Bệnh chân tay miệng ở trẻ em Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu “vào mùa” với số trẻ đến khám và
Trang 1Bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
cho thấy, hiện tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu
“vào mùa” với số trẻ đến khám và nhập viện ngày càng tăng
Đáng lo ngại, so với thời điểm này hàng năm, năm nay có nhiều
trẻ bị biến chứng nặng và đã có 3 trường hợp tử vong vì căn
bệnh này Bệnh tay chân miệng “vào mùa” Theo thống kê của
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), trung bình mỗi ngày
bệnh viện tiếp nhận và điều trị hơn 10 trường hợp mắc bệnh tay
chân miệng Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt, đau
họng, nổi ban có bọng nước ở lòng bàn tay, chân… Còn tại Bệnh
Trang 2viện Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện do mắc tay chân
miệng ngày càng tăng Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 20 – 30
trẻ mắc căn bệnh này Điều lo ngại, nhiều trẻ đến khám và điều trị
đã bị biến chứng thần kinh do nhập viện muộn
Bệnh chân tay miệng ở trẻ
Các chuyên gia y tế nhận định, đây là thời điểm bệnh tay chân
miệng bắt đầu “vào mùa” Hàng năm thường có hai đợt cao điểm
bệnh tay chân miệng: đợt một từ tháng 3 – 5; đợt hai từ tháng 9 –
Trang 311 So với cùng kỳ năm ngoái, năm nay tuy bệnh mới bắt đầu
“vào mùa” song tỷ lệ trẻ mắc bệnh nặng, biến chứng lại cao hơn
Từ đầu năm đến nay, đã có 3 trường hợp tử vong do biến chứng
của bệnh tay chân miệng Nguyên nhân nhiều trẻ mắc tay chân
miệng và biến chứng nặng, một phần do thời tiết thay đổi bất
thường mưa nhiều ở các tỉnh phía Nam, độ ẩm cao thuận lợi cho
các virut gây bệnh phát triển Mặt khác, do sự chủ quan của cha
mẹ hoặc thiếu hiểu biết về dấu hiệu bệnh mà nhiều trẻ khi đến cơ
sở y tế khám và điều trị đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã biến
chứng bởi triệu chứng ban đầu sốt, ho, đau họng, biếng ăn…cho
rằng bị cảm cúm, hoặc do xuất hiện những vết loét ở miệng, lưỡi,
lợi lại thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông
Trang 4thường Hay khi vùng mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân có
những mụn bóng nước người nhà nghĩ trẻ mắc thủy đậu, nhiễm
trùng da, dị ứng… Hơn nữa, do sức đề kháng của trẻ yếu nên
cũng dễ mắc bệnh hơn nhất là đối tượng trẻ dưới 5 tuổi Trong
khi đó, bệnh tay chân miệng lây lan nhanh nên dễ phát tán ra
cộng đồng Đối tượng hay mắc là trẻ dưới 5 tuổi… Các chuyên y
tế cho rằng, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5
tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi Bệnh dễ lây, lây rất nhanh
qua đường hô hấp Bệnh lây từ trẻ này sang trẻ khác qua các
chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành
tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước
bọt của trẻ bệnh bắn ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành
Trang 5cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt,
chất tiết mũi họng của trẻ bệnh… Bệnh hay phát tán và gia tăng ở
nhóm trẻ trong các trường mầm non, ở nơi đông dân cư Tác
nhân gây bệnh tay chân miệng do virut coxsakie và enterovirus
71 Trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính
Nhưng những năm gần đây, các biến chứng dẫn đến viêm não,
viêm cơ tim, viêm màng não từ bệnh tay chân miệng là do một
tác nhân mới khác rất nguy hiểm, đó là enterovirus 71 Virut xâm
nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch
bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn
thương ở da và niêm mạc Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, triệu
chứng ban đầu sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt
Trang 6cao 39 – 40oC); Đau họng; Biếng ăn hoặc bỏ ăn; Sau 1 – 2 ngày
xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da
bình thường, sau đó trở thành bóng nước Ở miệng có dạng vết
loét, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc
ở lợi làm trẻ nuốt đau Những bóng nước ngoài da thường xuất
hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay
Trẻ sơ sinh có thể có ban dạng sẩn vùng mông hoặc nơi quấn tã
lót Bóng nước này sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 – 7 ngày
Trang 7Bệnh chân chân tay miệng ở trẻ em
Để phòng bệnh tay chân miệng nên cho trẻ rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh
… và những biến chứng nguy hiểm Các biến chứng thường gặp
của bệnh tay chân miệng là: viêm màng não, liệt mềm cấp,
viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh Các biến chứng có thể
phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ
Trang 8tim trên cùng một bệnh nhân, thường gây tử vong cao và diễn
tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ Nguy hiểm hơn khi trẻ có biến
chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng
khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức
hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói
lảm nhảm, run chân tay, co giật Ngoài ra, còn có một số triệu
chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như: sốt rất cao, nôn
nhiều, mạch đập nhanh, yếu tay chân, méo miệng… Khi trẻ có
biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong
trong vài giờ Đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có nhiều dấu
hiệu mà nếu không được chú ý sẽ dễ chẩn đoán nhầm, nhất là
nếu theo dõi không sát sao dễ bỏ sót không xử trí kịp biến chứng
Trang 9xảy ra Với nhiều ca trẻ chỉ sốt, ho vài tiếng, tiêu chảy vài lần,
nhưng 2-3 ngày sau đã xuất hiện biến chứng dù khám chẳng thấy
tổn thương ở miệng cũng như ở tay, chân Thậm chí tìm khắp cơ
thể trẻ cũng chỉ thấy 1 – 2 nốt hồng ban rất mờ nhạt Có trường
hợp trẻ chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán nhầm
là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản Lại có ca trẻ
nhập viện với triệu chứng giống bệnh rối loạn tiêu hóa như: nôn,
tiêu chảy và được điều trị như một rối loạn tiêu hóa Do đó, để
phát hiện sớm bệnh và tránh những biến chứng, khi thấy trẻ có
những dấu hiệu như sốt, đau họng, biếng ăn, có những bóng
nước ở miệng, tay, chân… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế điều
trị Điều quan trọng, các bậc phụ huynh phải nhận biết được dấu
Trang 10hiệu bệnh nặng, cảnh giác với những biểu hiện không điển hình
của bệnh
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em – Bệnh tay chân miệng hiện
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan
trọng Cách phòng bệnh tốt nhất không nên cho trẻ bị bệnh đến
trường học hay các nơi công cộng; Rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn; Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi; Bảo đảm nơi ở thoáng
mát, sạch sẽ; Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ
chơi của trẻ…