GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN ppt

6 1.2K 5
GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN Quận _ Quận 11 Mục đính-yêu cầu:  Tạo cho GV có thói quen quan sát, ghi chép quá trình họat động của trẻ khi lên kế họach thực hiện chương trình. Có theo dõi, trao đổi, ghi chép được những gì trẻ nói, hỏi,làm, cũng như thái độ của trẻ với mọi người… mới thấy được khả năng của từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có thể đưa ra nội dung, phương pháp… giáo dục thích hợp.  Thấy rõ mặt mạnh và mặt yếu của mỗi trẻ  Quan sát mà không ảnh hưởng đến quá trình tham gia họat động của trẻ , để trẻ tự nhiên sáng tạo, tham gia trao đổi ý tưởng cùng bạn , xử lý được các tình huống trong quá trình tham gia chơi .  GV chú ý đến quá trình họat động thay vì kết quả thực hiện các bài tập để qua đó có những biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.  Quan sát , theo dõi, đánh giá quá trình tiến bộ của trẻ bằng hình ảnh( chụp) trong ngày theo từng họat động.Ghi chép các họat động, những cố gắng của trẻ, nhận xét trẻ đã đạt được mục tiêu gì trong chương trình để làm bằng chứng cụ thể.Từ đó lập hồ sơ đánh giá cá nhân  Vì dụ : Mộ số hình ảnh hoạt động quan sát bé Triều Châu ( gởi tài liệu đính kèm bằng hình ảnh )  GV sử dụng hồ sơ đánh giá này để trao đổi với cha mẹ , từ đó tích cực phối hợp. Cha mẹ cũng tham gia quan sát trẻ ở gia đình để bổ sung vào hồ sơ trên( GV có thể đưa yêu cầu nội dung quan sát cho cha mẹ)  GV quan sát, ghi chép, chụp hình khéo léo để trẻ không để ý, tự nhiên tham gia các họat động Thông qua hồ sơ đánh giá trên,giáo viên lập nội dung, kế hoạch hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Qua việc quan sát trẻ, giáo viên định hướng phát triển tiếp cho trẻ các mặt trong buổi chơi tiếp theo Thực hiện:  Tổ chức các nhóm tại đơn vị trao đổi và thảo luận với nhau khi dự các hoạt động quan sát trẻ.  Hàng tháng phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bồi dưỡng , trao đổi, thảo luận và nêu thắc mắc trong quá trình thực hiện hoạt động quan sát  Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV kết hợp quan sát với những tác động hợp lý, kịp thời bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung đồ chơi, nguyên liệu  GV thu thập các sản phẩm họat động của bé:tranh vẽ, nặn, thủ công(chụp), thực hiện bài tập tóan, chữ viết, thiệp trẻ làm…  Chụp hình trẻ họat động trong ngày  Chép lại các câu nói,hỏi, đối thoại trong khi chơi…  Sử dụng các câu hỏi hướng vào việc khơi gợi tưởng tượng, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo, vốn từ và kinh nghiệm sống của trẻ  Thực hiện hồ sơ( với sự giúp đỡ của cha mẹ) Kết quả ban đầu :  Từ hồ sơ đánh giá cá nhân, GV lập kế hoạch , nội dung phù hợp, từ đó lôi cuốn trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú.Các bé làm quen dần với cách chủ động trong các hoạt động ,tự thoả thuận, bàn bạc lập nội dung, kế hoạch hoạt động cùng cô.  Hồ sơ như một cuốn phim về cuộc sống của bé ở trường mầm non, có thể giữ làm kỷ niệm suốt đời( mình đã vẽ gì, học gì, chơi với ai, lớn lên thế nào…)  Phụ huynh phấn khởi vì có được hồ sơ, bằng chứng về sự phát triển và tiến bộ của con mình, từ đó tham gia tích cực vào việc học của con. Đồng thời một số cha mẹ cũng trở thành người cùng lập hồ sơ đánh giá( cung cấp hình ảnh, câu hỏi, hành vi…của trẻ)  Với những biện pháp quan sát trẻ bằng hình ảnh đã giúp giáo viên lập nội dung, kế hoạch phù hợp nhu cầu, khả năng trẻ , trẻ tham gia hoạt động hứng thú , tích cực.  Thực hiện được việc định hướng và phát triển kịp thời cho trẻ Kết luận : Áp dụng hình thức quan sát ,ghi chép để lập hồ sơ đánh giá đã giúp giáo viên thấy được khả năng từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương pháp giáo dục thích hợp .Tuy nhiên, khi nhân diện ra các lớp tại trường cần nghiên cứu tạo điều kiện cho giáo viên lúc nào cũng có máy chụp hình tại lớp để ghi lại hình ảnh của trẻ . Trương Thị Việt Liên Hiệu phó chuyên môn-Trường Mầm non Quận-Q11 TP Hồ Chí Minh . GIỚI THIỆU CÁCH LẬP HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC Trường MN Quận _ Quận 11 Mục đính-yêu cầu:  Tạo cho GV có thói quen quan sát, ghi chép quá trình họat động của trẻ. qua hồ sơ đánh giá trên ,giáo viên lập nội dung, kế hoạch hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Qua việc quan sát trẻ, giáo viên định hướng phát triển tiếp cho trẻ các mặt trong. dõi, đánh giá quá trình tiến bộ của trẻ bằng hình ảnh( chụp) trong ngày theo từng họat động.Ghi chép các họat động, những cố gắng của trẻ, nhận xét trẻ đã đạt được mục tiêu gì trong chương trình

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan