DÙNG SAN HÔ SINH HỌC ĐỂ LẤP HỐ MỔ doc

11 238 0
DÙNG SAN HÔ SINH HỌC ĐỂ LẤP HỐ MỔ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DÙNG SAN HÔ SINH HỌC ĐỂ LẤP HỐ MỔ CHŨM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của san hô sinh học Việt Nam (Bioporites) trong phẫu thuật lấp hố mổ chũm. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 22 ca: 13 ca lấp toàn phần và 09 ca lấp bản phần. Hố mổ được thu nhỏ, giảm các triệu chứng, tỷ lệ khô tai là 77,27%, tỷ lệ dung nạp là 86,36%. Kết luận: Lấp hố mổ chũm bằng san hô có phủ vạt cân cơ là một kỹ thuật đơn giản, dễ làm, ít tai biến. Từ khoá: San hô sinh học, Lấp hố mổ chũm SUMMARY Objectives: to evaluate the effect of the Vietnamese biocoral (bioporites) for mastoid cavity obliteration procedure. Study design: the descriptive study as case series. Results: 22 cases: 13 cases of total mastoid cavity obliteration and 09 cases of partial mastoid cavity obliteration. Narrowing cavity volume, decreasing symptoms, rate of dried ear:77.27%, acceptant rate: 86.36%. Conclusion:. Mastoid cavity obliteration procedure by the Vietnamese biocoral and Palva flap is easier in technique and low morbidity. Key words: Bioporites, Obliteration. ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật KRĐC toàn phần là phẫu thuật căn bản trong điều trị viêm tai xương chũm có cholesteatom. Việt Nam là một nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh VTXC có cholesteatoma còn cao và nhiều bệnh nhân phải thực hiện kỹ thuật này. Phẫu thuật lấp hố mổ chũm là yêu cầu trong phẫu thuật KRĐC toàn phần hay để chỉnh sửa lại hố mổ chũm lớn. Có nhiều kỹ thuật và vật liệu đã được sử dụng như: vật liệu tự thân, vật liệu đồng loại và vật liệu sinh học Được sự giúp đỡ của labô nghiên cứu vật liệu sinh học thuộc trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nghiên cứu ứng dụng san hô sinh học để lấp hố mổ chũm. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của san hô sinh học Việt Nam (Bioporites) trong phẫu thuật lấp hố mổ chũm. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 đến 55, sức khỏe bình thường. Có hố mổ xương chũm cũ, còn chảy nước tai, chảy mủ, hố mổ còn tổ chức hạt, chưa được biểu bì hoá hết. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu được sử dụng trong nghiên cứu là san hô loài Porites Lutea sống tại vùng biển Nha Trang Việt Nam. Được xử lý tại Labô nghiên cứu vật liệu sinh học thuộc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế - Thành phố Hồ Chí Minh. Có 2 dạng: Dạng bột có đường kính khoảng 105-500àm, đóng trong lọ nhựa, hai lớp nylon hút chân không, trọng lượng 2 gam. Dạng thanh có kích thước (1cm x 1cm x 2cm) đóng gói 2 lớp nylon hút chân không. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng Các bệnh nhân được phẫu thuật và theo dõi tại các cơ sở chuyên khoa Tai - Mũi-Họng Hẹn tái khám theo định kỳ 3, 6, 12, 15 tháng. Ghi các kết quả kiểm tra vào phiếu theo dõi. Xử lý số liệu nghiên cứu theo SPSS 10.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 10/ 2004 đến 6/2006 chúng tôi đã tiến hành lấp hố mổ chũm bằng san hô sinh học cho 22 bệnh nhân. Thời gian theo dõi từ 6-15 tháng (trung bình 8,95±2,34). Tuổi và giới Nhóm tuổi Giới 18- 30 31- 40 41- 50 50- 55 Tổng số ( % ) Nam ( % ) 9 40,91 3 13,63 1 4,54 1 4,54 14 63,64 N ữ ( % ) 2 9,09 2 9,09 3 13,63 1 4,54 8 36,36 Tổng số ( % ) 11 50,00 5 22,73 4 18,18 2 9,09 22 100,00 Tỷ lệ cao gặp ở lứa tuổi trẻ và độ tuổi lao động Thời gian mắc bệnh Th ời gian <5 nă m 5- 10 11- 15 16 - 20 21 -25 > 25 năm Bn 4 8 5 2 1 2 22 % 18, 18 36, 36 22, 73 9, 09 4, 55 9, 09 100, 00 Số lần đã phẫu thuật trước Số lần PT 1 lần 2 lần 3 lần Cộng BN 19 2 1 22 % 86,36 9,09 4,55 100,00 Một số BN đã được phẫu thuật nhiều lần Thể tích trung bình hố mổ chũm cũ T T ổng số Nh ỏ nhất L ớn nhất Trung bình Th ể tích (ml) 22 1,20 5,50 2,51±1,29 Thể tích nhỏ nhất: 1,20 ml, Thể tích lớn nhất: 5,50 ml Kết quả phẫu thật Phương pháp vô cảm Phương pháp vô cảm S ố BN % Mê n ội khí quản 4 18,18 Tiền m ê + tê tại chỗ 18 81,82 Tổng cộng 22 100,00 81,82% được phẫu thuật dưới tiền mê và tê tại chỗ Cách thức lấp hố mổ chũm Lấp h ố mổ chũm S ố BN % Một phần 9 40,91 Toàn phần 13 59,09 T ổng cộng 22 100,00 Thể tích trung bình hố mổ chũm sau lấp bằng san hô T ổng số Nh ỏ nhất L ớn nhất Trung bình Th ể tích (ml) 22 0 3,20 1, 01±0,82 - Thể tích nhỏ nhất: 0 ml - Thể tích lớn nhất: 3,20 ml Kết quả khô tai S ố BN % Khô tai 17 77,27 Còn chảy tai 5 22,73 T ổng 22 100,00 S ố BN % số Mức độ dung nạp M ức độ dung nạp Các d ấu hi ệu đánh giá sự dung nạp Tốt Không tốt Phản ứng vi êm sau mổ 17 5 Phản ứng mô mềm theo thời gian 19 3 Hình ảnh x - quang sau mổ 19 3 Hình ảnh nội soi sau mổ 19 3 Đánh giá phí tổn Lo ại vật liệu Giá tiền Ưu điểm RTR Pháp 80 USD Tạo xương tốt Biocoralđ - Pháp 40 USD Tạo xương tương đối tốt San hô Việt Nam 50 .000 VND Tạo xương tương đối tốt BÀN LUẬN Vật liệu ghép có nguồn gốc từ san hô thuộc mô ghép dị loại, được nghiên cứu và sử dụng từ 1970. San hô là loài động vật không xương sống (nghành Cnidaria), sống thành những tập đoàn ở biển, có 2 phần: thân mềm (pôlýp) và một bộ khung xương xốp rắn chắc. Ở Việt Nam loài san hô Porites có nhiều ở vùng biển Nha Trang. Khung xương xốp của san hô tự nhiên sau khi loại bỏ hết thành phần hữu cơ thì chỉ còn chứa can-xi cacbonat dạng tinh thể Aragonite và một ít khoáng chất khác đều là những thành phần có trong xương người và động vật có vú. Về cấu trúc vi thể khung xương san hô bên trong có rất nhiều ống nhỏ song song, đường kính trung bình khoảng 230àm, liên thông đa chiều bởi các lỗ nhỏ đường kính trung bình 190àm đã tạo cho vật liệu có tính xốp cao giống như hệ thống Havers của xương người. Can-xi cacbonat dạng aragonit là một chất vô cơ trơ không có tính kháng nguyên, có tính tương hợp sinh học không kích thích hệ miễn dịch của cơ thể. Vật liệu này đã được sử dụng trong các chuyên nghành: mắt, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật sọ mặt trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy quá trình tái tạo biểu mô không thể xảy ra trên bề mặt san hô nên cần được bao phủ bởi một vạt cân cơ dày có cuống nuôi dưỡng để kích thích sự bì hoá, ngăn ngừa sự trồi ra của san hô, nó cũng làm phẳng bề mặt. Có thể sử dụng vạt cân cơ có cuống nuôi dưỡng ở phía dưới hay sau tai (vạt Palva). KẾT LUẬN - Lấp hố mổ chũm bằng san hô có phủ vạt cân cơ là một kỹ thuật đơn giản, dễ làm, ít tai biến. - Tỷ lệ dung nạp (không bị đào thải) là 86,36%. [...]...- Tỷ lệ khô tai là 77,27 % - Vật liệu vô trùng được, dễ sử dụng, giá thành rẻ, sản xuất được trong nước . DÙNG SAN HÔ SINH HỌC ĐỂ LẤP HỐ MỔ CHŨM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của san hô sinh học Việt Nam (Bioporites) trong phẫu thuật lấp hố mổ chũm. Phương pháp nghiên. sinh học Được sự giúp đỡ của labô nghiên cứu vật liệu sinh học thuộc trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nghiên cứu ứng dụng san hô sinh học để lấp hố. 22 ca: 13 ca lấp toàn phần và 09 ca lấp bản phần. Hố mổ được thu nhỏ, giảm các triệu chứng, tỷ lệ khô tai là 77,27%, tỷ lệ dung nạp là 86,36%. Kết luận: Lấp hố mổ chũm bằng san hô có phủ vạt

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan