Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

70 621 2
Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN SỸ HUY ÁP DỤNG EGSnrc TRONG VIỆC TÍNH PHÂN BỐ LIỀU QUANH NGUỒN PHÓNG XẠ DÙNG TRONG XẠ TRỊ ÁP SÁT Chuyên ngành: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO Mã số: 60 44 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÔNG SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 THƯ VIỆN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các ký hiệu   a refa dK )(  : Suất kerma không khí đo trong không khí ở khoảng cách 1m tính từ nguồn. S k (air kerma strength): cường độ kerma không khí để đặc trưng cho độ mạnh của nguồn. Γ X : hằng số suất liều chiếu của nguồn không bị lọc D  : suất liều hấp thụ ()Kd  : suất kerma không khí )( ref dX  : Suất liều chiếu med f : hệ số chuyển đổi.  x   : hằng số suất liều đối với đồng vị của nguồn. an  : hằng số dị hướng Λ: hằng số suất liều μ: hệ số suy giảm tuyến tính A (activity): Hoạt độ A app (apparent activity): Hoạt độ biểu kiến D: Liều hấp thụ F(r,θ): hàm dị hướng g(r): hàm liều xuyên tâm G(r,θ): hệ số hình học T(r) : hệ số hấp thụ mô Các chữ viết tắt CT: Computed Tomography EGS: Electron Gamma Shower HDR: High dose rate HVL: Half Value Layer IAEA: International Atomic Energy Agency ICRU: International Commission on Radiation Units and Measurement LDR: Low dose rate MCNP: Monte Carlo Neutron-Photon MRI: Magnetic resonance imaging SD: Standard deviation TG-AAPM: Task Group- The American Association of Physicists in Medicine WHO: World Health Organization XTAS: Xạ trị áp sát MỞ ĐẦU Xạ trị là kỹ thuật áp dụng bức xạ ion hóa trong điều trị bệnh ung thư. Cùng với phẫu thuật và hóa trị, xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư quan trọng và hiệu quả. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự đầu tư những trang thiết bị hiện đại, ngành xạ trị với nhữ ng ưu điểm riêng của mình càng được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh ung thư. Xạ trị áp sát là kỹ thuật điều trị dùng nguồn đồng vị phóng xạ áp sát vị trí cần điều trị. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào việc tính toán chính xác phân bố liều trong cơ thể bệnh nhân. Kết quả tính toán phân bố liều phụ thuộc mộ t phần quan trọng vào việc đánh giá chính xác độ mạnh của nguồn phát bức xạ. Theo khuyến cáo của IAEA, các nguồn phải được đo đạc trước khi sử dụng để đánh giá độ mạnh, dù đã có số liệu cung cấp bởi nhà sản xuất [13]. Việc đo đạc các nguồn này là không đơn giản, đặc biệt trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị thích hợp như ở Việt Nam. Bên cạnh các phép đo, độ mạnh của nguồn cũng có thể được ước lượng dựa trên tính toán Monte Carlo. Đề tài luận văn nhằm mục đích tìm hiểu về khả năng này. Trong số những chương trình Monte Carlo đang được sử dụng hiện nay, như PENELOPE, MCNP, GEANT4, EGSnrc,… thì EGSnrc được áp dụng cho vùng năng lượng phù hợp với việc tính liều và được thừa nhận rộng rãi như là một tiêu chuẩn để tính liều xạ trị. Đối với Việt Nam chương trình này hết sức mới mẻ. Chính vì thế mục đích của luận văn là tìm hiểu code EGSnrc với tinh thần học hỏi cách sử dụng để áp dụng trong tính liều xạ trị áp sát. Nội dung chủ yếu của luận văn là tìm hiểu và áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều của một số nguồn được sử dụng trong xạ trị áp sát. MỤC LỤC TỔNG QUAN .7 CHƯƠNG 1: XẠ TRỊ ÁP SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LIỀU 10 1.1. Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật xạ trị áp sát 10 1.1.1.Tổng quan .10 1.1.2. Tình hình phát triển xạ trị áp sát ở Việt Nam 10 1.2. Đặc trưng nguồn bức xạ. 12 1.2.1. Các đại lượng đặc trưng cho độ mạnh của nguồn .12 1.2.2. Yêu cầu chung về nguồn bức xạ 13 1.2.3. Nguồn Ir-192 .14 1.2.4. Nguồn Cs-137 15 1.3. Phương pháp tính suất li ều của nguồn xạ dùng trong xạ trị áp sát 17 1.3.1. Liều hấp thụ D và suất liều hấp thụ D  17 1.3.2. Công thức tính suất liều hấp thụ 17 1.3.3. Yêu cầu về độ chính xác trong việc cấp liều cho bệnh nhân .22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO TRONG VIỆC TÍNH LIỀU. CHƯƠNG TRÌNH EGSnrc 24 2.1. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo 24 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về phương pháp Monte Carlo 24 2.1.2. Sự tạo số ngẫu nhiên 25 2.1.3. Quá trình tương tác photon 26 2.2. Mô phỏng Monte Carlo trong vận chuyển Photon .27 2.2.1. Mô phỏng phóng xạ sơ cấp [4], [18] .27 2.2.2. Chọn loại tương tác [4] 28 2.3. Giới thiệu chương trình EGSnrc 29 2.3.1. Giớ i thiệu chung. .29 2.3.2. DOSRZnrc 31 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH EGSnrc CHO CÁC NGUỒN Ir-192 VÀ Cs-137 DÙNG TRONG XẠ TRỊ ÁP SÁT 38 3.1. Thiết lập các thông số và cấu trúc hình học cho các nguồn .38 3.1.1. Thành phần cấu tạo và cấu trúc của các nguồn .38 3.1.2. Khai báo các thông số cho chương trình EGSnrc .40 3.2. Tính giá trị g(r) và DF(r, θ) các nguồn .46 3.2.1. Kết quả của hàm g(r) .46 3.2.2. Kết quả của hàm DF(r, θ) 51 3.2.3. Kết luận 55 KẾT LUẬN .57 HƯỚNG PHÁT TRIỂN 58 PHỤ LỤC 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .69 TỔNG QUAN Cho tới nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê về tình trạng bệnh ung thư tại bệnh viện K, bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm chuẩn đoán và điều trị ung thư bằng bức xạ và một số tỉnh thành, ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 trường hợp mớ i mắc và 75.000 người chết vì ung thư và con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Dự kiến của ngành y tế, đến năm 2020 mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp chết do ung thư [24]. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ung thư không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể được chữa khỏi ho ặc tăng thêm thời gian và chất lượng sống cho người bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị ung thư là: phẫu thuật, hoá trịxạ trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện điều trị của bệnh viện, vị trí khối u, giai đoạn của bệnh và tình trạ ng của bệnh nhân. Trong những năm gần đây, xạ trị áp sát được phát triển rất mạnh mẽ trong đó phải kể đến sự ra đời của máy điều trị xạ trị áp sát suất liều cao (high dose rate, HDR) được sử dụng ở các nước phát triển trên thế giới. Ở nước ta, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM là đơn vị đầu tiên đã đưa vào hoạt động máy HDR cho việc đ iều trị ung thư cổ tử cung (từ năm 2000). Cho đến nay, hàng ngàn ca bệnh đã được điều trị và kết quả thu được qua các báo cáo tổng kết rất đáng phấn khởi [25]. Kể từ khi ra đời vào đầu thế kỷ 20, xạ trị áp sát và sự tiến hóa của nó đã có một mối liên kết chặt chẽ với vật lý y học. Lịch sử 50 năm của Hiệp h ội Vật lý Y học Mỹ (AAPM) chỉ ra rằng không chỉ với sự xuất hiện của vật lý y học như là một nghề trưởng thành, cùng với sự đổi mới cách mạng thật sự trong vật lý bức xạ, bao gồm cả lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc hạt mới, hình ảnh 3D, và máy tính hỗ trợ điều trị trong việc lập kế hoạch, cùng với sự tiến b ộ trong việc hiểu biết quá trình vận chuyển bức xạ và điều chế các phản ứng lâm sàng, … đó đã làm thay đổi đáng kể việc áp dụng kỹ thuật xạ trị áp sát [1]. Có lẽ tác động cao nhất sự tiến bộ công nghệ trong nửa cuối thế kỷ qua là đã điều chế được các đồng vị phóng xạ nhân tạo và hệ thống nạp nguồn sau vào xạ tr ị áp sát. Tiến bộ này đã làm giảm đáng kể chi phí, giảm sự tiếp xúc, và tăng tính linh hoạt kỹ thuật [2]. Xạ trị áp sát là phương thức điều trị trong đó nguồn phát bức xạ (nguồn đồng vị phóng xạ đóng gói) được đặt áp sát hay bên trong khối u. Ưu điểm của nó là cung cấp liều tập trung vào khối u và ít ảnh hưởng đến các mô lành, nhờ quy luật giảm theo bình phương khoảng cách. Tuy nhiên, do li ều cung cấp cho bệnh nhân là khá lớn, bất kỳ một sai sót nào trong việc cấp liều cho bệnh nhân đều có thể dẫn đến những nguy hiểm cho các mô lành, do đó việc xác định chính xác liều trong xạ trị áp sát là một việc vô cùng quan trọng [4]. Phương pháp tính liều hiện hành đối với xạ trị áp sát dựa trên hình thức TG AAPM-43, dựa vào sự chồng chập của các nguồn đơn thu được trong phantom nước với thể tích thích hợp cho sự tán xạ bức xạ [20]. Cách tiếp cận này được thông qua các hệ thống điều trị bằng máy tính thay thế cho các phương pháp cổ điển như hệ thống Manchester và Paris [19]. Một trong các bước quan trọng của quá trình xạ trịtính phân bố liều trong cơ thể bệnh nhân, hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào khâu này. Có nhiều phương pháp để tính liều trong đó phương pháp Monte Carlo cho phép tính phân bố liều với độ chính xác cao, nhưng hạn chế chính của nó là thời gian tính toán lâu. Trong nửa đầu thế kỉ 20 đến những năm 1960, việc tính phân bố liều xạ trị áp sát lâm sàng được sử dụng bằng cách tra bảng dựa trên việc đo buồng ion hóa và tích phân Sievert. Vào năm 1971, dựa trên mô hình phân bố liều của nguồn xạ trị áp sát đối xứng trụ trong môi trường chất lỏng hay rắn, Krishnaswamy đã thiết lập nền móng cho việcphỏng việc tính liều trong xạ trị áp sát dùng phương pháp Monte Carlo [1]. Qua các thập kỷ áp dụng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo, việcphỏng phân bố liều quanh các nguồn trong xạ trị áp sát ngày càng đạt đượ c mức độ chi tiết hơn, chẳng hạn việc tính hệ số chồng chập (build-up) đối với nguồn điểm đẳng hướng cho sự phân bố liều trong xạ trị áp sát bởi Berger, webb và Fox, và trong bài báo nổi tiếng của Meisberger [17]. Nhiều cách tiếp cận tinh vi hơn 3D được theo đuổi sau đó, trong đó đi đầu là Williamson [1]. Với việc tăng tốc độ xử lý máy tính, khả năng tiếp cậ n các hoạt động hệ thống và sử dụng rộng rãi hơn qua các nghiên cứu y tế, tính phân bố liều bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo đạt đến một ngưỡng quan trọng trong những năm 1990, trong đó có một báo cáo quan trọng của AAPM TG-43 năm 1995 [20]. Báo cáo này thiết lập hình thức luận tiêu chuẩn trong việc tính liều quanh nguồn xạ trị áp sát, đưa ra các tham số cho các dạng nguồn khác nhau của cùng đồng vị phóng xạ, thúc đẩy sự nhất quán sử dụng các thông số tính liều ở các tổ chức riêng biệt. Thông qua đó, nó nâng cao khả năng sử dụng rộng rãi của phương pháp Monte Carlo trong việc tính phân bố liều của các nguồn dùng trong xạ trị áp sát. Phương pháp Monte Carlo được mở rộng hơn bởi mã PTRAN của Williamson khi các loại nguồn và các khía cạnh khác của nguồn được kiểm tra. Kể từ sau Krishnaswamy, kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo đã trở thành phương pháp chính trong việc tính toán phân bố liề u cho nguồn xạ trị áp sát. Tuy nhiên, việcphỏng cần phải được cải tiến để ngày càng chính xác hơn, và kết quả cần phải luôn luôn so sánh với thực nghiệm. Kết quả mô phỏng Monte Carlo có thể không chính xác do sai khác giữa nguồn mô tả và nguồn thực tế, sự đơn giản hóa khi mô tả phổ bức xạ, v.v . Do đó, việc so sánh kết quả Monte Carlo và kết quả thực nghiệm là rất cần thiết để phát hiện ra sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế của hệ thống trong quá trình đo [1]. Một trong các chương trình Monte Carlo đang được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu xạ trị là code EGSnrc. Mục đích của luận văn là tìm hiểu về chương trình EGSnrc, cụ thể là code DOSRZnrc và áp dụng nó để tính phân bố liều quanh các nguồn được sử dụng trong xạ trị áp sát, so sánh với thực nghiệm và rút ra kết luận về cách sử dụng code cũng như sự phân bố của liều qua các lớp vỏ nguồn khác nhau. Quá trình thực hiện trong luận văn này bắt đầu từ việc tìm hiểu tổng quan các kiến thức liên quan đến xạ trị và kỹ thuật tính liều, giới thiệu phương pháp Monte Carlo trong xạ trị; tìm hiểu các đặc điểm, thành phần, cơ sở vật lý của code EGSnrc, nhiệm vụ của code và cách thức sử dụng code DOSRZnrc; sau đó áp dụng nó để khảo sát một bài toán cụ thể đã được mô tả chi tiết trong một công trình trước đây về sự phân bố liều quanh nguồn Ir-192 và Cs-137 [3], xem xét sự phù hợp giữa kết quả thu được với kết quả đã có từ các công trình, chứng minh tính hữu dụng của chương trình và để rút ra những bài học về cách sử dụng code. Từ mục đ ích và nội dung công việc như trên, luận văn có bố cục như sau: Chương 1- Lý thuyết cơ sở Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến xạ trị áp sát, tình hình xạ trị áp sát ở Việt Nam, các đại lượng đặc trưng cho độ mạnh của nguồn, nêu lên yêu cầu về độ chính xác trong việc tính liều hấp thụ trong cơ thể bệnh nhân. Chương này cũng giới thiệu công thức tính liều hấp th ụ dựa trên hình thức luận AAPM-TG43 được sử dụng phổ biến hiện nay và một số nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát, đặc biệt là hai nguồn Ir-192 và Cs-137 mà chúng tôi sẽ khảo sát ở chương sau. Chương 2- Lý thuyết chuyên sâu Chương này trình bày sự vận chuyển của photon trong vật chất theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo, phương pháp Monte Carlo trong xạ trị áp sát, chương trình EGSnrc và code DOSRZnrc của chương trình. Chương này đóng vai trò quan trọng trong nội dung luận văn. Các kiến thứ c trình bày trong chương này là cần thiết để áp dụng EGSnrc và DOSRZnrc, như mô tả trong chương 3. Chương 3- Áp dụng chương trình EGSnrc để khảo sát sự phân bố liều quanh nguồn Ir-192 và Cs-137 Chương này trình bày nội dung công việc cũng như các bước cơ bản trong việc sử dụng mã DOSRZnrc của chương trình EGSnrc để tính liều hấp thụ từ đó rút ra các kết luận về sự phân bố liều quanh các nguồn Ir-192 và Cs-137. So sánh với thực nghiệm và công trình đ ã được công bố của C.Thomason, T.R.Mackie, M.J.Lindstrom và P.D.Higgins [3] nhằm chứng minh tính hữu dụng của chương trình. CHƯƠNG 1: XẠ TRỊ ÁP SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH LIỀU Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về kỹ thuật xạ trị áp sát, tình hình phát triển xạ trị áp sát ở Việt Nam, các chú ý trong việc sử dụng xạ trị áp sát và các nguồn thường được sử dụng trong xạ trị áp sát. Một số đại lượng và công thức quan trọng có liên quan đến việc tính liều cần cho các phần sau, cũng sẽ được giới thiệ u. 1.1. Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật xạ trị áp sát 1.1.1.Tổng quan Xạ trị áp sát (XTAS) là phương thức điều trị trong đó nguồn phát bức xạ (nguồn đồng vị phóng xạ đóng gói) được đặt áp sát hay bên trong khối u. XTAS có thể áp dụng cho nhiều trường hợp ung thư, nhưng thành công nhất cho phụ khoa và ung thư đầu và cổ. Ban đầu XTAS được phát triển để điều trị nh ững khối u nằm sâu mà kỹ thuật xạ trị ngoài trong thời kỳ đầu không mang lại hiệu quả. XTAS trong hốc rất thích hợp trong điều trị phụ khoa, do có thể đưa nguồn vào qua âm đạo. XTAS trong kẽ thích hợp cho ung thư đầu và cổ do dễ tiếp cận qua đường miệng và mũi. Kỹ thuật cấy nguồn vĩnh viễn để điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũ ng đang ngày càng phổ biến [21]. XTAS có thể được áp dụng độc lập (ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú giai đoạn đầu) hay kết hợp với xạ trị ngoài (ung thư phụ khoa, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn trễ, ung thư đầu và cổ). Cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật để diệt các phần còn sót lại của mô ung thư [21]. Trong một khoa xạ trị, th ường khoảng từ 10% đến 20% bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị áp sát [6]. XTAS được phát triển mạnh ở Châu Âu (Paris, Manchester, Stockholm). Trong nửa đầu thế kỷ 20, nguồn xạ được dùng là radium. Nguồn Ra-226 phát photon năng lượng cao, ít chịu tương tác quang điện trong xương, do đó thích hợp để điều trị những mô ung thư nằm gần xương mà không sợ bị hoại tử xương. Một ư u điểm khác là nguồn Ra-226 có chu kỳ bán rã lớn, nên không phải hiệu chỉnh và thay thế nguồn trong thời gian sử dụng. Ưu thế này về sau không còn quan trọng nữa do xạ trị ngoài có năng lượng cao được phát triển trong những năm 1950-1960. Radium sinh ra khí radon phóng xạ, làm chúng bị thay thế bởi nguồn cesium Cs-137, có hạt nhân con là chất rắn [21 ]. Ưu điểm: so với xạ trị từ xa thì XTAS cung cấp liều tập trung vào khối u và ít ảnh hưởng đế n các mô lành, nhờ qui luật giảm bình phương theo khoảng cách của cường độ. Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho khối u tập trung và nhỏ, ngoài ra còn cần phải can thiệp vào cơ thể bệnh nhân, cần nhiều thời gian và công sức trong quá trình điều trị [6]. 1.1.2. Tình hình phát triển xạ trị áp sát ở Việt Nam Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ cơ-điện tử và máy tính, xạ trị áp sát đã đạt được các bước đột phá về phương tiện và kỹ thuật điều trị. Các máy xạ trị trong suất liều cao (High Dose Rate - HDR) đã được sử dụng hết sức rộng rãi tại hầu hết các cơ sở xạ trị trên thế giới. Quy trình xạ trị [...]... 1.2.2 Yêu cầu chung về nguồn bức xạ Đa phần các nguồn dùng trong xạ trị áp sátnguồn phát photon, nhưng cũng có trường hợp dùng nguồn phát β hay neutron Bức xạ photon được sử dụng là: - Tia γ từ nguồn đồng vị (thành phần chính) - Tia X đặc trưng do bắt e- và biến hoán trong - Tia X đặc trưng và bức xạ hãm từ vỏ của nguồn Các nguồn dùng trong xạ trị áp sát thường được bọc kín trong vỏ kim loại để:... một số đại lượng và các công thức tính quan trọng trong luận văn này 1.3 Phương pháp tính suất liều của nguồn xạ dùng trong xạ trị áp sát Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về liều hấp thụ, suất liều hấp thụ, công thức tính suất liều cũng như các đại lượng cần quan tâm sẽ được tính trong luận văn này  1.3.1 Liều hấp thụ D và suất liều hấp thụ D Liều hấp thụ và suất liều hấp thụ là các đại lượng đặc... được ứng dụng tiếp để khảo sát sự phân bố liều quanh các nguồn phóng xạ Ir-192 và Cs-137 ở chương tiếp theo và đây cũng là mục đích mà luận văn hướng đến 2.1 Phương pháp mô phỏng Monte Carlo 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về phương pháp Monte Carlo Việc tính phân bố liều dựa trên phương pháp Monte Carlo được biết đến như một công cụ rất tốt trong xạ trị áp sát, nó trở thành một trong những yêu cầu trong lâm... trước trong các phantom, từ đó rút ra phương pháp tối ưu trong việc cung cấp liều thích hợp cho bệnh nhân Ngoài ra, việc sử dụng nguồn xạ thích hợp trong XTAS cũng có vai trò quan trọng Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số tính chất và đặc trưng của một số nguồn dùng trong XTAS, đặc biệt là hai nguồn Ir-192 và Cs-137 mà chúng tôi sẽ dùng để khảo sát sự phân bố liều liều trong chương 3 1.2 Đặc trưng nguồn. .. trường tán xạ dựa trên sự phân bố 2 chiều của thông lượng photon chỉ dễ dàng được thiết lập đối với nguồn điểm đẳng hướng Một nguồn dùng trong xạ trị áp sát thật sự luôn có tính dị hướng và đối với các nguồn này thì không thể xác định chính xác sự phân bố liều trong môi trường tán xạ từ sự phân bố thông lượng photon trong không khí Do đó, hình thức luận AAPM TG-43 đã đề xuất công thức mới, sử dụng các... nửa trong chì 4,5mm 1.2.4 Nguồn Cs-137 Nguồn thu nhỏ hình trụ chứa nguồn Cs-137 được bao bằng thép không gỉ (stainless steel) Nguồn này thường được sử dụng cho hệ thống nạp nguồn sau từ xa cho việc điều trị phụ khoa trong xạ trị áp sát Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ đi tính phân bố liều của nguồn Cs-137 có cấu tạo như sau: Nguồn Cs có chiều dài 5mm với đường kính ngoài 0,72mm, thành phần phóng. .. pháp khác để tính suất liều như phương pháp sử dụng tính liều khi biết kerma không khí trong không khí và phương pháp tính đối với nguồn tuyến tính, tuy nhiên chúng không được trình bày trong luận văn này Cần chú ý đến các công thức tính g(r) và F(r, θ), ở các phần sau chúng tôi sẽ tính các giá trị này đối với nguồn Ir-192 và Cs-137 1.3.3 Yêu cầu về độ chính xác trong việc cấp liều cho bệnh nhân Trong. .. tính tính dị hướng do sự phân bố liều gây ra bởi nguồn trong môi trường tán xạ Trong khi hàm liều xuyên tâm g(r) dùng để tính sự phụ thuộc vào độ sâu của liều trong môi trường tán xạ dọc theo trục vuông góc của nguồn thì hàm dị hướng F(r,θ) tính tính dị hướng của liều so với liều ở trục vuông góc của nguồn Sau đây, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về công thức và các đại lượng mới này A/ Công thức tổng quát trong. .. Trong xạ trị áp sát, độ chính xác của suất liều là cần thiết để nắm được các kết quả của những nghiên cứu khác nhau khi sử dụng các đồng vị phóng xạ và đưa ra các hệ thống lập kế hoạch điều trị Việc hiểu biết rõ hơn trong xạ trị áp sát ở khoảng từ vài phần chục mm đến vài mm sẽ giúp ích cho việc phát triển các thiết bị lâm sàng và hiệu quả sử dụng ở các trường hợp Biết được chính xác sự phân bố liều. .. vị chính xác các nguồn trong trong cơ thể bệnh nhân là rất quan trọng Ngoài sự giảm liều theo bình phương khoảng cách, do cấu trúc không đối xứng và do ảnh hưởng của các lớp vỏ bao bọc quanh nguồn, sự phân bố liều xung quanh nguồn cũng có tính không đồng nhất (tính dị hướng) Điều này cần được xét đến trong tính toán phân bố liều bên trong bệnh nhân [20] Chính vì vậy, người ta cần dùng các chương trình . sử dụng để áp dụng trong tính liều xạ trị áp sát. Nội dung chủ yếu của luận văn là tìm hiểu và áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều của một số nguồn. TRẦN SỸ HUY ÁP DỤNG EGSnrc TRONG VIỆC TÍNH PHÂN BỐ LIỀU QUANH NGUỒN PHÓNG XẠ DÙNG TRONG XẠ TRỊ ÁP SÁT Chuyên ngành: VẬT LÝ

Ngày đăng: 19/03/2013, 09:34

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Cấu tạo nguồn Ir bao plantinum và bao stainless steel [23] Sau đây là các thông số về nguồn Ir-192 (bảng 1.2) - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 1.1..

Cấu tạo nguồn Ir bao plantinum và bao stainless steel [23] Sau đây là các thông số về nguồn Ir-192 (bảng 1.2) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.3. Hình thức tính liều AAPM - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 1.3..

Hình thức tính liều AAPM Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.1. Quá trình tương tác photon - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 2.1..

Quá trình tương tác photon Xem tại trang 27 của tài liệu.
DOSRZnrc: ghi liều trong hình trụ phổ biến. - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

nrc.

ghi liều trong hình trụ phổ biến Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 2.4. Giao diện khai báo cấu trúc hình học của chương trình EGSnrc - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 2.4..

Giao diện khai báo cấu trúc hình học của chương trình EGSnrc Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 2.6. Giao diện các thông số Monte Carlo trong chương trình EGSnrc C/ Vùng ghi liều  - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 2.6..

Giao diện các thông số Monte Carlo trong chương trình EGSnrc C/ Vùng ghi liều Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 2.7a. - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 2.7a..

Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 3.1. Vị trí nguồn trong  phantom nước  (Lưu ý: kích th ướ c  - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.1..

Vị trí nguồn trong phantom nước (Lưu ý: kích th ướ c Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 3.3. Thành phần mật độ vật liệu trong mô phỏng [3] Vật liệu Mật độ (gcm-3 )  Stainless Steel  - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Bảng 3.3..

Thành phần mật độ vật liệu trong mô phỏng [3] Vật liệu Mật độ (gcm-3 ) Stainless Steel Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 3.2. Giao diện của EGS_GUI  Sau đây là hai ví dụ cho việ c khai báo trong EGS_GUI - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.2..

Giao diện của EGS_GUI Sau đây là hai ví dụ cho việ c khai báo trong EGS_GUI Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.3.Ví dụ 1 khai báo trong EGS_GUI - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.3..

Ví dụ 1 khai báo trong EGS_GUI Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 3.4. Ví dụ 2 khai báo trong EGS_GUI - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.4..

Ví dụ 2 khai báo trong EGS_GUI Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 3.5. Giao diện của EGS_INPRZ - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.5..

Giao diện của EGS_INPRZ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 3.6. Ví dụ khai báo source cho nguồn Ir bao plantinum - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.6..

Ví dụ khai báo source cho nguồn Ir bao plantinum Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 3.7. Ví dụ khai báo Transport Parameter cho nguồn Ir bao plantinum - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.7..

Ví dụ khai báo Transport Parameter cho nguồn Ir bao plantinum Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.5. Giá trị hệ số ac ủa nguồn Ir bao plantinum Ir bao plantinum  - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Bảng 3.5..

Giá trị hệ số ac ủa nguồn Ir bao plantinum Ir bao plantinum Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 3.8. Đồ thị hàm g(r) đối với nguồn Ir bao plantinum - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.8..

Đồ thị hàm g(r) đối với nguồn Ir bao plantinum Xem tại trang 48 của tài liệu.
Có thể thấy được là việc dùng phổ 2 phổ đều cho kết quả gần giống nhau như hình 3.8. - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

th.

ể thấy được là việc dùng phổ 2 phổ đều cho kết quả gần giống nhau như hình 3.8 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 3.9. Giá trị hệ số ac ủa nguồn Cs-137 - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Bảng 3.9..

Giá trị hệ số ac ủa nguồn Cs-137 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 3.10. Đồ thị hàm g(r) đối với nguồn Cs - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.10..

Đồ thị hàm g(r) đối với nguồn Cs Xem tại trang 50 của tài liệu.
Khai báo trong chương trình theo như hình vẽ sau: (hình 3.11) - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

hai.

báo trong chương trình theo như hình vẽ sau: (hình 3.11) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 3.12. Bảng giá trị DF(r,θ) đối với nguồn Cs Khoảng cách (cm)  - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Bảng 3.12..

Bảng giá trị DF(r,θ) đối với nguồn Cs Khoảng cách (cm) Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 3.14. Đồ thị DF(r,θ) của nguồn Cs-137 - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

Hình 3.14..

Đồ thị DF(r,θ) của nguồn Cs-137 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng A1. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao plantinum, sử dụng phổ Ir192bare.spectrum theo công thức của bài báo - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A1. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao plantinum, sử dụng phổ Ir192bare.spectrum theo công thức của bài báo Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng A3. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao plantinum, sử dụng phổ Ir_alpha_omega.spectrum theo công thức của bài báo - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A3. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao plantinum, sử dụng phổ Ir_alpha_omega.spectrum theo công thức của bài báo Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng A5. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192bare.spectrum theo công thức của bài báo - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A5. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192bare.spectrum theo công thức của bài báo Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng A7. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192_best_Industries.spectrum theo công thức của bài báo - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A7. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192_best_Industries.spectrum theo công thức của bài báo Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng A8. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192_best_Industries.spectrum theo AAPM TG-43 - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A8. Giá trị DF(r,θ) nguồn Ir bao stainless steel, sử dụng phổ Ir192_best_Industries.spectrum theo AAPM TG-43 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng A9. Giá trị DF(r,θ) nguồn Cs theo công thức của bài báo - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A9. Giá trị DF(r,θ) nguồn Cs theo công thức của bài báo Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng A10. Giá trị DF(r,θ) nguồn Cs theo AAPM TG-43 - Áp dụng EGSnrc trong việc tính phân bố liều quanh nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát

ng.

A10. Giá trị DF(r,θ) nguồn Cs theo AAPM TG-43 Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan