1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghệ Thuật Sống : Hạnh phúc gia đình là tương lai con cái doc

11 406 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 117,94 KB

Nội dung

Nghệ Thuật Sống : Hạnh phúc gia đình là tương lai con cái Có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không nói chuyện được với nhau, không thấy sự có mặt của người kia là tươi mát, là quý hóa, thậm chí còn muốn ly dị, ly thân. Trong một gia đình như vậy, đứa con lớn lên làm gì có hạnh phúc, nó không tin vào hạnh phúc gia đình. Nó thấy gia đình là địa ngục, vì ông làm khổ bà, bà đay nghiến ông. Nhiều đứa con chịu không nổi những cơn bão táp gia đình xảy ra hoài và nó khổ lắm. Nó mới 5-6 tuổi, nó chịu đựng không nổi ba với má cãi nhau. Ba làm khổ má, má làm khổ ba. Sống trong chung cư nó không trốn được. Ngày xưa, mình ở nhà quê, có ao cá, có vườn cây; Mỗi khi có chuyện không vui trong gia đình mình chạy ra ngoài ao chơi, leo cây. Còn ở chung cư thì chạy đi đâu. Có những đứa bé năm tuổi trốn vào nhà vệ sinh khóa lại, nó khóc. Ông đâu có biết, bà đâu có biết là đứa con nhỏ của mình rất đau khổ vì ông bà đang làm khổ nhau. Tôi có viết những bức thư pháp nho nhỏ: “Ba ơi ,nhìn lại để thương mẹ nhiều hơn”. “mẹ ơi, nhìn lại để thương ba nhiều hơn”, “hạnh phúc của ba mẹ là gia tài của chúng con”, “hạnh phúc của ba mẹ là vốn liếng của chúng con”. Đó là những tiếng chuông chánh niệm cho những bậc làm cha làm mẹ. Nếu mình không có hạnh phúc với nhau thì các con lớn lên sẽ đau khổ, tại mình không có gì để trao truyền cho các con. Cái trao truyền quý nhất cho các con là hạnh phúc của mình với nhau. Đó là tiếng nói của người trẻ. Chúng con không cần ba má để lại cho con tiền bạc, ruộng đất. Chúng con chỉ cần ba mẹ sống với nhau cho có hạnh phúc là chúng con sung sướng nhất rôi. Đó là món quà quý nhất mà ba mẹ có thể để lại cho chúng con. Đó là gia tài của chúng con thừa hưởng từ ba mẹ. Đó là vốn liếng của chúng con sau này khi ra đời. Khi nó thấy ba cưng chiều mẹ, nói những lời ngọt ngào, âu yếm với mẹ, chăm sóc mẹ. Mẹ nói những lời ngọt ngào với ba và chăm sóc, tôn trọng, thông cảm với ba thì tự nhiên sau này nó sẽ biết làm như vậy đối với người yêu của nó. Nó học từ ba, từ mẹ cái bài học thương yêu. Không phải học từ lời nói, học từ những bài giảng mà học từ cách cư xử của ba đối với mẹ hay mẹ đối với ba. Gia đình là một trường học của yêu thương, chia sẻ. Ba mẹ là giáo sư dạy về yêu thương. Nếu ba mẹ thất bại thì các đứa con sau này lớn lên sẽ không biết yêu thương và chăm sóc người thương của nó. Chuyện này là chuyện mình phải học. HỌC ĐI, HỌC THỞ, HỌC MỈM CƯỜI, HỌC NHÌN SÂU, HỌC THA THỨ, HỌC XÓT THƯƠNG, THÔNG CẢM … là để thực hiện chuyện đó. Thấy được người kia có những khó khăn, những khổ đau, bức xúc, áp lực…thì hiểu được người kia và sẽ không trách móc, giận dỗi nữa. Dù người kia có nói một câu nặng nề hay làm một việc gì đó phũ phàng, mình cũng tha thứ được và có thể nói được những lời yêu thương với họ. Mình có những hành động bày tỏ sự yêu thương, thông cảm thì tự nhiên người kia sẽ từ từ thay đổi và sự truyền thông giữa hai người sẽ được thiết lập tốt đẹp hơn. Còn nếu không tu tập, thì gia đình sẽ trở nên địa ngục. Những đứa con sẽ khổ đau, chúng nó sẽ đi tìm sự khuây khỏa ở bên ngoài và chúng sẽ sa vào hầm hố của ma túy, của băng đảng, của mại dâm… Chính sự yêu thương mới chuyển hóa gia đình trở thành ra một nơi dễ chịu. Nếu ba má tu tập, hòa giải được với nhau, nói với nhau được những lời thương yêu, thông cảm thì đứa con nó bắt đầu có niềm tin nơi hạnh phúc gia đình và nó sẽ không tìm ra ngoài để bị lọt vào những cái ổ của ma túy, băng đảng. Trong các thiền viện, tu viện các thầy các sư cô được học hỏi để có thể mở những khóa tu cho người cư sĩ, để có thể giúp cho những cặp cha mẹ, cha con, mẹ con hòa giải được với nhau, đem lại hòa điệu và hạnh phúc trong gia đình. Đó là công tác căn bản để xây dựng những khu phố văn hóa, những thôn ấp văn hóa. Trước hết, chúng ta học nói những câu dịu dàng, dễ nghe, không làm đau lòng nhau, nói những câu nói ái ngữ để chúng ta hiến tặng sự có mặt dễ chịu của chúng ta cho người thương. Mấy ngày nay ở tu viện Bát Nhã tôi nghe tiếng sáo vọng qua từ bên cư xá của các thầy. trong suốt năm ngày nay, ngày nào tôi cũng nghe tiếng sáo. Tôi nghe tiếng sáo nói với tôi như thế này : ‘”thầy ơi chúng con không tới nỗi quá bận bịu, chúng con vẫn còn giữ được sự thảnh thơi”. tôi nghe tiếng sáo nói như vậy đó. Nếu không thảnh thơi thì làm sao có thì giờ để thổi sáo. Thành ra nếu ông đang cố làm giàu, bà cũng vậy. Bà có biết bao nhiêu công việc nhưng nếu bà bận rộn quá, ông bận rộn quá thì làm gì có thời gian lắng nghe, chia sẻ, săn sóc cho nhau, cho các con. Cho nên đừng có quá bận rộn, đừng quá ham làm tiền, phải để thì giờ CÓ MẶT cho người mình thương. Có mặt cho người mình thương đó là nguyên tắc đầu tiên. Có mặt tươi mát, có mặt bằng thân và tâm của mình chứ không phải chỉ bằng cái thân không. Có khi ngồi đó nhưng thật sự mình không ngồi đó, vì tâm mình ở tận đâu xa kia, thân ở một nơi, mà tâm ở một nẻo. Em bé biết là ba ngồi đó nhưng mà ba không có mặt. Cái thân xác của ba có đó nhưng ba không có mặt, ba đang nghĩ tới chuyện làm ăn, đua đòi, bon chen hoặc ba đang lo lắng, buồn khổ, bất an. Ba không có mặt cho mình, có ba mà như không có ba. Em bé bơ vơ, tuy ba còn sống đó nhưng mà ba không có mặt. Ba có mặt như một thân xác thôi, ba không có mặt với cả tâm hồn. Ở Tây phương, tôi có dạy các em bé tới vỗ nhẹ vào vai ba hỏi : ”Có ai ở nhà không, có ai ở nhà không” Tức là nói ba chỉ có cái xác ở đây thôi, cái tâm của ba ở chỗ nào đó. Ba sẽ trả lời có, ba đang có mặt đây mà, con muốn gì. Mình nói ba có biết là con đang ngồi bên ba không, tức là mình đem ba mình về. Thương là phải CÓ MẶT cho người mình thương và phải có mặt với nụ cười, với sự tươi mát, đó là sự thực tập. Bài học này đâu có khó gì mấy. Mình chỉ ngồi thở độ chừng một hai phút, chỉ cần đi thiền vài ba phút [...]... điều kiện hạnh phúc, trở về giây phút hiện tại là mình có thể có mặt cho người mình thương rồi Bước thứ hai mình công nhận sự có mặt của người đó : Ba ơi, con biết là ba đang có mặt cho con và con rất là hạnh phúc “ Con ơi, ngày hôm nay con được nghỉ hả, sướng quá, ba với con có thể chơi với nhau được Ba có thể nói chuyện với con như vậy “ Hai cha con có thể trở thành hai người bạn Hai mẹ con có thể... quá, ba với con có thể chơi với nhau được Ba có thể nói chuyện với con như vậy “ Hai cha con có thể trở thành hai người bạn Hai mẹ con có thể trở thành hai người bạn, sống như vậy gia đình mới có hạnh phúc, bền vững… Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH . Nghệ Thuật Sống : Hạnh phúc gia đình là tương lai con cái Có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không nói chuyện được với nhau, không thấy sự có mặt của người kia là tươi mát, là quý hóa,. Trong một gia đình như vậy, đứa con lớn lên làm gì có hạnh phúc, nó không tin vào hạnh phúc gia đình. Nó thấy gia đình là địa ngục, vì ông làm khổ bà, bà đay nghiến ông. Nhiều đứa con chịu. mẹ sống với nhau cho có hạnh phúc là chúng con sung sướng nhất rôi. Đó là món quà quý nhất mà ba mẹ có thể để lại cho chúng con. Đó là gia tài của chúng con thừa hưởng từ ba mẹ. Đó là

Ngày đăng: 01/08/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w