[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 4 phần 2 doc

44 210 0
[Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 4 phần 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

88 PH.ĂNG-GHEN VẤN ĐỀ HIẾN PHÁP Ở ĐỨC 89 16 sách chung của nước mình chỉ ở chừng mực anh ta mong muốn hoà bình; phạm vi nhỏ hẹp của lợi ích về đời sống của anh ta làm cho anh ta không có năng lực theo dõi quan hệ giữa các quốc gia. Nhà tư sản là người buôn bán với các nước ngoài xa xôi nhất hoặc phải cạnh tranh với họ sẽ không thể thành công nếu không gây ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với chính sách đối ngoại của nước mình. - Người tiểu tư sản có thể để cho tầng lớp quan liêu và quý tộc thu các thứ thuế của anh ta cũng là do chính những nguyên nhân khiến anh ta phải phục tùng chế độ quan liêu. Nhà tư sản quan tâm một cách trực tiếp nhất đến việc phân chia gánh nặng xã hội sao cho nó ít động chạm đến lợi nhuận của anh ta nhất. Tóm lại, nếu như người tiểu tư sản có thể thoả mãn với việc anh ta đem tính thụ động và tính cứng nhắc của mình đối lập lại với tầng lớp quý tộc và quan lại và giành được cho mình chút ảnh hưởng nào đó đối với quyền lực xã hội, nhờ vào cái vis inertiae 1* vốn có của mình, thì nhà tư sản không thể thế được. Nhà tư sản phải làm cho giai cấp của mình thành giai cấp thống trị, mà lợi ích của anh ta thì thành lợi ích quyết định về các mặt lập pháp, hành chính, tư pháp, thuế khoá và chính sách đối ngoại. Để khỏi bị diệt vong, giai cấp tư sản phải được phát triển không bị trở ngại, tăng số tư bản của mình lên từng ngày, giảm chi phí sản xuất hàng hoá của mình xuống từng ngày, mở rộng quan hệ thương mại của mình, thị trường của mình từng ngày, cải tiến các tuyến giao thông của mình từng ngày. Cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới thôi thúc nó phải làm như vậy. Mà để có điều kiện phát triển tự do và đầy đủ, nó cần có chính cái quyền thống trị chính trị, cần buộc tất cả các lợi ích khác phải phục tùng lợi ích của nó. 1* - sức ỳ Nhưng vấn đề giai cấp tư sản Đức chính bây giờ đây cần nắm quyền thống trị chính trị để khỏi bị diệt vong, thì chúng tôi đã chỉ ra ở trên, nhân các vấn đề về thuế quan bảo hộ và về thái độ của giai cấp tư sản đối với tầng lớp quan liêu. Tuy nhiên, bằng chứng hùng hồn nhất cho vấn đề này là tình hình thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá ở Đức hiện nay. Sự phồn vinh của công nghiệp Anh vào năm 1845 và những vụ đầu cơ đường sắt do nó gây ra, lần này đã tác động đến nước Pháp và Đức mạnh mẽ hơn nhiều so với bất cứ thời kỳ hưng thịnh nào trước đó. Các chủ xưởng của Đức thực hiện được công việc kinh doanh có lãi, mà cùng với tình hình đó là hoạt động thương nghiệp của toàn nước Đức bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Các vùng nông nghiệp tìm thấy ở Anh một thị trường tốt cho số ngũ cốc của chúng. Sự phồn vinh phổ biến đã làm cho thị trường tiền tệ náo nhiệt hẳn lên, làm cho việc vay vốn được dễ dàng và thu hút ra thị trường rất nhiều tư bản nhỏ mà trong số ấy ở Đức có rất nhiều khoản hầu như không tìm được nơi sử dụng 1* . Do Ph. Ăng-ghen viết vào tháng Ba - tháng Tư 1847 Do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin công bố lần đầu tiên vào năm 1929 In theo bản thảo Nguyên văn là tiếng Đức 1* Những trang tiếp theo của bản thảo không còn giữ được. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 90 CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN BẢO HỘ HAY LÀ CHẾ ĐỘ MẬU DỊCH TỰ DO 91 4 PH. ĂNG-GHEN CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN BẢO HỘ HAY LÀ CHẾ ĐỘ MẬU DỊCH TỰ DO Từ lúc vua Phổ cảm thấy cần tiền và vay nợ, phải ban bố những sắc chỉ ngày 3 tháng Hai 34 thì không một người nào có đầu óc tỉnh táo lại còn nghi ngờ rằng chế độ quân chủ chuyên chế ở Đức, tức nền thống trị "Cơ Đốc giáo-Đức", trước đây cũng nổi tiếng với tên gọi "nền cai trị phụ quyền", sắp sửa vĩnh viễn chấm dứt, bất chấp tất cả mọi sự chống đối và tất cả những bài triều cáo mang tính chất đe dọa. Như vậy, cái ngày mà giai cấp tư sản ở Đức có thể coi là khởi đầu quyền trị vì của nó đã tới. Bản thân những sắc chỉ này không phải cái gì khác mà là sự thừa nhận sức mạnh của giai cấp tư sản, song sự thừa nhận này hãy còn được che bọc bởi lớp sương mù Pốt-xđam dày đặc. Một phần khá lớn lớp mây mù đó đã bị xua tan chỉ bởi một hơi thổi nhẹ từ Nghị viện liên hợp, và sắp tới đây thôi tất cả những bóng ma Cơ Đốc giáo-Đức đó sẽ hoàn toàn biến khỏi mặt đất. Nhưng bởi lẽ quyền thống trị của các giai cấp trung gian đã bắt đầu, nên đầu tiên cũng phải đặt ra yêu cầu là toàn bộ chính sách thương mại của Đức, và tương ứng là của Liên minh thuế quan, phải được tước khỏi những bàn tay bất tài của các vua chúa Đức, của các vị bộ trưởng của họ và bọn quan lại kênh kiệu nhưng hết sức đần độn và dốt nát trong các vấn đề thương mại và công nghiệp, và chuyển giao cho những người có kiến thức cần thiết về ngành này và trực tiếp quan tâm đến nó, điều khiển và xử lý. Nói khác đi, vấn đề thuế quan bảo hộ và thuế suất sai biệt hoặc mậu dịch tự do phải được chuyển giao toàn bộ cho giai cấp tư sản xử lý. Nghị viện liên hợp ở Béc-lin đã cho chính phủ thấy giai cấp tư sản biết rõ nó cần cái gì; trong những cuộc tranh luận gần đây về thuế quan, với những lời lẽ khá rõ ràng và gay gắt người ta đã vạch cho các đại biểu của chế độ chính phủ Span-đâu 35 thấy là họ không thể hiểu nổi các lợi ích vật chất và không thể bảo vệ và ủng hộ chúng. Nguyên một vụ Cra-cốp 36 cũng đã đủ để kịch liệt lên án Vin-hem trong Liên minh thần thánh 1* và các bộ trưởng của ông ta như những kẻ ngu đần dốt nát nhất hoặc như những tên phản bội phạm trọng tội bán rẻ lợi ích của đất nước. Nhưng gây ra sự kinh hoàng của đức đại đế và các quan đại thần của nhà vua, còn có thêm nhiều vấn đề khác, được đem ra thảo luận, mà trong lúc phân tích những vấn đề này có thể nghe thấy đủ thứ ý kiến, chỉ có điều là không có những lời ngợi khen tài cán và sự sáng suốt của các bậc vua chúa và các vị bộ trưởng, cả quá cố lẫn hiện còn an khang. Trong nội bộ giai cấp tư sản có hai quan điểm khác nhau chính là trên các vấn đề công nghiệp và thương nghiệp. Tuy nhiên, hoàn toàn không nghi ngờ gì rằng, phe bênh vực thuế quan bảo hộ, hoặc chênh lệch thuế suất hiển nhiên là phe mạnh nhất, đông nhất và có thế lực nhất. Mà thực ra giai cấp tư sản không thể giữ vững được những vị trí của nó, củng cố vững mạnh, đạt tới quyền lực vô hạn nếu như nó không dùng các biện pháp nhân tạo để bảo 1* - Phri-đrích-Vin-hem IV Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 92 CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN BẢO HỘ HAY LÀ CHẾ ĐỘ MẬU DỊCH TỰ DO 93 5 vệ và khuyến khích công nghiệp và thương nghiệp của nó. Nếu không được bảo vệ chống lại nền công nghiệp nước ngoài thì Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 92 PH.ĂNG-GHEN CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN BẢO HỘ HAY LÀ CHẾ ĐỘ MẬU DỊCH TỰ DO 93 4 trong vòng mười năm nó sẽ bị quật ngã và đè bẹp. Rất có thể là ngay sự bảo vệ đó cũng không đủ khả năng giúp đỡ nó một cách căn bản và lâu dài. Nó đã chờ đợi quá lâu, đã nằm quá yên ổn trong những chiếc tã mà các vị vua chúa cao quý nhất của nó đã quấn cho nó trong nhiều năm. Người ta đã đi vòng qua nó từ khắp tứ phía, đã vượt lên trên nó, đã tước đoạt của nó những vị trí tốt nhất, còn nó thì thản nhiên chịu đựng "những quả đấm" và không lần nào nó có đủ nghị lực để thoát khỏi người cha kiêm thầy học và thủ trưởng phần thì ngu xuẩn, phần thì xảo quyệt của nó. Giờ đây tình hình chuyển sang bước ngoặt khác. Các vị vua chúa Đức từ nay chỉ có thể là đầy tớ cho giai cấp tư sản, vai trò của họ thật là nhỏ bé. Cũng bởi giai cấp tư sản hãy còn thời gian và khả năng thiết lập chính quyền của nó nên việc bảo hộ nền công nghiệp Đức và nền thương nghiệp Đức là cơ sở duy nhất có thể làm chỗ dựa cho nó. Còn những gì giai cấp tư sản muốn và tất phải muốn nhận được của các vị vua chúa Đức thì nó cũng có thể thực hiện được. Song bên cạnh giai cấp tư sản còn có một số lượng rất lớn những người mà người ta gọi là những người vô sản, tức giai cấp công nhân, giai cấp không có của. Thử hỏi giai cấp này được lợi gì trong việc thi hành chế độ thuế quan bảo hộ? Có phải vì thế mà họ sẽ được lĩnh tiền công cao hơn chăng, họ sẽ có thể ăn và mặc tốt hơn, sống trong những điều kiện lành mạnh hơn chăng, sẽ có nhiều thì giờ rỗi hơn để nghỉ ngơi và học tập chăng, sẽ có được một số tiền để dạy dỗ con cái của họ hợp lý hơn, chu đáo hơn chăng ? Các ngài tư sản đang bảo vệ cho chế độ thuế quan bảo hộ không bao giờ bỏ lỡ dịp trưng lợi ích của giai cấp công nhân lên hàng đầu. Cứ theo lời họ nói thì cùng với việc thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp là cảnh sống thiên đường thật sự sẽ đến với công nhân, nhờ đó mà đối với những người vô sản, nước Đức sẽ biến thành miền đất Ca-na-an, nơi có "những dòng sông chảy tràn sữa và mật ong". Nhưng, mặt khác, nếu để tai nghe những người ủng hộ mậu dịch tự do thì lại thấy là chỉ khi thi hành chế độ của họ thì những người không có của mới sẽ có thể được sống "như ở ngực chúa Ki-tô", tức là cực kỳ phóng khoáng và vui tươi. Ở cả hai phe hãy còn khá nhiều người thiển cận, thực tâm tin những lời nói của bản thân họ là chân thực. Nhưng những ai thông minh hơn một chút ở các phe ấy thì đều biết rất rõ rằng tất cả những cái đó chỉ là một trò bịp, chỉ nhằm đánh lạc hướng quần chúng và lôi kéo họ về phía mình mà thôi. Nhà tư sản thông minh chẳng tội gì lại đi chứng minh rằng dù là chế độ thuế quan bảo hộ, hay là chế độ mậu dịch tự do, hay là chế độ hỗn hợp dựa trên cả hai loại nguyên tắc ấy mà giữ địa vị thống trị đi nữa thì người công nhân cũng sẽ không được lĩnh tiền công cao hơn tiền công tuyệt đối cần thiết cho anh ta để duy trì mức sống tối thiểu. Dưới chế độ này hoặc dưới chế độ kia, người công nhân cũng chỉ được lĩnh vừa vặn bằng số cần thiết để duy trì anh ta với tư cách một chiếc máy công tác đang hoạt động mà thôi. Như vậy, thoạt nhìn có thể thấy rằng dù tiếng nói quyết định sẽ thuộc về phe ủng hộ chế độ thuế quan bảo hộ, hay thuộc về phe ủng hộ mậu dịch tự do thì đối với người vô sản, đối với người không có của đều hoàn toàn như nhau cả. Song, vì lẽ giai cấp tư sản Đức, như đã nói ở trên, cần có sự bảo hộ chống lại ngoại quốc để kết liễu những tàn tích của thời trung cổ do tầng lớp quý tộc phong kiến làm đại biểu, và kết liễu những kẻ ăn bám hiện đại "theo ý Chúa", như vậy cũng để dễ Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 94 PH.ĂNG-GHEN CHẾ ĐỘ THUẾ QUAN BẢO HỘ HAY LÀ CHẾ ĐỘ MẬU DỊCH TỰ DO 95 5 dàng bóc trần luôn cả cái bản chất bên trong của riêng nó, nên cả giai cấp công nhân cũng quan tâm đến việc tiếp tay cho quyền thống trị vô hạn của giai cấp tư sản. Chỉ khi nào còn lại độc một giai cấp bóc lột và áp bức - giai cấp tư sản, khi mà những tai họa và cảnh nghèo đói không thể quy tội lúc thì cho tầng lớp này, lúc thì cho tầng lớp khác hoặc cho riêng một chế độ quân chủ chuyên chế với bọn quan lại của nó, - chỉ khi đó mới bắt đầu cuộc đấu tranh cuối cùng, mang tính chất quyết định, cuộc đấu tranh giữa kẻ có của và người không có của, cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Bấy giờ chiến trường sẽ quét sạch tất cả những chướng ngại không cần thiết, bấy giờ sẽ gạt bỏ đi tất cả những nhiệm vụ thứ yếu làm người ta đi chệch hướng, và trận địa của cả hai đội quân thù địch sẽ được xác định và rõ ràng. Cùng với việc giai cấp tư sản thiết lập quyền thống trị, những người công nhân được những điều kiện của chính mình thức tỉnh, cũng đạt được sự tiến bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng; từ nay lên tiếng và nổi dậy chống lại chế độ hiện hành không còn là những công nhân riêng lẻ - hoặc nhiều lắm là hàng trăm hàng nghìn công nhân - mà là tất cả họ, cùng nhau với tư cách một giai cấp thống nhất có những quyền lợi và nguyên tắc của riêng nó, hành động theo một kế hoạch chung và bằng những lực lượng được thống nhất lại, bước vào trận chiến đấu với kẻ thù cuối cùng, không đội trời chung và hung ác nhất của mình, đó là giai cấp tư sản. Không thể còn chút nghi ngờ gì nữa về kết quả cuộc đấu tranh này. Giai cấp vô sản cần phải đánh đổ và sẽ đánh đổ giai cấp tư sản, giống như tầng lớp quý tộc và chế độ quân chủ chuyên chế đã bị giai cấp trung gian giáng cho một đòn chí tử. Cùng với giai cấp tư sản, chế độ tư hữu cũng sẽ bị sụp đổ, và thắng lợi của giai cấp công nhân sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi sự thống trị giai cấp và đẳng cấp. Do Ph. Ăng-ghen viết vào đầu tháng Sáu 1847 Đã đăng trên báo "Deutsche-Brüsseler - Zeitung" số 46, ngày 10 tháng Sáu 1847 In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 97 4 C.MÁC SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC Trả lời cuốn "Triết học về sự khốn cùng" của ông Pru-đông 37 Do C. Mác viết vào nửa đầu năm 1847 Đã in lần đầu tiên thành sách riêng tại Pa-ri và Bruy-xen năm 1847 Ký tên: Các Mác In theo bản in xuất bản năm 1847, có lưu ý đến những chỗ sửa lại trong những lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1885 và năm 1892, và trong lần xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1896 Nguyên văn là tiếng Pháp Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 4 BÌA CỦA LẦN XUẤT BẢN ĐẦU TIÊN CUỐN "SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC" Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 101 4 LỜI NÓI ĐẦU Ông Pru-đông gặp điều không may là ở châu Âu, lạ lùng thay, ông không được người ta hiểu. Ở Pháp, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà kinh tế học tồi, bởi vì ông ta vốn có tiếng là một nhà triết học Đức giỏi. Ở Đức, ngược lại, người ta thừa nhận ông ta có quyền là một nhà triết học tồi, bởi vì ông vốn có tiếng là một nhà kinh tế học Pháp vào hạng cừ nhất. Chúng tôi, với tư cách vừa là người Đức vừa là nhà kinh tế học, chúng tôi muốn phản đối lại sự sai lầm có tính chất hai mặt ấy. Bạn đọc sẽ hiểu cho rằng, trong công việc bạc bẽo này, nhiều khi chúng tôi đã phải bỏ việc phê phán ông Pru-đông để tiến hành phê phán triết học Đức, và đồng thời còn cung cấp một số nhận xét về khoa kinh tế chính trị. Bruy-xen, ngày 15 tháng Sáu 1847 Các Mác Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 102 103 4 Tác phẩm của ông Pru-đông không phải chỉ là một tập sách kinh tế chính trị, một quyển sách bình thường, đó là một kiểu kinh thánh; "những sự thần bí" "những điều bí mật rút ra từ trong lòng "Thượng đế", "những mặc khải", chẳng thiếu cái gì. Nhưng vì, ngày nay, các nhà tiên tri bị người ta đưa ra phán xét một cách nghiêm khắc hơn là những tác giả phàm tục, cho nên bạn đọc hãy kiên tâm cùng với chúng tôi điểm qua lý luận uyên bác khô khan và u ám của "Sáng thế ký", để rồi sau này sẽ cùng với ông Pru-đông bay lên những miền phiêu diêu và giầu có của siêu chủ nghĩa xã hội (xem Pru-đông. "Triết học về sự khốn cùng", nhập đề, tr. III, dòng 20). CHƯƠNG MỘT MỘT PHÁT KIẾN KHOA HỌC § I. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI "Khả năng phục vụ cho việc duy trì sự sống của con người mà tất cả mọi sản phẩ m, dù là sản phẩm tự nhiên hay là sản phẩm công nghiệp đều có, có một tên gọi đ ặc biệt là giá trị sử dụng. Khả năng của những sản phẩm này có thể trao đổi lẫn cho nhau gọi là giá trị trao đổi Làm thế nào mà giá trị sử dụng lại trở thành giá trị trao đổi được? Sự phát sinh ra quan niệm giá trị" (trao đ ổi) "chưa được các nhà kinh tế học nêu lên một cách cẩn thận; bởi vậy chúng ta phải dừng lại ở đây một chút. Vì rằng trong số những vật phẩm mà tôi cần dùng, rất nhiều vật phẩm chỉ có trong thiên nhiên với một số lượng ít ỏi, hay thậm chí không có gì cả, nên tôi buộc lòng phải giúp cho việc sản xuất ra những thứ mà tôi thiếu; và vì tôi không thể một mình bắt tay vào sản xuất bao nhiêu thứ như thế, cho nên tôi sẽ đề nghị với những người khác, những người bạn cộng tác của tôi ở các chức nghi ệp khác nhau, nhường lại cho tôi một phần sản phẩm của họ đổi lấy sản phẩm của tôi" (Pru-đông, t.I, chương 2). Ông Pru-đông định giải thích cho chúng ta trước hết về bản chất hai mặt của giá trị, sự "phân biệt trong nội bộ giá trị", quá trình làm cho giá trị sử dụng chuyển thành giá trị trao đổi. Chúng ta cũng phải dừng lại với ông Pru-đông ở hành vi hoá thể này. Theo tác giả của chúng ta thì hành vi ấy đã diễn ra như sau. Một số rất lớn sản phẩm không có trong thiên nhiên, mà chỉ do công nghiệp chế tạo ra. Một khi nhu cầu vượt quá số lượng sản phẩm mà thiên nhiên đem lại, thì con người bắt buộc phải dựa vào sản xuất công nghiệp. Theo sự giả định của ông Pru-đông, Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 104 C.MÁC SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC.  CH.I. MỘT PHÁT KIẾN 105 4 nền công nghiệp ấy là cái gì? Nguồn gốc của nó là gì? Một người đơn độc cảm thấy cần đến rất nhiều thứ, "không thể một mình bắt tay vào sản xuất bao nhiêu thứ như thế". Có bao nhiêu nhu cầu phải thỏa mãn thì phải có bấy nhiêu thứ phải sản xuất ra, - không có sản xuất thì không có sản phẩm, - bao nhiêu thứ phải sản xuất ra đã đòi hỏi có bàn tay không phải chỉ của một người duy nhất giúp vào việc sản xuất ra chúng. Thế nhưng, một khi ta giả định có nhiều bàn tay giúp vào việc sản xuất, thì như vậy là ta đã hoàn toàn giả định một nền sản xuất dựa trên sự phân công lao động rồi. Vậy thì nhu cầu, như ông Pru-đông giả định, tự nó cũng giả định có một sự phân công lao động một cách đầy đủ. Đã giả định là có sự phân công, thì ta cũng có sự trao đổi và, do đó, giá trị trao đổi nữa. Nói như vậy chẳng khác nào giả định ngay từ đầu là có giá trị trao đổi vậy. Nhưng ông Pru-đông lại thích đi vòng quanh hơn. Ta hãy đi theo ông ta trên tất cả những đường loanh quanh của ông ta, để rồi luôn luôn trở về điểm xuất phát của ông ta. Để thoát khỏi tình trạng mỗi người sản xuất một cách đơn độc, và để đi đến trao đổi, ông Pru-đông nói: "tôi nhờ đến những người bạn cộng tác của tôi trong các chức nghiệp khác nhau". Vậy là, tôi có những người bạn cộng tác, tất cả họ đều có những chức nghiệp khác nhau, nhưng không phải vì thế mà tôi và tất cả những người khác - vẫn theo sự giả định của ông Pru-đông - chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng cô độc và tách rời xã hội của những chàng Rô- bin-xơn. Những người bạn cộng tác và những chức nghiệp khác nhau, sự phân công, và sự trao đổi mà sự phân công ấy bao hàm, - tất cả những cái đó đều đã từ trên trời rơi xuống. Nói tóm lại: tôi có những nhu cầu dựa trên sự phân công và sự trao đổi. Khi giả định có những nhu cầu ấy, ông Pru-đông đã giả định là có sự trao đổi và giá trị trao đổi rồi, về "sự phát sinh" của giá trị trao đổi ấy ông ta chính lại dự định "trình bày một cách tỉ mỉ cẩn thận hơn so với những nhà kinh tế học khác". Ông Pru-đông rất có thể đảo ngược lại trình tự của sự vật, mà không vì thế đảo ngược lại sự đúng đắn của những kết luận của ông ta. Muốn giải thích giá trị trao đổi, thì phải có sự trao đổi. Muốn giải thích sự trao đổi, thì phải có sự phân công. Muốn giải thích sự phân công, thì phải có những nhu cầu đòi hỏi phải có sự phân công. Muốn giải thích những nhu cầu này, thì phải "giả định" những nhu cầu ấy, song điều đó không có nghĩa là phủ định những nhu cầu ấy, trái với định lý thứ nhất trong phần nhập đề của ông Pru-đông: "Giả định Thượng đế tức là phủ định Thượng đế" (nhập đề, tr.I). Ông Pru-đông - đối với ông ta thì sự phân công được giả định là đã biết rồi - lấy sự phân công để giải thích giá trị trao đổi, vậy tại sao đối với ông ta thì giá trị trao đổi luôn luôn vẫn là cái chưa biết? "Một người" quyết định tới "đề nghị với những người khác, những người bạn cộng tác của anh ta trong các chức nghiệp khác nhau", kiến lập sự trao đổi và phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi. Khi chấp nhận sự phân biệt theo đề nghị này, những người bạn cộng tác chỉ để cho ông Pru-đông "chăm lo" một việc: ghi nhận sự kiện đã xảy ra, ghi rõ, "đưa vào" luận văn về khoa kinh tế chính trị của ông ta "sự phát sinh của khái niệm giá trị". Nhưng ông ta vẫn phải giải thích cho chúng ta hiểu "sự phát sinh" ra đề nghị ấy và cuối cùng vẫn phải nói rõ cho chúng ta hiểu như thế nào mà con người đơn độc ấy, chàng Rô-bin-xơn ấy, lại đột nhiên nảy ra ý nghĩ đưa ra "với những người bạn cộng tác của mình" một đề nghị thuộc loại như thế, và như thế nào mà những người bạn cộng tác này lại chấp nhận đề nghị ấy của anh ta mà không phản đối gì cả. Ông Pru-đông không đi vào những chi tiết có tính chất ngành ngọn ấy. Ông ta chỉ gán cho việc trao đổi ấy một cái gì đó tựa như một con dấu lịch sử bằng cách trình bày sự trao đổi dưới Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. [...]... nghĩa" công thức ấy cũng là công lao của ông Pru-đông ? Phải chăng ông ta là người đầu tiên đã nghĩ ra việc cải tạo xã hội bằng nghĩa Chúng ta có thể chỉ ra cho ông Pru-đông: "Khoa kinh tế chính trị" của Hốt-xkin, 1 827 48 , các tác phẩm: Uy-li-am, Tôm-xơn, nhất cho hạnh phúc của con người", 18 24 ; T.R.Ét-mơn-xơ "Kinh tế thực tiễn, đạo đức và chính trị", 1 828 49 , v.v., và còn bốn trang tên cộng sản Anh... lập của ông Pru-đông, khi coi một cách giản đơn cung và sự hữu ích là một, cầu và ý niệm là một, chỉ dựa trên một sự trừu tượng trống rỗng mà thôi Cái mà ông Pru-đông gọi là giá trị sử dụng thì các nhà kinh tế học khác cũng có quyền gọi là giá trị được quy định bởi ý niệm Chúng ta chỉ dẫn chứng Stoóc-sơ ("Giáo trình khoa kinh tế chính trị", Pa-ri, 1 823 , tr 48 và 49 42 ) Theo ông Stoóc-sơ thì người ta... thế sẽ nói gì về điểm này đây?" Hậu thế sẽ không nói rằng ông Pru-đông không hề hiểu biết Ri-các-đô, vì ông ta đã nói về Ri-các-đô, nói nhiều lắm, ông ta nói lui nói tới đến Ricác-đô để rồi cuối cùng gọi học thuyết của Ri-các-đô là một "mớ lộn xộn" Nếu một lúc nào đó hậu thế can dự vào vấn đề này thì có lẽ hậu thế sẽ nói rằng ông Pru-đông, vì sợ đụng vào tâm lý ghét người Anh của các bạn đọc của ông... quyết mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi hãy đối chất ông Pru-đông với tiền bối Ri-các-đô của ông ta Sau đây là vài đoạn của Ri-các-đô tóm tắt học thuyết của ông về giá trị: "Sự hữu ích không phải là thước đo của giá trị trao đổi, mặc dầu nó là tuyệt đối cần v.v., do Ph X Công-xtăng-xi-ô dịch từ bản tiếng Anh, Pa-ri, 1835) "Một khi các vật đã được thừa nhậ n tự bả n t hâ n c húng l à có... La-va-ít xơ Pa-ri, 1808 3 9 ) Xi-xmôn-đi đã xây dựng học thuyết chủ yếu của ông trên cơ sở sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, theo học thuyết ấy thì thu nhập giảm đi một cách tỷ lệ với sản xuất tăng thêm L - éc-đan đã xây dựng học thuyết của ông ta trên cơ sở tỷ lệ nghịch giữa hai loại giá trị, và học thuyết của ông ta cũng rất là phổ cập trong thời đại của Ri-các-đô, đến nỗi Ri-các-đô có... sống thì người ta sẽ có thể t ăng t hêm của cải" (Ri-các-đô "Nguyên lý của khoa kinh tế chính trị ", bản dịch của Công-xtăng-xi-ô, Gi B Xây chú t hích Pa-ri 1835, t II chương "Về giá t rị và tài sản" 40 ) 6 SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC  CH.I MỘT PHÁT KIẾN đã "vạch ra" cái bí mật sâu xa về sự đối lập và sự mâu thuẫn Bâ y giờ chúng ta hãy xem ông Pru-đông, đến lượt ông ta, giải thích điều bí mật ấy sau... hành có trách nhiệm những quan niệm của Ricác-đô Nhưng dù sao, hậu thế cũng sẽ thấ y rằng thật là ngâ y thơ khi ông Pru-đông lấy cái mà Ri-các-đô đã trình bày một cách khoa h ọc như là lý luận v ề x ã h ội hiện thời, về xã hội tư sả n đ ể cho đ ó là "lý l uậ n cá ch mạn g về t ương lai ", và khi ô ng t a l ấ y cái mà Ri- cá c-đ ô v à tr ườn g p hái của Ri- cá c-đ ô đ ã trìn h b à y k há lâu trước ô ng... tr 1 62, xuất bả n ở B ruy-xe n 3 8 ) L - éc-đan: "Nói chung, của cải cá nhân cà ng tăng lên d o giá trị trao đổi tăng t hê m t hì của cải quốc dân (giá t rị sử dụng) càng giả m bớt; và c ủa cải cá nhâ n cà ng giả m bớt do gi á trị trao đổi giả m bớt t hì nói chung c ủa cải quốc dâ n cà ng t ăng lên" ("Nghiên cứ u về bản c hất và nguồn gốc c ủa c ủa cải quốc dân" Bản dịch c ủa La-gi ăng-ti Đơ La-va-ít... ra c hú ng được sự cạ nh t ra nh kíc h t híc h và k hô ng bị một t rở ngại nà o ngă n cả n cả " (t I, t r 5) Ri-các-đô dẫn chứng A-đam Xmít, theo ông ta thì A-đam Xmít "đã xác định một cách rất chính xác nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi" (xem Xmít, q.I, ch 544 ) Tiếp đó, Ri-các-đô nói thêm: Họ c t h u yế t nó i r ằn g c hí n h c á i đ ó (t ức l à t hời gi a n l a o đ ộ n g ) "l à c ơ sở... phải tiền cũng vậy) được Ri-các-đô gọi là giá trị tương đối của hàng hoá này - Ph Ă (Chú thích của Ăng-ghen cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1885) Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only 122 C.MÁC nhân thuộc về tiền hay bất cứ hàng hoá nào khác dùng làm thước đo cho giá trị của nó Sau đây là lý lẽ bác bỏ của Ri-các-đô: "Giá trị của những sả . nói rằng ông Pru-đông không hề hiểu biết Ri-các-đô, vì ông ta đã nói về Ri-các-đô, nói nhiều lắm, ông ta nói lui nói tới đến Ri- các-đô để rồi cuối cùng gọi học thuyết của Ri-các-đô là một "mớ. định bởi ý niệm. Chúng ta chỉ dẫn chứng Stoóc-sơ ("Giáo trình khoa kinh tế chính trị", Pa-ri, 1 823 , tr. 48 và 49 42 ). Theo ông Stoóc-sơ thì người ta gọi những cái mà chúng ta cảm. về bản chất và nguồn gốc của của cải quốc dân". Bản dịch của La-giăng-ti Đơ La-va-ít- xơ. Pa-ri,1808 39 ). Xi-xmôn-đi đã xây dựng học thuyết chủ yếu của ông trên cơ sở sự đối lập giữa

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan