Như chúng ta đã biết, Hà Nội là một đô thị lớn tập trung nhiều thành phần dân cư như tiểuthương, người lao động, công nhân viên chức…trong đó thành phần là cán bộ công nhân viênchức chiế
Trang 1MỤC LỤC
I Tổng quan về thời bao cấp _2 1.Khái lược về thời bao cấp 2 2.Thời bao cấp ở Hà Nội _3
II Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà Nội. 3
1 Đời sống vật chất. 3
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương 3 1.2 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương và nhờ lợi ích khác 18
2 Đời sống tinh thần. 23 III Những kết quả nghiên cứu,ý kiến đánh giá, bình luận _25
Tư liệu tham khảo _29 Sách tham khảo _29 Website 29
Trang 2I Tổng quan về thời bao cấp
1.Khái lược về thời bao cấp
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam (Cụm từ này trong tiếng Anh cónghĩa là “ SUBSIDY ECONOMIC” có nghĩa là trợ cấp, phụ cấp kinh tế) để chỉ một thời
kì mà hầu hết các sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch – một đặc điểmcủa nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản Hàng hoá được nhà nước phân phối theo chế
độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phépvận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Phân phối hànghoá hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộ khẩu được thiết lập theo thời kì này đểphân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người.1 Lương đôi khi cũng trả bằng hiện vật.Thời kì này, nhà nước thực hiện bao cấp trong cả nước ở 7 lĩnh vực: việc làm, nhà cửa,
ăn ở, sinh đẻ, học tập, ăn mặc, đi lại
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc trước năm 1975, song thời bao cấpthường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế của nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu 1976đến năm 1986, tức là trước thời kì đổi mới Đây được coi là giai đoạn thất bại và tùđọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20
Nguyên nhân dẫn đến thời bao cấp:
Việt Nam thế kỷ XX
Tiền
chiến
Chiến tranh Việt- Pháp
Chiến tranh Việt Nam
Thời bao cấp
Đổi mới
Theo sơ đồ trên, ta có thể thấy: bao cấp có xuất phát điểm là hoàn cảnh thời chiến, mộtcuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải có những nỗ lực vượt bậc “ Tất
cả cho tiền tuyến”.” Thóc không thiếu một cân – Quân không thiếu một người” Vàdường như để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành một khối rắn chắc, màmuốn thế, cần ghép cho mọi người vào tổ chức, nói theo một danh từ của lịch sử là
“đoàn ngũ hoá” họ Việc phân phối theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một quá trình
1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_bao_c%E1%BA%A5p
2
Trang 3lớn lao Tất cả những gì thuộc về con người phải được quản lý Sau này, khi chiến tranhkết thúc, nhà nước vẫn chủ trương, giữ cơ chế bao cấp này.
Như vậy, ta thấy được những năm của thời kì bao cấp cũng là những năm chúng taphải khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh ác liệt, cũng là thời kì chúng ta phảigồng mình lên tiến hành cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổquốc Do vậy, ta gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, giáo dục, quốc phòng…Vànhững khó khăn này đã tác động trực tiếp đến đời sống của người dân Việt Nam thời đó
2.Thời bao cấp ở Hà Nội
Hà Nội là một góc của đất nước nhưng lại là một góc tinh tuý nên từ đây, ta có thểphần nào soi chiếu ra rộng hơn về cuộc sống chung của đất nước ngày ấy
Như chúng ta đã biết, Hà Nội là một đô thị lớn tập trung nhiều thành phần dân cư như tiểuthương, người lao động, công nhân viên chức…trong đó thành phần là cán bộ công nhân viênchức chiếm số đông Nhân lực của lực lượng cán bộ công nhân viên chức bao gồm 2 bộ phận.Một là từ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ra đời sau cách mạng tháng 8 Hai là bộ phậncông chức cũ từng làm việc trong vùng tạm chiến trước đây, sau đó tiếp quản miền Bắc, đượclưu dụng.2 Cuộc sống của những cán bộ công nhân viên chức ở Hà Nội thời bấy giờ có nhiềunét tương đồng với cuộc sống của những người dân trên cả nước Tuy nhiên, cuộc sống của họcũng có nhiều nét khác biệt với cuộc sống của người dân bình thường không làm việc cho các
cơ quan nhà nước Nét khác biệt này thường là do đặc thù công việc tạo nên nhưng nhìn chungcuộc sống của họ khá vất vả Đa phần là sống thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn Chỉ có một bộphận là cán bộ cấp cao hay là những công nhân viên chức có công việc “ thời thượng” thì sốngthoải mái, đầy đủ và có nhiều quyền lợi Họ sống tập trung chủ yếu ở 4 quận nội thành là ; quậnHoàn Kiếm, quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình Trong đó tập trung đông nhất
ở quận Ba Đình Ngoài ra một số người sống ở các huyện ngoại thành
II Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà Nội.
1 Đời sống vật chất.
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương
Ở thời đó, công nhân viên chức là bộ phận chiếm số đông ở Hà Nội Tuy họ làmviệc cho các cơ quan nhà nước, hàng tháng được trả lương ( thường là bằng tem phiếu)nhưng cuộc sống của họ nhìn chung vẫn vất vả không kém gì những người dân gắn liền
Trang 4xoay quang cuộc sống thường ngày của những cán bộ công nhân viên chức thời đó màđến giờ kể lại có vẫn khiến con người ta cười ra nước mắt.
Hôm nay gạo hết con đang ốm
Đã quá trưa rồi, bếp lạnh tanh
đều nhỏ, có cái chỉ 9m2, nhiều là 28m2 hoặc có thể hơn
một chút Căn nhà như vậy chính là nơi cư trú của một
gia đình nhiều thế hệ: ông bà, bố mẹ, con cái Có khi
còn cả 4 thế hệ cùng chung sống
Mỗi căn hộ thường có 2 phòng cùng một khu phụ
( bếp, nhà xí, nhà tắm) Khu phụ thường là nơi các gia
đình nuôi lợn, gà, chim… để tăng gia sản xuất Thời ấy
Ảnh: Khu phụ (bếp)
có rất nhiều những câu chuyện bi hài về 4 thế hệ cộng sinh với các vật nuôi trong mộtkhông gian chật hẹp Bà Đặng Thị Kim Sơn, bác sĩ ở Bệnh viện Việt - Xô kể lại: “ Cómột lần buổi sáng đi làm, đóng cửa chuồng lợn không kĩ, lợn vào buồng ngủ phá phách,
ỉa đái hết cả ra nhà…Bực thì bực nhưng sợ nhất “ thủ trưởng” lợn ốm Chồng ốm, con
ốm còn tống cho mấy viên thuốc chứ “thủ trưởng” đã ốm thì thiệt hại về kinh tế, là dởkhóc dở cười” 4
3 http://tran.quangkhoi.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1623&Itemid=64
4 http://www.tienphong.vn/hoahau/Index.aspx?ArticleID=50476&ChannelID=2
4
Trang 5Còn ông Phạm Trạng, nay đã 80 tuổi thì nói : “ Người ở chung với súc vật, phân gàphân lợn, hôi thối kinh khủng Mình là bác sĩ, mình biết điều đó là mất vệ sinh nhưng vìcuộc sống nên phải chấp nhận” Chúng tôi cũng đã may mắn có dịp được người dân tiểukhu Trung Tự và Kim Liên cho phép vào tham quan khu nhà của họ Dù đã trải qua hơn
20 năm nhưng có nhiều ngôi nhà cho đến nay vẫn “ giữ nguyên và chưa từng thay đổigì” – theo lời của người dân ở đây.5
Diện tích nhà riêng được tận dụng một cách triệt để như vậy chính là nguyên nhândẫn đến sự phát triển của nhà xí công cộng Đến nay người ta vẫn đùa: nhà xí công cộng
là một mảng lớn của xã hội và cuộc sống thời bao cấp Có tận 1001 kiểu nhà xí và cáccâu chuyện xoay quanh nó
không ở cạnh nhà xí, không thì ám ảnh cả đời Có người đã ngậm ngùi nhớ về một thờinhà xí công cộng rồi kể lại chuyện nhà xí ở phố Quán Sứ, về chuyện một lần đi vệ sinh,tức thở quá anh đành đốt chỗ giấy báo mang theo thì bất ngờ bùng lên một ngọn lửaxanh từ phía bể phốt bốc thẳng lên chỗ 2 hòn gạch hình chữ V, và thế là alê hấp, ba chânbốn cẳng anh chạy bật ra khỏi nơi…rùng rợn ấy
Người khác thì kể: mỗi lần đi phải lấy tay bịt chặt miệng, nhón chân đi theo kiểuchiến thuật bởi sơ sẩy một tí là thôi rồi , đã dính “ chưởng” Chỗ nào cũng có ngườichồm hỗm, cái có cửa cái không Nếu đi chung, có một chỗ tàm tạm thì nhường chongười mót hơn ( mà phải là người thân) Chỗ chưa có ai thì bẩn quá Không thể duyệtđược, đành phải chạy theo kiểu chiến thuật tót ra ngoài chờ người kia ra Rồi không dám
đi đâu xa bởi hở ra là có người mới chiếm chỗ như chơi…Người ở ngoài thì chờ trong
Trang 6tâm trạng vậy, người ở trong thì cũng…trần gian lắm nỗi éo le Ngồi thì phải rungmông…bởi các loại côn trùng ở đây thuộc loại nhìn thấy là phải rú lên rồi….
Từ những câu chuyện nhỏ ấy, ta phần nào hình dung được cuộc sống khổ cực,thiếu thốn của người dân Nhưng “ Cái khó ló cái khôn” – Cuộc sống của người Hà Nộilúc đó thật đúng với câu thành ngữ này Người ta luôn biết xoay sở và tìm đủ mọi cáchphù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình cốt để làm sao tăng thêm thu nhập, cảithiện đời sống Họ không chỉ chăn nuôi lợn, gà, trồng rau mà còn làm thêm nhiều nghềnữa Những nghề đó có một số có thể liệt vào loại “xưa nay hiếm” Số nghề này nhiều,đến nỗi có thể sắp xếp theo vần ABC Một số nghề tiêu biểu như: đan, móc
“ Với mức lương giáo viên ít ỏi, tôi vẫn thường phải bấu víu vào nghề đan móc.Tôi thường nghĩ ra kiểu nọ kiểu kia, có lần nhìn thấy ảnh cô gái Nhật khoác một cái túitròn, tôi liền về móc luôn một chiếc giống như thế để dùng, vậy là có nhiều người thích
và đặt mua…” bà Lê Thị Mai, 61 tuổi, giáo viên, nghỉ hưu, số 20, ngõ 189/2, Giảng Võ
kể lại
Ảnh: Áo mút bà Hà Thị Kiệm đan từ những mẩu mút thừa
Hay như bà Hà Thị Kiệm, 85 tuổi, kế toán, ngách 93/19, đường Vương Thừa Vũthì lại mua những mẩu mút thừa , tháo rời ra từng đoạn nhỏ rồi nối lại, đan thành áo.Chiếc áo mút đan bằng tay có đầy mối nối nhưng lại là chiếc áo ấm, diện duy nhất củachồng bà trong hơn 10 năm
Ngoài ra ta còn phải kể tới một số nghề phổ biến khác như nghề cuộn thuốc lá,bơm mực bút bi, dán túi nilon…
6
Trang 7Ảnh: Dụng
nghề cuộn thuốc lá
Khôngchỉ vậy, người dân thời ấy còn nhiều biện pháp khắc phục về tình trạng thấp kém vềđiều kiện sinh hoạt, thiếu thốn về hàng hoá tiêu dùng như: lộn cổ áo sơ mi, píc – kê, đổiống quần trước ra sau, lộn xích xe đạp, quấn lốp xe mòn bằng dây cao su, chế tạo máyphát điện bằng rô – to quay tay, máy tăng điện áp…
Ảnh: Quần áo được vá tíc – kê và lộn cổ
Có thể nói, con người thời bao cấp rất đa năng Một người thường làm rất nhiềucông việc để có thêm thu nhập, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống Họ vừa làmviệc nhà nước, vừa làm thêm bên ngoài Mà làm thêm bên ngoài lại thường cho thu nhậpcao hơn
Bà Thanh Mai (Phúc Xá – Ba Đình) kể lại: lương của cả 2 vợ chồng bà được109đ/tháng nhưng thu nhập từ máy dệt – công việc làm thêm của gia đình bà là
Trang 8200đ/tháng.6 Đó là với gia đình bà Thanh Mai còn có nhiều gia đình khác thu nhậpngoài còn chênh lệch rất nhiều so với lương nhà nước trả cho Bởi vậy dẫn đến tìnhtrạng một số công nhân viên chức bỏ nghề Thời ấy, hàng loạt thầy cô bỏ nghề Họ chấpnhận xếp giáo án lên đường đi buôn hay đi làm bất kì công việc nào có lợi nhuận hơn để
có tiền chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống
Hồi đấy, theo như một số người kể lại thì lương dạy một tháng của giáo viên khôngbằng một ngày đi buôn Hơn nữa hồi đó người dân ít nhu cầu học tập nên nghề giáokhông thịnh Bởi vậy mà có câu: “ chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” Và còn khánhiều các cán bộ công nhân viên chức ở các ngành nghề khác bỏ nghề, tìm con đườngkhác để sinh sống
Theo lời kể của ông Đỗ Minh Cao ( khu tập thể Viện
khoa học xã hội) thì: “nhiều kỹ sư, bác sĩ, cán bộ giảng
dạy tại Đại học cố gắng học cấp tốc tiếng Pháp, tiếng Bồ
Đào Nha để kiếm 1 suất đi chuyên gia tại Angierie, Ghinê,
Ăngola…Không ít người có trình độ Đại học từ bỏ công
việc của mình đi quản lý lao động hay xuất khẩu lao động
ở Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô…Họ chấp nhận hi sinh chỉ với
hi vọng kiến được ít tiền gửi về cho gia đình”.7
Ảnh: Ông Đỗ Minh Cao
Kiếm tiền đã khó nhưng để sử dụng đồng tiền kiếm được một cách hiệu quả thì lại
là một vấn đề nan giải Thời ấy, cuộc sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào sựphân phối hàng hoá của nhà nước Chế độ này có từ thời kháng chiến chống Pháp đốivới một số nhu cầu như gạo, vải
Từ năm 1960 ở miền Bắc, và từ năm 1975 trên cả nước, chế độ này tiếp tục được
áp dụng rộng rãi, với mấy đặc điểm chính sau đây: Đối tượng được hưởng là nhữngngười thuộc diện ăn lương nhà nước và những người ăn theo (con cái, cha mẹ) Diện mặthàng là những nhu yếu phẩm: gạo, thịt, đường, vải, chất đốt Chế độ bán là có địnhlượng khác nhau, tuỳ từng đối tượng Giá bán là giá cố định của nhà nước (có một sốtrường hợp thì áp dụng chế độ cho không như quần áo khi đi nước ngoài, thuốc men khi
ốm đau, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông) 8
6 Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 92
7 Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 99
8 Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 41
8
Trang 9Ảnh: Cửa hàng bán phụ tùng xe đạp
Ngoài những mặt hàng thiết yếu hàng ngày kể trên, tuỳ theo những điều kiện cụthể, chế độ này còn được áp dụng đối với một số mặt hàng thông dụng khác như nhà ở,
xe đạp và phụ tùng xe đạp, radio, quạt, một số đồ dùng gia đình, sữa đối với những bà
mẹ thiếu sữa… Đối với những cán bộ công nhân viên chức bình thường, họ không cócửa hàng phục vụ riêng như đối với các cán bộ cấp cao Những người này thường muahàng tại các cửa hàng trong thành phố Hộ khẩu ở đâu thì mua hàng ở cửa hàng thuộcnơi đó quản lý chứ không có chuyện thích mua ở đâu cũng được như bây giờ
Ảnh: Áo len trẻ em được bán trong các cửahàng thời bao cấp
Trang 10Tem phiếu là bộ phận quan trọng nhất của chế độ phân phối nhà nước Nó giữ vaitrò trung gian Nó không phải là tiền nhưng lại là tiền Nó không phải là hàng hoá nhưng
nó là một loại vé để lĩnh hàng hoá Chẳng thế mà thời bao cấp còn có tên gọi khác là “thời tem phiếu”
Ảnh: Tem phiếu mua thịt
Tem phiếu được áp dụng với những nhu yếu phẩm có tính chất thường xuyên vàmột số nhu yếu phẩm có tính chất nhất thời Mỗi loại nhu yếu phẩm có một loại temphiếu riêng: tem phiếu gạo ( sau ổn định thành sổ gạo), phiếu thịt ( đôi khi dùng để muadầu ăn, cá, đậu phụ nếu không có thịt để bán), vải mặc, chất đốt ( dầu hoả, than, củi…tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể).9 Ngoài ra còn có sổ mua hàng gia đình để mua hàng Tết( mứt, rượu, đậu xanh, gạo nếp, thuốc lá, chè), sổ mua phụ tùng xe đạp, sổ đăng kí radio
để mua pin chạy radio, phiếu mua hàng cho đám cưới, đám tang…
9 Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 47
10
Trang 11Ảnh: một số tem phiếu được sử dụng mua hàng trong thời kỳ bao cấp
Sự phân phối hàng hoá cùng với tem phiếu đã gây cho người dân không ít khó khăn trong cuộc sống Thời nay, nếu như có tiền ta có thể mua một món đồ mà ta ưng ý trong vòng 10 phút nhưng thời bao cấp, việc mua hàng không đơn giản như vậy chút nào.Ngay một việc nhỏ - mua hàng thôi người dân đã phải tốn bao thời gian,công sức
Ảnh: Phiếu mua chất đốt
Hầu hết những ai từng sống trong thời bao cấp thì đều biết đến cảnh xếp hàng.Người ta phải dậy từ rất sớm, nhiều người phải ngủ qua đêm ngay trước cửa hàng để giữchỗ Mỗi người mang theo một hòn gạch, cái nón hay cái rổ, cái rá để nhận chỗ, thếnhưng cũng cứ phải đứng đấy, chứ đi khỏi là người khác chiếm chỗ mất Mà thườngngười đi mua phải là nam giới thì mới đủ sức lực để mà xếp hàng để mà chen lấn, xôđẩy Một người mà đã từng sống và trải qua cảnh xếp hàng kinh hãi trong thời bao cấpbồi hồi nhớ lại: “ tôi còn nhớ như in hình ảnh người xếp hàng chen nhau trước cửa hàng
chỗ”
Trang 12Ánh: Cảnh xếp hàng thời bao cấp
Thế nhưng, dậy sớm xếp hàng, giữ được chỗ cũng chưa chắc đã mua được hàng.Ông Xuân, nhà số 2, ngõ 1, Kim Mã kể lại: “ sáng dậy thật sớm, vợ tôi đi làm ca sángdặn tôi ở nhà bế con đi gửi và cầm tem phiếu xếp hàng Gửi được con xong ra đến nơi,xếp hàng đến 30 người, mình đứng cuối cùng Đến 15 người thì hết hàng thế là mọingười lại lục tục ra về Buổi trưa thì lại xếp hàng mua cá và còn phải nhờ người xếphàng ở chỗ khác mua hộ ít rau Tất cả đều phải xếp hàng, từ mua đậu, rau, mỡ, mắm…Cực lắm”.10 Bởi hồi đó hàng hoá khan hiếm, cung luôn nhỏ hơn cầu Điều này bắtnguồn từ nền kinh tế trì trệ, rồi nạn cửa quyền, gian lận, móc ngoặc giữa một số nhânviên mậu dịch với “con phe”
Do đó, càng ngày định lượng cung cấp cho các cán bộ công nhân viên và nhân dânđều giảm đi, chất lượng các nhu yếu phẩm cũng ngày một kém Điều đó được thể hiệnkhá sinh động qua bài vè của những người cán bộ thương nghiệp: “ Nhất gạo nhì rau –Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi đuối – Cá biển mất mùa – Đậu phụ chua chua – Nướcchấm nhạt thếch – Mì chính có đếch – Vải sợi chưa về - Săm lốp thiếu ghê – Cái gì cũngthiếu”.11 Người chịu khổ trực tiếp từ việc này lúc nào cũng là người dân Đã mất côngxếp hàng, giữ chỗ lại lo chưa chắc đã mua hàng được Người không mua được lo, nhữngngười mua được hàng thì cũng lo
Theo lời kể của ông Lê Đức Thịnh, giáo sư tiến sĩ Dân tộc học, Viện Nghiên cứuvăn hoá thì: “mua được gạo, về nhà vội mở ra xem, thấy gạo không có mùi mốc là tôilâng lâng sung sướng cả ngày” Như vậy có nghĩa là, lo mua hàng, người ta còn có thêmnỗi lo về chất lượng hàng Bởi thế mới có chuyện một chị xếp hàng mãi mới mua đượcsắn để về độn với cơm thì suýt chết vì sắn mình mua Bởi bữa ăn độn sắn bị nhiễm độc
10 http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/vanhoathethao/2007/7/5942.html
11
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/NgamNghi-VietNam/Con_nguoi_va_tu_tuong_thoi_bao_cap/
12
Trang 13do bầm vập vì vận chuyển, giẫm đạp, chen lấn trong các kho bãi…Và còn không ítnhững câu chuyện khác nữa xảy ra xung quang việc xếp hàng và mua hàng này Có thểnói đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của thời bao cấp.
Ảnh: Hòn đá dùng để xếp hàng giữ chỗ mua lương thực
Không chỉ khổ về cái ăn, cái mặc, về nhà cửa…các cán bộ công nhân viên chứctại Hà Nội nói chung và toàn thể nhân dân Việt Nam nói riêng còn khổ vì phải sốngtrong cơ chế quản lý “ nghẹt thở”, máy móc của nhà nước Chúng ta thật khó có thể hìnhdung: “ để mua được chiếc xe đạp thống nhất, tôi phải có thành tích xuất sắc trong laođộng sản xuất sau khi mua xe, tôi phải mang xe, hoá đơn, hộ khẩu, chứng minh thư đếncông an khu phố để đăng ký Sau 1 – 2 ngày họ cấp giấy chứng nhận sở hữu và biển số
xe Lúc đó tôi hay phải làm thêm giờ nên cơ quan còn yêu cầu phải đăng ký số khung xetrên giấy chứng nhận làm ngoài giờ để họ dễ quản lý” (ông Lê Gia Thuỵ, 65 tuổi, trung
tá công an, phố Lương Khánh Thiện)12
Trang 14Ảnh: xe đạp – tài sản vô giá của người dân thời bao cấp
“Xe đạp của tôi đăng ký ở Hải Phòng, khi chuyển công tác về Hà Nội tôi phảilàm thủ tục chuyển vùng cho cái xe để công an cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu mới.Nếu không chuyển vùng thì không được cấp sổ mua phụ tùng để thay thế mỗi khi xehỏng” ( Bà Lê Thị Thắng, 64 tuổi kể lại).13 Đấy là còn chưa kể đến từ lúc bắt đầu mua
xe đến khi được sử dụng hợp pháp cái xe, chủ sở hữu phải đi đến nhiều phòng ban xingiấy xác nhận, làm thủ tục đăng ký rất rườm rà, lâu la rồi mới được sử dụng Mà mỗi lầnđến một phòng ban nào đó để xin được tờ giấy xác nhận đâu phải là chuyện đơn giản,người ta còn hẹn ngày, hẹn giờ gặp Có khi đến theo lịch hen cũng không gặp được bởingười chịu trách nhiệm đi vắng….Sự nghẹt thở của cơ chế quản lý của nhà nước cònđược thể hiện qua rất nhiều câu chuyện khác nữa được kể lại về thời bao cấp Nhà nướckhông cho người dân làm thế này, không cho người dân làm thế khác
13 Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế Giới, Trang 61
14
Trang 15Ảnh: Giấy chứng nhận ở hữu xe đạp
Tiểu biểu như câu chuyện của các nhà thơ, nhà văn Họ nhận thấy những sai lầmcủa đất nước Họ viết những tác phẩm nhằm mục đích nói lên sự thật Nhà nước takhông những không để ý, xem xét mà còn có những biện pháp ngăn chặn, cấm đoán,quản lý, kiểm soát gắt gao Câu chuyện của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là một điểnhình Ngay sau khi ông in bài thơ dài: “ Tản mạn thời tôi sống” ở báo văn nghệ thì đã bị
“ rầy rà” to Đang theo học Đại học Nguyễn Du, khoa I, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã
bị lãnh đạo buộc thôi học…14 Bởi vậy, dù nói thế nào đi nữa người chịu khổ vẫn lànhững người thấp cổ bé họng mà thôi
Đến ngày Tết, cuộc sống của những cán bộ côngnhân viên chức Hà thành lúc đó như được khuấy động.Nhà nào cũng lo chuẩn bị cho Tết, tạo nên một không khíchung rất nhộn nhịp Hồi đó mỗi gia đình cán bộ côngnhân viên chức đều có một tiêu chuẩn Tết Và điều lolắng nhất của mỗi gia đình là làm sao mua được hết các tiêu chuẩn gạo, thịt và “tiêu