Những Kỹ Năng Dành Cho Ứng Viên Khi Đi Phỏng Vấn pptx

9 562 2
Những Kỹ Năng Dành Cho Ứng Viên Khi Đi Phỏng Vấn pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những Kỹ Năng Dành Cho Ứng Viên Khi Đi Phỏng Vấn Từ mục tiêu ban đầu là mong muốn mình sẽ tìm được một công việc ưng ý đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Và để có được vị trí mong muốn đó bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình qua mỗi lần tiếp xúc. Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi phỏng vấn. Để được như ý muốn và có hiệu quả cho buổi phỏng vấn thì mình cần phải có một số kỹ năng chuyên môn và bên cạnh đó cần có thêm một số kỹ năng mềm để hỗ trợ cho sự thành công của bạn. - Trước khi được một công ty nào đó mời đi phỏng vấn bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh và điểm yếu của mình, mức lương mong muốn… Đồng thời, bạn nên tìm hiểu về công ty hoạt động trong ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, các thành công mà cty đã đạt được. - Tham khảo trước các câu hỏi mà các nhà tuyển dụng có thể hỏi mình trong buổi phỏng vấn và chuẩn bị những câu trả lời cho phù hợp. Ví dụ như: - Hãy cho chúng tôi biết về anh/chị cùng những kinh nghiệm riêng - Anh/Chị nghĩ mình sẽ làm gì trong 5 năm tới? - Hãy kể về quá trình hoc tạp của Anh /Chị? - Anh/Chị có những điểm mạnh, điểm yếu gì? … - Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ hoàn chỉnh và có thẩm mỹ vì điều này sẽ có ấn tượng rất lớn đối với nhà tuyển dụng nó tạo cho NTD thấy được tính cách của bạn thông qua bộ hồ sơ. Và điều quan trọng nữa là khi dự phỏng vấn bạn nên có một trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề và ngay ngắn không nên ăn mặc lòe loẹt, nhằm tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng về hình thức bên ngoài đồng thời cũng khắc phục những khuyết điểm về hình thức 1 cách kính đáo… - Tiếp đến là bạn nên chuẩn bị trước cho mình một bản phát thảo về những kinh nghiệm của mình trong công việc trước đó mà mình đã từng làm. - Đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ hoặc trước 15 phút để chẩn bị tinh thần - Phong cách tự tin mạnh dạng, tác phong đúng mực sẽ gây sự chú ý cho nhà tuyển dụng đối với mình - Đến giờ và mình được mời vào phòng để được phỏng vấn. Cần phải gõ cửa trước khi vào và được sự đồng ý của người phía trong. Cần chú ý đến tướng đi của mình, cách cầm hồ sơ sao mà có thiện cảm cho nhà tuyển dụng, tư thế ngồi nên đĩnh đạc, nghiêm túc, không nên ngồi ngay nếu chưa được người phỏng vấn mời bạn ngồi. Trong quá trình phảng vấn, nên có biểu hiện thái đọ cầi thị, biết lắng nghe và nhìn thẳng người khi mình đang nói chuyện, hơi nghiên mình về phía trước một chút, tránh ngồi tựa lưng ra phía sau điều này sẽ gây cảm giác thiếu lịch sự, tránh ngồi kép nép co rúm vào một góc ghế hoặc tỳ tay nghiên hẳn về phía trước tao ấn tượng cho người tuyển dụng về bạn là người nhút nhát. - Chuẩn bị một tinh thần hết sức minh mẫn không đè nặng cho tâm lý căng thẳng, luôn giữ bình tĩnh tự tin cởi mở chân thật và đừng biểu hiện sự lo lăng trên khuôn mặt - Nhìn thẳng khi bước vàophòng và hãy nở một nụ cười thật tươi, thân thiện. - Nên có một