây dung dịch sẽ tự chảy qua thiết bị gianhiệt để đạt đến nhiệt độ sôi 75oC ở 0.3 atm, lưu chất cấp nhiệt là hơi nước bãohòa ở 3 atm Dung dịch vào trong thiết bị(vận tốc khoảng 0.0036m3/s) được tiếptục cấp nhiệt gián tiếp nhờ vào hơi nước bão hòa như trên để tiếp tục sôi, dungdịch sôi tuần hoàn đối lưu tự nhiên trong ống truyền nhiệt và ống tuần hoàntrung tâm tạo hỗn hợp lỏng hơi Nhờ khoảng không gian hơi trong buồng bốchỗn hợp được tách ra hai dòng lưu chất Dòng lỏng tiếp tục sôi cho đến khi đạt(nồng độ 35%kl, 101oC ở 0.344atm )sẽ được tháo ra ngoài nhờ bơm ly tâm vớivận tốc khoảng 0.8 l/s Còn dòng hơi thứ( ở 0.3 atm, 68.7oC, 15m3/s)trong buồngbốc được dẫn đến thiết bị ngưng tụ baromet Tại thiết bị này, hơi thứ đượcngưng tụ thành nước theo ống baromet xả xuống bể cùng với dòng nước làmmát Phần khí không ngưng và hơi nước chưa ngưng tụ được đưa qua bộ phậnthu hồi bọt Tại đây bơm chân không sẽ hút khí không ngưng ra ngoài, còn phầnlỏng được dẫn về ống baromet

II.3/ Các giả thiết khi tính cân bằng vật chất và năng lượng:

 Hệ thống đang xét đã ổn định

 Dung dịch vào nồi có nhiệt độ bằng nhiệt độ sôi trong nồi khi cô đặc

 Nước ngưng ra khỏi thiết bị có nhiệt độ bằng nhiệt độ bằng nhiệt độ hơi bão hòa ở áp suất tương ứng

 Sự truyền nhiệt là ổn định theo thời gian

 Trong đồ án sử dụng thuyết bền và các điều kiện ổn định để tính toán cơ khí cho thiết bị, sử dụng phương trình becnuli để tính, lựa chọn các thiết bị phụ

Trang 6

II.4/ Bảng tổng kết các thông số công nghệ:

KẾT QUẢ TÍNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ

Đơn vị

Thôn

g số

Giá trị

Thông số

Giá trị

Thôn

g số

Giá trị

Dung dịch

Lưulượng

0Nồng

Không khí

Lưưlượng

Aùpsuất

Lưu

7872 7Aùp

7Nhiệt

độ

9

Trang 7

KÍCH THƯỚC THIẾT BỊ PHỤ

Chiều dày tấm ngăn

2 Bồn cao vị

3

Máy bơm Cột áp

H(m)

Công suất N(kw)

Ống dẫn Vận tốc

Trang 8

PHẦN III:

KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG CÔNG NGHỆ

Trang 9

III.1/ Xác định nhiệm vụ điều khiển:

Mục tiêu điều khiển quá trình cô đặc là sản phẩm thu được phải đạt nồng

đo, năng suất theo yêu cầu đồng thời phải đảm bảo được cân bằng vật chất vànhiệt lượng

Để đạt được mục tiêu trên ta phải khảo sát toàn bộ hệ thống cô đặc, xácđịnh các thông số cần kiểm tra và điều chỉnh, xác định các yếu tố nhiễu cũngnhư lựa chọn các kênh điều chỉnh, lựa chọn các thiết bị điều khiển và kiểm tra

III.2/ Chọn lựa các thông số điều khiển:

Chất lượng sản phẩm trong công nghiệp hóa học và thực phẩm phụ thuộcvào các đại lượng phản ánh diễn biến bình thường ổn định của quá trình Do đókhi thiết kế hệ thống điều chỉnh đầu tiên ta phải xác định những đại lượng cầnkiểm tra và điều chỉnh, làm rõ những điểm đưa vào tác động điều khiển vàkênh đi qua chúng theo đối tượng

Đại lượng kiểm tra được chọn sao cho số lượng của chúng nhỏ nhất nhưngphải đảm bảo phản ánh đầy đủ diễn biến quá trình công nghệ

Trên cơ sở đó ta cần xét :

III.2.1/ Các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của quá trình cô đặc:

Trong cuộc sống mọi quá trình hóa lý xảy ra đều không ổn định, đềuphải chịu tác động của môi trường xung quanh, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởngđến một quá trình, cụ thể quá trình cô đặc xảy ra trong nồi với điều kiện chânkhông sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố ( ta gọi là các yếu tố nhiễu) và chúngđược chia ra làm hai loại:

Cho phép ổn định :

 Lưu lượng , nồng độ , nhiệt độ dòng nhập liệu:Gđ, xđ, tđ

 Aùp suất của hơi đốt :Pđ.Đây là các yếu tố ta có thể kiểm soát được chúng, có thể ổn định đượcchúng

Đối với dòng nhập liệu các thông số cơ bản lưu lượng, nồng độ,nhiệt độ sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng dòng thành phẩm, cũng như ảnh hưởngđến diễn biến của quá trình cô đặc

Xét lưu lượng dòng nhập liệu:

Nếu lưu lượng đúng như đã tính là 14 tấn/giờ và các yếu tố khác đều ổnđịnh thì quá trình cô đặc xảy ra đúng như ta dự đoán, chất lượng dòng thànhphẩm được bảo đảm nhưng nếu:

Nhỏ hơn 14 tấn/giờ (trong khoảng cho phép ): quá trình cô đặc xảy ranhanh, có thể không đủ xút cho quá trình cấp nhiệt của hơi đốt , điều này có thểảnh hưởng sự sôi trong nồi, hơi bốc lên nhiều, ảnh hưởng đến độ chân không,ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Trong trường hợp xấu nhất tức là khi lưulượng quá ít có thể gây cháy ống truyền nhiệt, cháy sản phẩm, kết quả là quátrình cô đặc sẽ không diễn ra như mong muốn

Trang 10

Lớn hơn 14 tấn/giờ (trong khoảng cho phép ) : lúc này lượng nhiệt do hơiđốt cung cấp sẽ không đủ để làm bay hơi dung môi, nồng độ dòng thành phẩmkhông đạt Trường hợp xấu nhất là khi lưu lượng quá lớn sẽ gây ngập nồi, giảmkhoảng không gian bốc hơi, ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi, quá trình cô đặckhông diễn ra được.

Xét nồng độ dòng nhập liệu:

Nồng độ dòng nhập liệu ban đầu là 10 %kl khi tính toán ta đã cho là nồngđộ này ổn định do đó khi vào trong nồi sự sôi sẽ xảy ra nhưng nếu:

Nồng độ nhỏ hơn 10% kl: sự sôi vẫn diễn ra (trong khoảng cho phép),nếu quá nhỏ thì thời gian lưu của dòng thành phẩm sẽ không đủ để đạt nồng độtheo yêu cầu (nhỏ hơn) vì đây là quá tình cô đặc liên tục

Nồng độ lớn hơn 10%kl: dòng nhập liệu vào nồi không sôi được, phải tốnthêm một lượng nhiệt để nâng nhiệt độ dòng lên khi đó quá trình cô đặc mớidiễn ra Điều này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dòng thành phẩmnhưng sẽ gây tôn thất nhiệt của hơi đốt

Xét đến nhiệt độ dòng nhập liệu:

Quá trình cô đặc chủ yếu là dựa vào đặc tính sôi của dung dịch hay là dựavào đặc tính nhiệt độ Do đó yếu tố nhiệt độ là có ảnh hưởng nhiều đến quátrình cô đặc Theo tính toán nhiệt độ dòng nhập liệu khi vào tháp là 75oC thì sựsôi sẽ xảy ra Mặc dù đã có gia nhiệt ban đầu cho dòng nhập liệu, nhưng thiết

bị gia nhiệt cũng là một đối tượng công nghệ, cũng bị ảnh hưởng các yếu tố bênngoài, cụ thể ở đây là nhiệt độ dòng nhập liệu tại bồn chứa Do không xét đếnthiết bị gia nhiệt cho nên ta xem như chỉ xét nhiệt độ dòng nhập liệu sao khi rakhỏi thiết bị gia nhiệt:

Nếu thấp hơn 75oC: Xút sẽ không sôi khi vào nồi, ta lại phải tốn nhiệtcủa hơi đốt, lại phải tăng thời gian lưu, ảnh hưởng đến chất lượng dòng thànhphẩm (nồng độ thấp hơn)

Nều nhiệt độ cao hơn: nếu cao hơn trong khoảng cho phép thì không ảnhhưởng nhiều đến quá trình cô đặc Sự thất trong thực tế không có trường hợpnhiệt độ quá cao vì bồn chứa xút đã làm giảm nhiệt độ dòng nhập liệu từ khâukhác chuyển đến và thiết bị gia nhiệt cũng không thể nâng nhiệt lên quá cao

Đối với hơi đốt vì sử dụng hơi nước bảo hòa để cấp nhiệt cho nênthông số áp suất là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả truyền nhiệt , lưulượng hơi đốt cũng có ảnh hưởng nhưng không nhiều

Xét áp suất :

Nếu áp suất thấp tức nhiệt độ hơi đốt thấp sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệusuất truyền nhiệt, không đủ nhiệt lượng để cung cấp cho dung dịch sôi, nồng độdung dịch không đạt, cho dù ta có tăng lưu lượng hơi đốt lên cũng không thểđáp ứng đủ cho quá trình truyền nhiệt vì động lực của qua 1trình truyền nhiệt là

do chênh lệch nhiệt độ của hai dòng “nóng” và “lạnh”

Trang 11

Nếu áp suất cao: nếu cao ở mức cho phép thì không ảnh hưởng nhiềunhưng nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến thiết bị, do tạo áp lực cao bề dày buồngđốt sẽ không đáp ứng được tính bền từ đó dẫn đến hư hỏng thiết bị, nghiêmtrọng có thể gây nổ Do đó khi sử dụng hơi đốt người ta thường phải kiểm tra áplực để tránh gây tai nạn chết người.

Xét lưu lượng hơi đốt:

Yếu tố này không ảnh hưởng nhiều Nếu lưu lượng thấp sẽ không đủ hơicấp nhiệt cho dung dịch, nhưng thường khi tính toán ta đã dự trù phần này (bềmặt truyền nhiệt luôn dư 10 – 15 %) Nếu lưu lượng cao thì không ảnh hưởngnhiều nhưng như vậy sẽ gây tổn thất nhiệt, cũng có thể làm tăng áp lực chobuồng đốt

Không thể ổn định:

Các thông số này ta không thể kiểm soát được, khi tính toán ta chỉ dựatheo kinh nghiệm, các công thức thực nghiệm để tính toán do đó không thểchính xác được, không thể tránh khỏi sai số lớn.Ta có thể xét đến hai thông sốcó ảnh hưởng nhiều đến quá trình cô đặc:

Nhiệt tổn thất: Qtt

Hệ số truyền nhiệt: K

Xét thông số nhiệt tổn thất Q t :

Khi tính ta cho nhiệt tổn thất ra môi trường là 5 % lượng nhiệt do hơi đốtcung cấp tuy nhiên đây chỉ là con số thực nghiệm không thể tính được do đó đểkiểm soát nó là rất khó và chúng ta không thể điều chỉnh được, chỉ có thể giảmđến mức thấp nhất (cách nhiệt)

Xét hệ số truyền nhiệt K:

Khi tính toán ta dựa theo công thức thực nghiệm , các thông số rcáu lại làtừ thực nghiệm do đó không thể chính xác được Theo thời gian lớp cáu tănglên sẽ ảnh hưởng đến hệ số K và sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt củahơi đốt , ảnh hưởng đến chất lượng dòng thành phẩm Thông số này ta khôngthể kiểm soát, điều chỉnh được

III.2.2/ Đại lượng cần điều chỉnh:

Có nhiều đại lượng đặc trưng cho mục đích điều khiển, ta không thểnào đáp ứng hết các đại lượng đó cho nên phải tìm các thông số, đại lượng nàocủa quá trình cô đặc có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mục đíchđiều khiển, và tìm cách điều chỉnh chúng Ta gọi các đại lượng này là đại lượngcần điều chỉnh.Và để đạt mục tiêu điều khiển của quá trình cô đặc ta có thểxét các đại lượng sau:

 Nồng độ sản phẩm:xc

 Aùp suất trong nồi: Pc

 Mức dung dịch trong nồi: L

 Nhiệt độ dòng nhập liệu vào nồi cô đặc: tđ

Xét nồng độ sản phẩm :

Trang 12

Nồng độ sản phẩm chính là nồng độ mà ta muốn dung dịch phải đạt sauquá trình cô đặc , và ta cũng mong muốn nồng độ này ổn định trong suốt quátrình, nếu có sự xáo trộn nồng độ này thì chất lượng xút sẽ không đạt yêu cầucho các công đoạn sau.

Xét áp suất trong nồi :

Quá trình cô đặc tiến hành trong điều kiện chân không mục đích là đểgiảm nhiệt độ bốc hơi tránh ảnh hưởng chất lượng sản phẩm Do dung dịch xútkhông chịu ảnh hưởng nhiều từ thông số nhiệt độ cho nên mục đích này làkhông quan trọng mà chủ yếu là để giảm được kích thước thiết bị Dù có tiếnhành trong điều kiện nào thì áp suất trong nồi cũng phải được ổn định vì nó cóảnh hưởng đến nhiệt độ bốc hơi, ảnh hưởng đến khả năng tách dung môi củadung dịch

Nếu áp suất quá thấp ( chân không cao ) thì quá trình bốc hơi diễn ra dễdàng hơn nhưng nó có ảnh hưởng đến tính bền của thiết bị và ảnh hưởng đếnkhả năng ngưng tụ của thiết bị Baromet lúc ấy kéo theo độ chân không trongthiết bị sẽ không ổn định

Nếu áp suất quá cao ( chân không thấp ) thì khả năng bốc hơi của dungmôi sẽ giảm ảnh hưởng đến nồng độ sản phẩm và cũng ảnh hưởng đến tính bềncủa thiết bị

Do đó ta phải ổn định thông số này vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình tách dung môi

Xét mức dung dịch trong nồi:

Thông số này cũng quan trọng vì nếu mức dung dịch quá thấp sự sôi diễn

ra tại vị trí thấp, không sử dụng hết diện tích bề mặt truyền nhiệt, cũng có thểgây cháy ống truyền nhiệt Còn nếu mức dung dịch quá cao cũng không được vìsẽ làm giảm khoảng không gian bốc hơi, gây ngập nồi trào bọt, gây tắt ngẽnđường ống hơi của thiết bị Baromet Lúc đó sẽ ảnh hưởng đến áp suất trong nồicó thể quá trình cô đặc không xảy ra được

Xét nhiệt độ dòng nhập liệu:

Như đã phân tích ở trên, nhiệt độ các dòng đều có ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình cô đặc do đó nhiệt độ dòng nhập liệu phải được kiểm soát

III.2.3/ Các thông số cần kiểm tra:

 Aùp suất trong nồi: Pc

 Lưu lượng nhiệt độ dòng nhập liệu: Gđ, tđ

 Mức chất lỏng trong bồn chứa: L

Aùp suất trong nồi như đã phân tích là thông số rất quan trọng và nó luônbiến đổi trong một khoảng hẹp do đó ta có thể theo dõi kiểm tra nó, hiển thịthông số tại chỗ hay trong bàn điều khiển

Lưu lượng, nhiệt độ dòng nhập liệu: cũng như áp suất trong nồi, đây làcác thông số ta có theo dõi hiển thị ra

Trang 13

Mức chất lỏng trong bồn: ta phải theo dõi thường xuyên, có thể vì một lý

do nào đó áp suất trong bồn vẫn ổn định nhưng mức chất lỏng lại thay đổi cóthể quá cao hoặc quá thấp, nếu ta không hiển thị thì có thể dẫn đến tình trạng

hư hỏng thiết bị như đã phân tích ở trên

Trang 14

III.2.4/Các tác động điều chỉnh:

Ta đã xác định được các đại lượng cần kiểm tra và điều chỉnh, vấn đề đặt

ra là phải kiểm tra và điều chỉnh như thế nào, đại lượng nào ta cần tác động đếnđể điều chỉnh và kiểm tra Quá trình cô đặc có rất nhiều thông số, đại lượng , taphải chọn lựa đại lượng nào có ảnh hưởng lớn nhất đến các đại lượng cần điềuchỉnh để tác động vào chúng và xác định các mối quan hệ phụ thuộc để lựachọn kênh điều chỉnh

Tác động điều chỉnh được đưa vào nhờ bộ phận thừa hành làm thay đổidòng vật chất hoặc năng lượng Khi thiết kế hệ thống điều chỉnh, chọn mộthoặc nhiều chỉ tiêu hiệu suất của quá trình, xác lập những giới hạn cần thiết,xác lập những đặc tính tĩnh và động của đối tượng điều khiển Khi phân tíchnhững đặc tính tĩnh cho phép đánh giá ảnh hưởng lẫn nhau của các đại lượng vàlàm rõ những đại lượng điều chỉnh có tác động lớn nhất đến quá trình Đối vớinhững đại lượng không phụ thuộc thì điều chỉnh chúng riêng biệt theo từngvòng điều chỉnh tương ứng Trong đối tượng nếu có các điều chỉnh phụ thuộc thìsử dụng các vòng điều chỉnh có tính đến mức độ tác động của tín hiệu điềukhiển lên các đại lượng điều chỉnh

Do mô hình thiết bị chưa được xác định nên những đặc tính tĩnh và độngkhông được xác lập Điều này dẫn đến những tác động điều chỉnh được lựachọn chỉ mang tính kinh nghiệm, và dựa trên những hiểu biết về công nghệ Một số tác động điều chỉnh có thể lựa chọn:

Lưu lượng dòng nhập liệu:

Lưu lượng dòng nhập liệu có ảnh hưởng đến áp suất cô đặc, mức dungdịch trong nồi, nồng độ sản phẩm,… như đã phân tích ở phần trên

Lưu lượng hơi đốt:

Quá trình cô đặc chủ yếu là thực hiện quá trình truyền nhiệt và tác nhântruyền nhiệt chính là hơi đốt Lưu lượng hơi đốt có ảnh hưởng rất lớn đếnquá trình Ở đây hơi đốt được sử dụng để gia nhiệt cho dòng nhập liệu vàcung cấp cho nồi cô đặc, lưu lượng hơi đốt có ảnh hưởng đến nhiệt độdòng nhập liệu khi vào nồi cô đặc và ảnh hưởng đến quá trình truyềnnhiệt trong nồi làm thay đổi mức lỏng, nồng độ sản phẩm

Lưu lượng dòng sản phẩm:

Lưu lượng dòng sản phẩm có ảnh hưởng đến nồng độ sản phẩm, mứcdung dịch trong nồi, áp suất trong nồi,…

Lưu lượng nước lạnh của thiết bị ngưng tụ:

Aùp suất trong nồi được duy trì chính là nhờ vào thiết bị ngưng tụ Baromet,lượng hơi thứ có được ngưng tụ hoàn toàn hay không chính là nhờ vàolượng nước lạnh được cung cấp Do đó lưu lượng nước lạnh có ảnh hưởngnhiều nhất đến áp suất trong nồi

Ngày đăng: 19/03/2013, 10:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II.4/ Bảng tổng kết các thông số công nghệ: - Đồ án: Thiết lập hệ thống điều chỉnh cụm thiết bị cô đặc một nồi liên tục 2
4 Bảng tổng kết các thông số công nghệ: (Trang 6)
Sơ đồ cấu trúc: - Đồ án: Thiết lập hệ thống điều chỉnh cụm thiết bị cô đặc một nồi liên tục 2
Sơ đồ c ấu trúc: (Trang 22)
Sơ đồ cấu tạo: - Đồ án: Thiết lập hệ thống điều chỉnh cụm thiết bị cô đặc một nồi liên tục 2
Sơ đồ c ấu tạo: (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w