Vì sao bé đổi tính? Sau một trận ốm, cú sốc hoặc xáo trộn trong gia đình… tính khí của bé bỗng trở nên khác lạ. Vì sao lại như thế? Có những giai đoạn, trẻ thay đổi tính nết rất rõ rệt. Nhiều lúc trẻ cáu gắt, nhõng nhẽo, khóc đòi vô cớ. Cũng có lúc, trẻ lại trở nên lầm lỳ, không chịu giao tiếp khiến người lớn không khỏi lo lắng. Tất cả những thay đổi của trẻ đều có nguyên nhân. Vấn đề quan trọng là bố mẹ cần bình tĩnh quan sát và tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết. 1. Những bước ngoặt trong đời: Ở những gai đoạn như: trẻ tách mẹ (khoảng sáu tháng tuổi), mọc răng, tập đi, biết nói, sau ba tuổi hay dậy thì là những khoảng thời gian trẻ bộc lộ sự thay đổi về tính nết rất rõ. Sáu tháng đầu sau khi sinh, trẻ lệ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Từ sau đó trở đi, trẻ bắt đầu làm quen với những mối quan hệ xung quanh. Mẹ cũng không còn dành thời toàn bộ thời gian cho bé. Việc này khiến trẻ ít nhiều có tâm lý bất an. Từ ba tuổi trở lên, trẻ bắt đầu xây dựng bản thân. Chúng thường phản ứng lại những điều không vừa ý nên dễ bị bố mẹ cho là cứng đầu, khó dạy. Tất cả những chuyển biến tâm lý trên đều rất bình thường và có tính nhất thời nên dễ điều chỉnh. Bố mẹ không nên quá mềm mỏng, đáp ứng tất cả những yêu cầu của trẻ. Bạn cần có thái độ dứt khoát để trẻ hiểu được đòi hỏi gì có thể chấp nhận được và điều gì là không thể. Dậy thì là giai đoạn có rất nhiều phát sinh phức tạp trong tính cách ở cả bé trai lẫn bé gái. Trẻ có thể thoắt vui, thoắt buồn và bí hiểm không giống ngày thường. Nhiều lúc, bạn phát hiện con mình soi gương nhiều lần trước khi đi học, muốn tự đi học một mình, những bé gái không còn hôn chào bố tự nhiên như trước. Trước những sự thay đổi này, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, nhưng cũng đừng can thiệp quá sâu vào sự riêng tư của trẻ. Hãy đối xử với trẻ như một người lớn. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội hiểu con và điều chỉnh chúng theo hướng tích cực. 2. Sau một trận ốm hay tai nạn: Dù đã khỏi bệnh, nhiều trẻ vẫn thường hay khóc và mè nheo như lúc đang ốm. Bạn đừng vội cho rằng trong thời gian bệnh, bé đã được nuông chiều nên đâm hư. Những trẻ bị ốm mới dậy, cơ thể còn yếu nên khi chơi, sinh hoạt, trẻ có cảm giác lạ lẫm với chính cử động của mình. Với trẻ gặp tai nạn, chấn thương, chúng có thể bị ám ảnh bởi cơn đau và thứ đã gây ra tai nạn cho mình như độ cao, vật nhọn… Tất cả những điều đó làm trẻ bất an nên rất dễ cáu bẳn, khó bảo. Những lúc như thế, bố mẹ cần hướng sự chú ý của bé vào những điều mới mẻ để trẻ tạm quên đi sự khó chịu của mình. Bạn cũng cần khuyến khích con hoạt động nhẹ để giúp tinh thần phấn chấn hơn. Sau một thời gian, bé sẽ tìm lại được trạng thái bình thường và không còn quấy khóc nữa. 3. Xa người thân: Đó có thể là bà nội/ngoại, vú nuôi hoặc người vẫn chăm sóc bé hàng ngày. Khi vú nuôi về quê, bà có công việc bận phải đi xa vài ngày, trẻ sẽ thấy cô độc vì mất đi một chỗ dựa an toàn. Việc tìm ngay một người mới trông nom bé sẽ càng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Trẻ có thể phản ứng tiêu cực như: khóc dỗi, từ chối tiếp xúc. Có những trẻ còn bỏ cả ăn uống, cứ khóc đòi trả lại bà hoặc chị vú cũ. Hơn ai hết, bố mẹ cần phải dành thời gian giúp bé quen dần với sự thay đổi. Khi bé bình tâm trở lại, bạn mới tạo điều kiện cho bé làm quen với người chăm sóc mới. . Vì sao bé đổi tính? Sau một trận ốm, cú sốc hoặc xáo trộn trong gia đình… tính khí của bé bỗng trở nên khác lạ. Vì sao lại như thế? Có những giai đoạn, trẻ thay đổi tính nết. vú cũ. Hơn ai hết, bố mẹ cần phải dành thời gian giúp bé quen dần với sự thay đổi. Khi bé bình tâm trở lại, bạn mới tạo điều kiện cho bé làm quen với người chăm sóc mới. . vẫn chăm sóc bé hàng ngày. Khi vú nuôi về quê, bà có công việc bận phải đi xa vài ngày, trẻ sẽ thấy cô độc vì mất đi một chỗ dựa an toàn. Việc tìm ngay một người mới trông nom bé sẽ càng làm