cái bắt tay thật chặt thể hiện sự lịch lãm nhanh nhẹn, đừng nên lạnh nhạt hay quá thô lỗ - Bạn nên lắng nghe thật kỹ câu hỏi của NTD. Nếu gặp câu hỏi khó “trật tủ”, bạn hãy hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh rồi suy nghĩ cách trả lời. Lắng nghe kỹ người phỏng vấn hỏi gì, trả lời hết các câu hỏi, ngắn gọn đúng ý, không trả lời lòng vòng màu mè ấp úng. Tránh cắt ngang lời khi người phỏng vấn đang nói, cần phải đợi họ nêu xong rồi mới trả lời và cũng không nên từ từ đủng đỉnh để họ phải nhắc nhở - Cần chú ý đến ánh mắt của mình, điều này rất quan trọng. Bạn phải có một sự diễn cảm thật tốt về con người bạn qua ánh mắt của bạn. ánh mắt trong lúc nói chuyện mà bạn cứ liếc ngang liếc dọc hoặc để ý đến các chi phối khác thì dễ tạo cho người phỏng vấn một ấn tượng không tốt về bạn. Tương tự, nếu ánh mắt bạn mà cứ ngúng nguẩy, liếc tình thì sẽ gây cảm giác hiểu bạn là người không mấy đứng đắn. - Cần lựa chọn đại từ xưng hô cho đúng mực, nếu là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh tốt nhất là thưa Ông hoặc Bà, hoặc Anh và danh xưng mình là tôi (nếu ngoài phỏng vấn còn trẻ, các bạn nữ có thể xưng là em, nhưng cần nhớ phải gọi là "thưa anh" để tránh hiểu nhầm). Còn với các công ty hay cơ quan trong nước, tùy từng trường hợp cụ thể để bạn lựa chọn ngôi danh xưng. - Nếu người phỏng vấn lớn tuổi, bạn cũng có thể xưng là cháu nhưng phải chú ý dài từ, có nghĩa là đừng cho người ta cảm giác bạn đang xưng hô chú cháu theo kiểu gia đình. - Đừng khua tay trước mặt, dứt tóc, gõ tay lên bàn hay có những động tác không cần thiết, nhưng bạn vẫn có thể dùng tay để diễn đạt một điều gì đó. - Hãy tỏ ra quan tâm đến những gì người phỏng vấn nói. hãy đáp lại bằng cách mỉm cười, gật đầu và nói những câu khẳng định như: "tôi biết", hay "điều này rất hay", - Đừng nhìn đồng hồ. Việc này sẽ làm cho bạn tỏ ra là mình đang vội và có việc khác quan trọng hơn cuộc phỏng vấn. Bên cạnh những điều trên thì trong một cuộc phỏng vấn thì ứng viên cần nên có thêm một số kỹ năng dưới đây để tăng thêm sự thành công cho buổi phỏng vấn: Kỹ năng chuyên môn: - Kinh ngiệm trong vị trí ứng tuyển - Trình độ chuyên môn Kỹ năng hỗ trợ - Kỹ năng thương thuyết - Biết lắng nghe và nhìn thẳng khi nói chuyện - Có óc sáng kiến, tổ chức - Tự tin và có trách nhiệm - Định hướng nghề nghiệp - Khả năng giao tiếp tốt Chân thật - Thích nghi nhanh với môi trường làm việc - Chứng tỏ bản lĩnh của mình - Cung cách ứng xử và thái độ hòa nhã, ân cần, nhiệt tình - Cần rõ ràng trong công việc - Tổ chức: Tổ chức là một kỹ năng cần thiết cho bất cứ công việc nào. Những nhà tuyển dụng có khả năng phán đoán được một cá nhân có thể xử lý rất nhiều công việc cùng lúc như thế nào thông qua quá trình phỏng vấn. - Bình luận có logic: Trước phỏng vấn, chuẩn bị một danh sách những câu chuyện hoặc những công việc mà bạn đã từng làm qua, có yêu cầu về khả năng bình luận có logic để giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó. Chờ khi thích hợp, hãy mang những chuẩn bị ấy trình bày trong lúc phỏng vấn. Cách bạn thể hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy để người phỏng vấn hiểu được khả năng của bạn thông qua quá trình đáp lại các câu hỏi. - Truyền đạt: thực hành cách nói, hoặc trả lời những câu hỏi phỏng vấn qua gương khi ở nhà. Như thế sẽ kiểm soát được giọng điệu của bạn lúc phát biểu, và để bạn nhìn thấy được những tư thế ứng xử không hợp lý lúc bạn thực hành qua gương. Thực hành cuộc phỏng vấn với một người bạn, qua đó bạn có thể học cách giữ bình tĩnh khi đối mặt với người phỏng vấn. Điềm tĩnh và luôn duy trì mắt trực chỉ với người đối diện. Sẽ rất khó khăn nếu bạn bất đồng ý kiến với một người tự tin và đầy kinh nghiệm như nhà tuyển dụng. Một khi bạn có sự tự tin thì bạn sẽ cầm chắc được nước cờ chiến thắng. - Làm việc nhóm và độc lập: Cũng như trong trường hợp của kỹ năng bình luận có logic, thật là một ý tưởng tốt để chuẩn bị một danh sách với những minh chứng, trong đó bạn là một phần kết quả thành công của nhóm. Những minh chứng này có thể không cần phải đưa vào CV của bạn, nhưng bạn cần phải thể hiện nó khi đối mặt với cuộc phỏng vấn. Khi có thể, hãy trình bày những thành tích của bạn trong việc làm nhóm. Đặc biệt, tốt hơn nếu bạn thể hiện khả năng công tác, phân công và dẫn dắt tốt trong việc làm nhóm. Đừng lo ngại khi đề cập đến những rắc rối mà nội bộ nhóm mắc phải và bạn đã tìm cách vượt qua. Trong một nhóm không có sự đồng tình 100%, sẽ có một vài cá nhân bất đồng quan điểm trong một lúc nào đó. Việc có khả năng để làm việc xuyên qua những vấn đề khó khăn và đi đến kết quả tốt đẹp là một thành công to lớn. - Đảm trách nhiều công việc: Những nhà doanh nghiệp luôn vui mừng khi điều khiển được việc hạ thấp những phí tổn, và cách tốt nhất để làm được điều này là thuê những nhân viên có khả năng làm được nhiều công việc hơn mức bình thường. Đó thường là trường hợp mà một nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả gấp đôi người khác. Những nhân viên này được trả lương theo giờ làm việc của họ, và những nhà tuyển dụng muốn có được một năng suất làm việc vượt mức những gì mà họ trả. Một nhân viên có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng lúc là ứng viên được nhà tuyển dụng chú ý. Và quan trọng hơn nữa là ứng viên cần tránh những điều sau trong khi đi phỏng vấn: - Đi cho biết: Không gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trò chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. - Nghe điện thoại: Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có công việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. - Nói lan man - Nghe điện thoại trong khi đang được phỏng vấn Kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt thể hiện sự tự tin nhanh nhẹn năng động . hơn cuộc phỏng vấn. Bên cạnh những đi u trên thì trong một cuộc phỏng vấn thì ứng viên cần nên có thêm một số kỹ năng dưới đây để tăng thêm sự thành công cho buổi phỏng vấn: Kỹ năng chuyên môn:. nhiều nhiệm vụ cùng lúc là ứng viên được nhà tuyển dụng chú ý. Và quan trọng hơn nữa là ứng viên cần tránh những đi u sau trong khi đi phỏng vấn: - Đi cho biết: Không gì khi n NTD rất bực mình. Những Kỹ Năng Dành Cho Ứng Viên Khi Đi Phỏng Vấn Từ mục tiêu ban đầu là mong muốn mình sẽ tìm được một công việc ưng

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan