Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ Hiện nay một số phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về căn bệnh tay chân miệng cũng như quá trình chăm sóc cho bé khi mắc bệnh. Dưới đây là tám sai lầm thường gặp. 1. Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Sai! Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên trẻ lớn và người lớn thường biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. 2. Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ đi nhà trẻ. Sai! Trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. 3. Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa trong năm. Sai! Bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên thường gặp nhiều từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. 4. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải có biểu hiện loét miệng và nổi sẩn ở lòng bàn chân, bàn tay. Sai! Trẻ bị bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng kèm nổi sẩn ở lòng bàn tay, bàn chân, tuy nhiên có những trẻ chỉ biểu hiện loét miệng đơn thuần hoặc chỉ nổi sẩn ngoài da, đặc biệt nếu chỉ nổi ở mông rất dễ lầm với hăm tã. 5. Trẻ khó ngủ, giật mình quấy khóc là do bị đau miệng. Sai! Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện giật mình chới với là đã có biến chứng, cần được đưa đến bệnh viện khám để kịp thời điều trị. 6. Khi trẻ có biến chứng viêm não - màng não sẽ bị hôn mê. Sai! Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biến chứng viêm não - màng não không hôn mê sâu mà chỉ lừ đừ hoặc ngủ nhiều. Khi trẻ hôn mê thì nghĩa là bệnh đã rất nặng. 7. Cần xức thuốc lên sang thương da để trẻ mau lành bệnh. Sai! Sang thương da trong bệnh tay chân miệng không gây đau hay ngứa, do đó không cần xức thuốc vì không có lợi và bác sĩ sẽ khó chẩn đoán bệnh. 8. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhẹ có thể cho đi học. Sai! Trẻ mắc bệnh dù nhẹ vẫn nên được chăm sóc và theo dõi tại nhà để tránh lây bệnh cho trẻ khác và phát hiện kịp thời biến chứng. Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi (nhiều nhất dưới 3 tuổi). Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là: nổi những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân (nhiều nhất), trong miệng (gây vết loét miệng), đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể (đặc biệt những bóng nước này khi ấn vào không đau, không ngứa) kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy Người nhà và bác sĩ không chuyên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da, viêm họng Bệnh nặng tưởng nhẹ Cháu N.N.P.U. (4 tuổi, nhà ở xã Mỹ Phong, Mỹ Tho, Tiền Giang) bị sốt ba ngày, nhập viện lúc 18g ngày 20-7. Bác sĩ cho cháu thử máu lại lúc khuya, nhưng cô điều dưỡng trực tìm hoài không thấy bé. Hỏi ra mới biết mẹ cháu U. tự ý bồng cháu về nhà, đến 7g sáng hôm sau mới trở lại bệnh viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, đau bụng. Cháu được chẩn đoán sốt xuất huyết độ II tiền sốc/ngày thứ tư, phải truyền nước biển liên tục nhiều ngày mới qua cơn nguy hiểm. Mẹ cháu nói vì cháu khó ngủ, quấy khóc do chỗ lạ nên lén đưa về nhà cho cháu ngủ. Cháu B.T.B. (13 tuổi, nhà ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành) bị sốt liên tục bốn ngày, bác sĩ dặn theo dõi tái khám hằng ngày. Ba cháu thấy cháu bớt sốt nên tự mua thuốc uống tại nhà. Đến ngày thứ sáu của bệnh cháu đau bụng nhiều, ói nhiều, đứng không nổi. Gia đình đưa cháu nhập viện lúc 8g sáng. Vào cấp cứu cháu bứt rứt, huyết áp tụt, mạch khó bắt. Cháu được chẩn đoán sốt xuất huyết độ III ngày sáu và xử trí truyền nước biển chống sốc, đến 2g sáng hôm sau cháu ói ra máu tươi lượng nhiều, phải vô thêm một đơn vị máu. Ba cháu B. cho biết cháu đau bụng lúc khuya nhưng gia đình không biết là dấu hiệu nặng của sốt xuất huyết, chờ tới sáng đưa nhập viện nên cháu mới nặng như thế. Gia đình không đưa đi tái khám vì thấy kết quả thử máu trong lần đầu tiên bình thường nên không nghĩ cháu bị sốt xuất huyết. Ở Tiền Giang, nhiều thân nhân người bệnh chưa nh ận biết dấu hiệu nặng của sốt xuất huyết. Và họ tin rằng chỉ cần thử máu một lần không thấy dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết là an tâm, không cần tái khám. . Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ Hiện nay một số phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về căn bệnh tay chân miệng cũng như quá. mắc bệnh. Dưới đây là tám sai lầm thường gặp. 1. Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Sai! Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên trẻ lớn và người lớn. mau lành bệnh. Sai! Sang thương da trong bệnh tay chân miệng không gây đau hay ngứa, do đó không cần xức thuốc vì không có lợi và bác sĩ sẽ khó chẩn đoán bệnh. 8. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng