Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, kỹthuật được xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước.. Chính vì vậy đòihỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dự
Trang 1Giảng Viên: TS Vũ Thế Bình.
Sinh Viên: Phạm Thị Thanh Thủy.
Lớp: Kinh tế Xây Dựng K9.
Trường: Đại Học Hải Phòng.
Mục lục
Chương mở đầu………….……… ……… ……… 3
Chương 1……… ……… ……… 3
A Khái niệm về tầm quan trọng của dự án đầu tư ……… …3
I Khái niệm phân loại đầu tư ……….……….…… 3
1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đầu tư…… ……… 3
2 Phân loại đầu tư……….……… ……3
II Khái niệm, vai trò và yêu cầu của dự án đầu tư ………6
1 Khái niệm dự án đầu tư ……….………….6
2- Vai trò của dự án đầu tư trong đầu tư ………7
3 Yêu cầu của một dự án đầu tư ……….………… ….… 8
4 Phân loại dự án đầu tư … 9
B Nội dung cơ bản của dự án đầu tư ………… ……….…… 10
I Phân tích cơ hội đầu tư ……….……….……….…… 10
1 Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư ………….……….…… 10
2 Cơ sở pháp lý để hình thành dự án ……… ………… 10
3 Phân tích tình hình thị trường ……… ………… 10
4 Ưu thế sản phẩm trên thị trường, khả năng đầu tư của doanh nghiệp ……… ………11
5 Phân tích các yếu tố lựa chọn sản phẩm, sản lượng trên cơ sở phân tích các yếu tố thị trường ……… 11
II Sự cần thiết xây dựng dự án ……… 11
1.Mục đích, yêu cầu của dự án ……… ……… ………… …… 11
2 Ý nghĩa của dự án ……….11
Chương 2: Vài nét về doanh nghiệp ……… 12
Giới thiệu về công ty xây dựng số 5 ……… 12
Trang 2Chương 3: Lập dự án đầu tư mua máy xúc XÚC LIUGONG CLG 225C – GO.95
….21
Tính toán tổng vốn đầu tư ……….……….…21 Phân tích tài chính của dự án ……… ……… … 22 Kết luận và kiến nghị ……… ……….……… 30
Trang 3CHƯƠNG MỞ ĐẦU TRÌNH BÀY TẦM QUAN TRỌNG KHI GIẢI QUYẾT
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC MỤC TIÊU.
Ngày nay xây dựng đang là một trong những nghành trọngđiểm của nước nhà Để thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đạihoá đất nước thì Nghành Xây dựng đóng một vai trò hết sức to lớn vàquan trọng
Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, kỹthuật được xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước Quy mô nhữngcông trình ngày càng đa dạng và hiện đại, nhằm phục vụ cho nhu cầuđời sống ngay càng cao của nhân dân cũng như góp phần không nhỏlàm đẹp hình ảnh của Đất nước
Các công trình ngày nay không chỉ đòi hỏi về độ bền độ vữngchắc mà còn đòi hỏi cao về thẩm mỹ và nghệ thuật Chính vì vậy đòihỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải đầu tưnâng cao dây chuyền công nghệ, cải tiến biện pháp thi công và ngàycàng cơ giới hoá Chính vì vậy việc bổ xung, nâng cấp các trang thiết
bị, máy móc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để nhằm cạnh tranh vớicác công ty và tập đoàn xây dựng nước ngoài là điều hết sức cần thiết Cũng hoà chung vào xu thế này Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 5 đã
và đang mạnh dạn đầu tư vào các trang thiết bị và máy móc mới nhằmnâng cao chất lượng thi công xây dựng những công trình có khối lượnglớn đòi hỏi cao về mặt máy móc công nghệ Vì vậy công ty quyết định
Trang 4đầu 1 số loại phục vụ thi công xây dụng công trình mới như: máy trộn
bê tông, máy xúc, máy đào, máy phát điện, ôtô vận chuyển vật liệu
Để đạt được mục tiêu cải tiến máy móc trang thiết bị, công ty CổPhần Xây Dựng Số 5
Đã lập dự án đầu tư để xem xét tính khả thi của dự án, lợi nhuận từ dự
án đem lại là bao nhiêu, đóng góp của dự án váo Ngân Sách Nhà Nướcnhư thế nào để trình các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết địnhcấp vốn cho công ty
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LẬP DỰ ĐẦU TƯ
A – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG DỰ ÁN ĐẦU
TƯ
I Khái niệm và phân loại đầu tư:
1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đầu tư:
a Khái niệm: Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt đượcnhững lợi ích lâu dài trong tương lai
Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến rủi ro bất trắc,A.samuelson đã quan niệm rằng “đầu tư là đánh bạc với tương lai” Theo A Dam Smiththì “ Đầu tư là một hoạt động làm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân , công ty, xã hội vớimục đích cải thiện và nâng cao mức sống…”
b Đặc trưng của đầu tư :
+ Phải là hoạt động diễn ra trên thị trường,
+ Phải có sự tiêu tốn vốn ban đầu,
+ Phài diễn ra theo một quá trình: thường được chia làm 3 giai đoạn là : giai đoạn tiềnđầu tư, giai đoạn đầu tư, giai đoạn khai thác
+ Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm,
+ Mọi quá trình đầu tư đều phải có mục đích
2 Phân loại đầu tư:
Trang 5a Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô:
Chia đầu tư thành các loại như sau:
- Đầu tư tăng trưởng thuần túy: Đó là các loại đầu tư mà lợi ích của nó chỉ mang lại lợinhuận ròng cho chủ đầu tư mà không làm gia tăng giá trị ròng cho xã hội Kết quả củaquá trình đầu tư này là dịch chuyển đơn thuần giá trị giữa các nhà đầu tư Vì vậy loạiđầu tư này còn gọi là đầu tư dịch chuyển, ví dụ: Đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán
cổ phiếu…
- Đầu tư phát triển:
Là đầu tư mà kết quả của nó không chỉ làm gia tăng lợi nhuận ròng cho nhà đầu tư màcòn làm gia tăng giá trị cho xã hội Loại đầu tư này bao hàm cả các hoạt động đầu tưtrong đó lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu Ví dụ: Đầu tư cho y tế, đầu tư cho giáodục, đầu tư cho bảo vệ môi trường…
b Phân loại theo nội dung kinh tế: Đầu tư của doanh nghiệp chia làm 3 loại:
- Đầu tư vào lực lượng lao động: Đây là hình thức nhằm gia tăng số lượng, chất lượngnguồn lao động của doanh nghiệp qua các chương trình nhân sự
- Đầu tư vào tài sản cố định: Đây là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạtđộng, nâng cao chất lượng các loại tài sản cố định thông qua các hoạt động mua sắm, xâydựng cơ bản
- Đầu tư vào tài sản lưu động: Đây là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt độngthông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng qui mô vốn lưuđộng ròng (NWC) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
c Phân loại mục tiêu đầu tư:
Người ta chia đầu tư thành các loại:
- Đầu tư mới: Là hình thức đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ đầu tư được
sử dụng để xây dựng một cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách pháp nhân riêng
- Đầu tư bổ sung thay thế: Là hình thức đầu tư vốn đầu tư được dùng để trang bị thêm,hoặc thay thế cho những tài sản cố định hiện có của một doanh nghiệp đang hoạt động,
mà không làm hình thành nên một doanh nghiệp mới độc lập với doanh nghiệp cũ
Trang 6- Đầu tư chiến lược: là loại đầu tư mà trong đó vốn đầu tư được sử dụng để tạo ra nhữngthay đổi cơ bản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thay đổi cảitiến sản phẩm, phát triển một thị trường mới…
- Đầu tư ra bên ngoài: Là hình thức đầu tư là trong đó một phần tài sản của doanhnghiệp được dùng để tham gia đầu tư vào một đối tượng đầu tư khác, không thuộc quyềnquản lý của doanh nghiệp ban đầu
d Xét theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư:
Quá trình đầu tư có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Đầu tư độc lập: Là loại đầu tư mà việc có thực hiện đầu tư đó hay không cũng khôngảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tư khác
- Đầu tư phụ thuộc: Là loại đầu tư mà đối tượng đầu tư được chấp thuận đầu tư haykhông sẽ có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tưkhác
- Đầu tư loại bỏ: Là loại đầu tư mà khi một đối tượng đầu tư này được chấp nhận thìmột đối tượng đầu tư khác bị loại bỏ
e Xét theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào một đối tượng đầu tư:
Theo cách phân loại này có các đầu tư sau:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn và người trực tiếp quản
lý điều hành khai thác đối tượng đầu tư là một
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn va người quản lý không phải
là một
- Đầu tư cho vay:Thực chất là một dạng của đầu tư gián tiếp, trong đó chủ đầu tư chỉthực hiện chức năng là người tài trợ vốn Chủ đầu tư không tham gia quản lý đối tượngđầu tư, không chịu rủi ro mà chỉ hưởng một khoản tiền lãi cố định trên nguồn vốn chovay
f Xét theo nguồn gốc của vốn:
Có các loại đầu tư sau:
- Đầu tư trong nước: Là loại đầu tư mà trong đó nguồn vốn đầu tư được huy độngtrong nước và chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có pháp nhân Việt Nam
Trang 7- Đầu tư nước ngoài: Là loại hình đầu tư mà trong đó có sự tham gia góp vốn của chủ
tư nước ngoài
II Khái niệm, vai trò và yêu cầu của dự án đầu tư
1 Khái niệm dự án đầu tư:
Hoạt động đầu tư là một hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh haydịch vụ nhằm mục đích thu lời trong tương lai
Theo quy định tai nghị định số 177 – CP ngày 20/10/1994 thì án đầu tư là một tài liệutổng hợp những đề xuất vể việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đốitượng nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chấtlượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định
- Xét trên góc độ tổng thể chung của quá trình đàu tư thì dự án đầu tư là một tập tàiliệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày một cách có hệ thống, chitiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn tài nguyên của một các nhân, tổ chứcvào một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéodài trong tương lai
- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn,vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư được xem là một bảng kế hoạch chi tiếtthể hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội, làm căn cứ cho việc ra quyếtđịnh đầu tư và sử dụng vốn
- Xét trên góc độ phân công lao động: thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động
xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ
sở khai thác các yếu tố tự nhiên
- Trên góc độ nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mốiquan hệ biện chứng nhân quả với nhau để giải quyết vấn đề để đạt được mục đích nhấtđịnh trong tương lai
Dự án đầu tư là một công cụ đẻ tiến hành các hoạt động đầu tư nên bên trong nó phảichứa đựng các yếu tố của hoạt động đầu tư, nó phản ánh được các nhân tố cấu thành nênhoạt động đầu tư:
+ Dự án đầu tư phải thể hiện được mục tiêu của hoạt động đầu tư
Trang 8+ Phải xác định và thể hiện được nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu đầu tư.+ Phải xác định được thời hạn có thể thực hiện được mục tiêu và ai là người thực hiệnhoạt động đầu tư này.
2- Vai trò của dự án đầu tư trong đầu tư:
a Đối với chủ đàu tư:
Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng đẻ nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không
Là cơ sở để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn
Là căn cứ cho nhà đầu tư xây dựng kế hoạch đàu tư, theo dõi đôn đốc và kiểm tra quátrình thực hiện dự án
Dự án đầu tư là công cụ giúp nhà đàu tư xá định được cơ hội đầu tư tốt, giảm thiểu rủi ro,giảm chi phí cơ hội
Dự án đầu tư là công cụ để tìm kiếm đối tác liên doanh, là căn cứ soạn thảo hợp đồngliên doanh, giải quyết tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án
b Đối với nhà nước:
Dự án đầu tư là tài liệu để các cấp có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép đầu tư, là căn cứpháp lý để tòa xem xét, giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trongquá trình thực hiện dự án
c Đối với nhà tài trợ:
Dự án đầu tư là căn cứ để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án đé quyết định
có nên tài trợ vốn hay không, tài trợ đến mức độ nào cho dự án để đảm bảo rủi ro ít nhấtcho nhà tài trợ
3 Yêu cầu của một dự án đầu tư:
a Tính khoa học:
Đòi hỏi số liệu phải chính xác, có căn cứ từ những thông tin đáng tin cậy Dự án đầu
tư được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều nội dung tính toán phức tạp đòihỏi người nghiên cứu phải am hiểu trên nhiều lĩnh vực
b Tính khả thi: dự án đầu tư phải có tính khả thi trong thực tế Vì vậy việc xây dựng dự
án phải căn cứ vào tình hình cụ thể cả về không gian, thời gian
c Tính pháp lý: Dự án đầu tư phải được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật vềmặt trình tự, nội dung, hình thức của dự án
Trang 9d Tính hiệu quả: phải được xem xét trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội tuy rằng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu trênhết, song không vì thế mà bỏ qua vấn đề hiệu quả xã hội, cần phải giải quyết tốt mốiquan hệ này trong một dự án đầu tư
e Tính phỏng định: Dự án bao giờ cũng mang tính phỏng định, dù nó được chuẩn bị kĩlưỡng thế nào đi nữa thì cũng chỉ là một bản tài liệu có tính chất dự trù, dự báo về khốilượng sản phẩm, qui mô sản xuất, giá cả, chi phí sản xuất, nguồn tài trợ… chứ chưa phải
là hiện thực Nội dung dự án không thể phản ảnh hết mọi yếu tố trong thực tế có ảnhhưởng tác động, chi phối đến hoạt độn của dự án khi triển khai thực hiện Chính vì vậy
để một dự án hoạt động có hiệu quả, ngoài việc xây dựng dự án đầu tư tốt còn đòi hỏinhà quản trị khi thực hiện phải có khả năng linh hoạt nắm bắt những yếu tố thay đổi củamôi trường nhằm điều chỉnh, bổ sung cho dự án luôn thích ứng với mọi điều kiện, hoàncảnh cụ thể khi thực hiện
4 Phân loại dự án đầu tư:
a Phân loại theo tính chất đối tượng đầu tư:
người ta phân làm 3 loại:
- Các dự án đầu tư về sản xuất kinh doanh dịch vụ có khả năng hoàn vốn
- Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội
- Các dự án đầu tư tổng hợp phát triển kinh tế vùng
b Phân theo mức độ chi tiết dự án:
người ta chia dự án thành 3 loại:
- Dự án tiền khả thi: là một loại dự án sơ bộ được sử dụng chủ yếu là để đánh giá lưachon sơ bộ các cơ hội đầu tư Loại dự án này thường được sử dụng trong trường hợp các
dự án đầu tư có qui mô lớn hoặc dự án có vốn đầu tư của nước ngoài
- Dự án khả thi (còn gọi là luận chứng kinh tế - kỹ thuật): là loại dự án chi tiết dùng đểđang giá dự án nhằm đi đến quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: là dạng rút gọn của luận chứng kinh tế - kỹ thuật, dùng đểnghiên cứu ra quyết định đầu tư cho các dự án có quy mô nhỏ
c Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư:gồm có
Trang 10- Các dự án đầu tư độc lập: Những dự án đầu tư mà việc đánh giá lựa chọn thực hiệnhay không thực hiện dự án này không gây tác ddoonhj trực tiếp đến việc đánh giá lựachọn dự án khác Ngược lại việc quyết định lựa chọn một dự án khác không có tác độngtrực tiếp đến kết quả đáng giá lựa chọn hay không lựa chọn dự án này.
- Các dự án đầu tư phụ thuộc: Những dự án đầu tư mà việc quyết định chấp nhận haykhông chấp nhận dự án này sẽ có tác động dây chuyền đến việc quyết định lựa chọn dự
án khác Ngược lại khi đánh giá lựa chọn dự án này lại chị ảnh hưởng tác động bởi hoạtđộng của dự án khác
- Các dự án đầu tư loại bỏ nhau: Các dự án đầu tư mà nếu dự án này được chấp nhậnthì đương nhiên các dự án khác sẽ bị loại bỏ
d Phân theo phương diện quản lý nhà nước: Có thể chia làm các nhóm :
- Nhóm các dự án đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước
- Nhóm các dự án đầu tư từ nguồn vốn khác
B- NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯI/ Phân tích cơ hội đầu tư:
1/ Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư
2/ Cơ sở pháp lý để hình thành dự án:
- Khi lập dự án đầu tư trước hết căn cứ vào các chủ trương, chính sách Pháp luật củanhà nước
- Nguồn gốc các tài liệu làm cơ sở pháp lý sử dụng
- Xuất xứ của vấn đề và các căn cứ pháp lý
- Phân tích các kết quả diều tra điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội, các đặc trưng về quihoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, của khu vực và của Nhà nước
- Dựa vào những nguyên tắc về đầu tư của Nhà nước mà dự án đầu tư đang hướngđến
- Phân tích mục tiêu của dự án
3/ Phân tích tình hình thị trường:
Đánh giá về nhu cầu hiện tại của sản phẩm, dự báo nhu cầu tương lai về số lượng, chấtlượng, giá cả…của sản phẩm mà dự án dự định triển khai sản xuất
Trang 11- Dự báo tuổi thọ còn lại của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm còn được thịtrường chấp nhận.
- Dự kiến khả năng chiếm lĩnh, thâm nhập thị trường của sản phẩm trong hiện tại vàtương lai
4/ Ưu thế sản phẩm trên thị trường, khả năng đầu tư của doanh nghiệp:
- Phân tích tính ưu việt, những hạn chế của sản phẩm về mặt chất lượng, hình thức,mẫu mã… và hướng khắc phục
- Phân tích khả năng đầu tư dự án dựa trên các yếu tố về nguồn nhân lực của doanhnghiệp
5 Phân tích các yếu tố lựa chọn sản phẩm, sản lượng trên cơ sở phân tích các yếu tố thị trường.
II Sự cần thiết xây dựng dự án:
1.Mục đích, yêu cầu của dự án:
- Tùy thuộc vào loại dự án, quy mô, điều kiện của môi trường đầu tư
- Xác định tính phù hợp và khả thi về ,mặt chính sách, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hộikhu vực hình thành dự án
- Tính phù hợp và khả thi về mặt kỹ thuật, công nghệ, điều kiện tổ chức, quản lý, các yếu
tố tài chính; tính khả thi về mặt thị trường và một số vấn đề cá biệt khác
- Xác định rõ đặc điểm của sản phẩm dự tính sản xuấtvà chỉ rõ thị trường tiêu thụ sảnphẩm của dự án
- Xác định qui mô, năng lực sản xuất mà dự án định đầu tư
- Dự kiến lịch trình sản xuất
2 Ý nghĩa của dự án:
Nêu tóm tắt tính khả thi về mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án toán và được tra theo chương trình được lập
Trang 12CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ DOANH NGHIỆP.
2.1 Giới thiệu về công ty xây dựng số 5.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5
- Tên giao dịch quốc tế: CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 5
Công ty cổ phần xây dựng số 5 (SC5) là một đơn vị sản xuất kinh doanh có
nguồn gốc từ Tổ Hợp Xây Dựng Hòa Bình trước năm 1975 và đã phát triển lên thành mộtdoanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xây dựng số 1 Đến năm 1990, công tyXây dựng số 5 được thành lập và phát triển mạnh trên lãnh vực xây dựng các công trìnhdân dụng và công nghiệp Nhiều sản phẩm đạt huy chương vàng chất lượng cao ngànhxây dựng Cùng với việc Công ty được xếp loại doanh nghiệp hạng I, Công ty đã đónnhận các Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba do Nhà nước trao tặng Cuối năm
2003, công ty đã được chuyển từ đơn vị doanh nghiệp Nhà nước - Công ty xây dựng số 5
Trang 13– thành Công ty cổ phần xây dựng số 5 (SC5) theo quyết định số 1588/QĐ-BXD ngày20/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Qua nhiều năm đã mang lại niềm tin và hạnh phúc cho các khách hàng Cùng vớiviệc áp dụng các phương pháp thi công mới và công nghệ thi công tiên tiến, công ty quyếttâm tiếp tục mang lại cho các khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốtnhất Các công trình thi công luôn đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, trật tự trị an, vệsinh môi trường để mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cho xã hội
Song song với sản phẩm xây lắp truyền thống, Công ty phát triển các sản phẩmkhác như dự án về nhà ở, các dự án chỉnh trang đô thị cho cộng đồng thông qua lĩnh vựcđầu tư và kinh doanh địa ốc của công ty Đến với công ty, khách hàng không chỉ hài lòngvới các công trình có chất lượng, đẹp, mà còn an tâm vì được chăm sóc với các dịch vụ vềtrật tự an ninh và các tiện ích khác cho cuộc sống hằng ngày
Bằng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, trong nhiều năm qua, công ty đãđược các khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và hợp tác
Công ty cổ phần xây dựng số 5 rất mong muốn tiếp tục và mở rộng liên kết, hợptác với các đơn vị để cùng phát triển và góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty.
A Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tập trung vào các lĩnh vực sau:
1 Lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước:
Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính và truyền thống của Công ty bao gồm: xâydựng nhà ở, chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, cáckhu nghỉ mát, trường học, bệnh viện, nhà máy, các công trình cấp thoát nước …
Trang 14Công ty Cổ phần Xây dựng Số 5 đã trúng thầu nhiều công trình có giá trị lớn, đòi hỏi yêucầu cao về tiến độ, biện pháp thi công, chất lượng công trình và đã được chủ đầu tư đánhgiá cao như : CT Bệnh viện 115 (GTHĐ 42 tỷ), CT lô D Chung cư Ngô Gia Tự (GTHĐ
97 tỷ), CT lô S Chung cư Nguyễn Kim (GTHĐ 44 tỷ), Nhà máy nước Bình Dương(GTHĐ 101 tỷ), Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi – lô C (GTHĐ 71 tỷ), Trường ĐH Bách KhoaTP.HCM (GTHĐ 43 tỷ), Tuyến ống phân phối nước sạch Bình Dương (GTHĐ 49 tỷ),Chung cư thế kỷ 21 (43 tỷ) …
Với bề dày kinh nghiệm và năng lực thi công đã được chứng minh qua thực tế, chắc chắntrong thời gian tới Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 sẽ là một nhà thầu xây dựng có sứccạnh tranh cao trong lĩnh vực xây dựng
2 Lĩnh vực đầu tư và kinh doanh địa ốc:
Là hoạt động chủ lực của Công ty Trong thời gian vừa qua Công ty đã thực hiệnthành công nhiều dự án nhà ở lớn, xây dựng các khu đô thị mới cũng như đầu tư xây dựngmột số chung cư trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận 9, Quận Thủ ĐứcTP.HCM
Trong tương lai, hướng đầu tư của Công ty sẽ được chọn lọc kỹ nhằm vào cácphân khúc thị trường có tiềm năng: Liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước xâydựng các căn hộ từ mức trung bình tới cao cấp ở nội thành, vùng ven và một số tỉnh lớntrong cả nước Đồng thời, kết hợp đầu tư các dự án nhà thấp tầng xây dựng theo quyhoạch với tiêu chí đẹp, tiện nghi, góp phần hình thành khu đô thị mới, hiện đại Bên cạnh
đó, dành một phần vốn đầu tư xây dựng các chung cư cho người có thu nhập trung bình
và thấp
3 Lĩnh vực kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng:
Đây là lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty do Xí nghiệp kinh doanh vật tưthương mại & dịch vụ đảm nhận, ngoài việc cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ thi côngcho các công trình của Công ty, đối tượng khách hàng của Công ty còn được mở rộng ra
Trang 15nhiều công trình trong và ngoài Tp.HCM; là đại lý phân phối vật liệu xây dựng của nhiềuCông ty lớn như: Công TNHH Thép Việt, Công ty liên doanh ximăng Holcim, Công tydây & cáp điện CADIVI …
4 Lĩnh vực cho thuê thiết bị:
Lĩnh vực này do Xí nghiệp cơ giới và thiết bị đảm nhận, toàn bộ máy móc, thiết bị,coffa, cây chống, công cụ dụng cụ thi công… ngoài việc phục vụ công tác thi công cáccông trình của công ty còn phục vụ cho thuê các đơn vị, khách hàng có nhu cầu bênngoài
5 Lĩnh vực cho thuê mặt bằng, văn phòng cho thuê:
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh trên, lĩnh vực thuê mặt bằng, văn phòng cho thuê làmột thế mạnh của Công ty do lợi thế là một công ty kinh doanh địa ốc, chủ đầu tư củanhiều dự án lớn; các dự án của Công ty sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì toàn bộtầng hầm và tầng trệt Công ty giữ lại không bán mà để cho thuê như Chung cư D5 VănThánh Bắc có diện tích cho thuê là : 835,74 m2; Chung cư 18 tầng Mỹ Phước Bùi HữuNghĩa Phường 2 Quận Bình Thạnh có diện tích tầng hầm + tầng trệt cho thuê là: 2.299,6m2; Cao ốc văn phòng Công ty 137 Lê Quang Định sẽ hoàn thành vào tháng 12/2007 vớidiện tích văn phòng cho thuê là 4.853 m2; Chung cư Mỹ Kim sẽ hoàn thành vào tháng07/2007 có diện tích tầng hầm + tầng trệt là: 1.627,9 m2
Ngoài ra trong kế hoạch phát triển từ 2007 đến 2015 Công ty sẽ làm chủ đầu tư củanhiều dự án lớn như Chung cư Mỹ Đức đường Xô Viết Nghệ Tĩnh Phường 21 Quận BìnhThạnh có diện tích tầng trệt + tầng hầm là 13.056 m2, Khu quy hoạch đường Nguyễn HữuCảnh Phường 22 Quận Bình Thạnh có tổng diện tích sàn thương mại, dịch vụ là 121.150m2, Chung cư Mỹ Lộc tại Phường 7 Quận 11… hứa hẹn sẽ là một lĩnh vực kinh doanhphát triển tạo ra doanh thu và lợi nhuận đáng kể và ổn định đóng góp vào hoạt động kinhdoanh chung của công ty