Công tác quản lý làng sinh viên:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 40 - 44)

III. Mô hình làng sinh viên hacinco

4. Công tác quản lý làng sinh viên:

Việc xây dựng được một khu ở cho sinh viên đã khó nhưng việc làm sao cho duy trì được khu ở một cách ổn định, lành mạnh lại càng khó hơn. điều này cần phải có sự quan tâm thích đáng của các cơ quan hữu quan các trường có sinh viên , với quy mô làng sinh viên như đã xây dựng ở trên em đơn cử 1 mô hình quản lý như sau :

Để quản lý làng sinh viên cần thống nhất thành lập 1 ban quản lý chung. Phòng công tác quản lý sinh viên của các trường kết hợp với công ty xây dựng, đoàn thanh niên, hội sinh viên trường cùng quản lý. Các đơn vị này sẽ cử người tham gia vào ban quản lý và chịu trách nhiệm đối với từng bộ phận, công việc cụ thể.

-Về phía công ty xây dựng : sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra về mặt chất lượng kỹ thuật công trình, bảo trì các thiết bị trong công trình.

- Về phía phòng công tác quản lý sinh viên của các trường : quản lý các hoạt động chung trong làng sinh viên, cụ thể :

+ Quản lý số lượng sinh viên, đảm bảo không có tình trạng ở chui gây mất ổn định.

41

+ Quản lý và cung cấp các dịch vụ đảm bảo đời sống của sinh viên : điện, nước, dịch vụ ăn, dịch vụ nhà xe.

+ Quản lý hoạt động của sinh viên trong làng sinh viên : học tập, tập luyện chơi thể thao.

+ Quản lý giờ giấc sinh hoạt (quy định giờ tập luyện, vui chơi để không làm ảnh hưởng đến học tập chung của sinh viên ).

+ Quản lý an ninh, môi trường trong khu vực làng sinh viên : kiểm tra giữ trật tự chung, vệ sinh môi trường.

-Về phía ĐTN & HSV cùng phối hợp tham gia quản lý với 2 bộ phận, hưởng ứng và kêu gọi mọi sinh viên chấp hành đúng những nội quy của làng sinh viên đặt ra, tổ chức các hoạt động bổ ích cho sinh viên tham gia để cùng xây dựng một làng sinh viên lành mạnh, trong sạch. Đây là chiếc câu nối giữa ban quản lý, nhà trường và sinh viên, giúp ban quản lý bám sát được thực tế của sinh viên, hiểu được đời sống sinh viên từ đó có những nguyện vọng chỉnh đáng của mình. Tất cả những điều đó khuyến khích, động viên sinh viên học tập và sống tốt hơn.

-Để thực hiện tốt những công việc.

BQL phải thành lập nên những tổ chuyên trách đảm bảo nhận từng công việc. + Tổ quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị chương trình : tổ này đảm bảo nhận tất cả những phần việc liên quan đến kiểm tra chương trình số lượng thành viên của tổ chức này cụ thể giới hạn trong 10 người, những người này đòi hỏi phải được đào tạo về kiến thức xây dựng.

+ Tổ quản lý sinh viên : tổ này chịu trách nhiệm quản lý sinh viên về mặt sinh hoạt trong làng, số lượng, thành phần sinh viên, thực hiện việc đăng ký cho sinh viên vào kỳ thuê phòng ở. Số lượng thành viên của tổ chức là 5 người.

+ Tổ dịch vụ : phụ trách việc quản lý và cung cấp dịch vụ phục vụ đời sống sinh viên. Trong tổ này có thể phân ra từng nhóm nhỏ phục vụ từng mảng riêng chẳng hạn:

* Điện nước có thể phân cho 1 nhóm từ 3 – 5 người đảm nhận, có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ điện nước sử dụng trong làng, theo dõi tình hình sử dụng điện nước của sinh viên, hàng tháng thu tiền phí điện nước, kỉm tra thiết bị điện.

*. Dịch vụ ăn uống: Đây là mảng cần được quan tâm và số người tham gia trong mảng này cần nhiều bao gồm cả những người quản lý chung, nhân viên phục vụ,

42

nấu nướng, có thể tổng số người tham gia là 30 người. Tổ nhóm phụ trách dịch vụ này sẽ đảm nhận luôn cả việc cho phép hoặc không cho phép các tổ chức hoặc hộ cá nhân bên ngoài vào thuê địa điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống.

*. Khu vực trông xe: Công việc này có thể do tổ dịch vụ thuộc BQL thực hiện

hoặc cho phép tư nhân thuê đảm nhận. Nếu là tổ trực tiếp làm cần bố trí người hợp lý, có thể chỉ cần 2 – 3 người làm công việc này.

*. Khu vực vui chơi thể thao: Trong khuôn viên làng sinh viên có cả một khu vui chơi tập luyện riêng được xây dựng hoàn chỉnh nên việc quản lý sử dụng khu này sao cho có hiệu quả và lâu bền là rất quan trọng. Ngoài công việc quản lý về mặt chất lượng sử dụng, nhóm phụ trách khu vực này sẽ đảm nhận luôn các dịch vụ liên quan như: cho thuê, mượn dụng cụ tập, chơi, hướng dẫn và tổ chức dạy.

*. Vệ sinh môi trường: Đây là một bộ phận quan trọng để giữ cho môi trường

làng sinh viên được trong sạch, thoáng đẹp. Do khuôn viên làng rộng nên cần nhiều người tham gia vào công việc này, có thể từ 10 – 20. Nhóm này sẽ đảm nhận vệ sinh trong phạm vi toàn bộ làng sinh viên từ khu vực ở của sinh viên đến các khu vực công cộng trong khuôn viên. Không những thế, nhóm này còn phải chăm lo đến cảnh quan của làng sinh viên: vườn hoa, cây cảnh.

Ngoài ra, BQL còn phải thành lập tổ xung kích có sự tham gia của sinh viên để giữ gìn an ninh, trật tự chung và để đảm bảo thực hiện tốt trách hiệm của mình thì việc liên hệ, phối hợp với công an địa phương là điều rất quan trọng. BQL cần phải xây dựng được tốt mối quan hệ này.

Trong tất cả các công việc BQL cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên cùng tham gia, vừa tạo ra môi trường, điều kiện tốt cho sinh viên, vừa tạo ra thu nhập cho sinh viên. Chẳng hạn như khu vực vui chơi, tập luyện. BQL có thể giao cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đảm nhận bởi vì như thế sinh viên sẽ phải tự chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình điều đó nâng cao ý thức tự quản của sinh viên, sinh viên sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng, đồng thời sinh viên cũng hành động có trách nhiệm với bản thân hơn và lại có việc làm mang lại thu nhập thêm.

Có thể phác thảo mô hình quản lý như sau:

Phòng công tác quản lý sinh viên các Công ty xây dựng Đội tình nguyện hội sinh viên

43

Ban quản lí

44

Với mô hình quản lý như vậy vừa có thể bao quát, bám sát mọi hoạt động, hiện trạng của làng sinh viên từ đó có những biện pháp, định hướng quản lí tiếp theo thích hợp, vừa phối hợp hoạt động được với sinh viên. Hơn nữa sinh viên tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí, xung kích, tham gia các hoạt động của Đảng, Hội sinh viên tổ chức sẽ giúp cho sinh viên tự xây dựng cho mình một môi trường sống & học tập lành mạnh, vui vẻ, tạo lập những mối quan hệ với các sinh viên khác, đặc biệt là tạo được sự hoà hợp giữa các sinh viên của các trường cùng học tập vui chơi, giúp đỡ nhau. Từ đó sinh viên có thể cảm nhận được làng sinh viên như chính nhà mình chứ không còn là nhà trọ nữa. Điều đó lại thúc đẩy sinh viên ý thức giữ gìn và bảo vệ chung.

Đánh giá chung:

Với mức giá, diện tích như vậy là phù hợp trong điều kiện hiện nay. Để đảm bảo chi phí quản lý ta có thể lấy từ việc cho thuê diện tích tầng 1 làm chỗ trông xe, làm căng tin, bán hàng. . . Như vậy bên đầu tư không bị lỗ trong quá trình kinh doanh, sinh viên giảm bớt được một phần chi phí mà lại được cung cấp các hoạt động dịch vụ.

Tuy nhiên, với mô hình này sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

+ Cần xây dựng một kế hoạch chi tiêu, quản lý cho hợp lý để trong quá trình kinh doanh không bị lỗ.

+ Cần phải có một mức vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn.

+Trong quá trình tiến hành dự án cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành như: Sở giao thông công chính, bộ môi trường, bộ tài chính, bộ xây dựng. . . , uỷ ban nhân dân phường, thành phố cũng phải tham gia vào dự án này.

Mô hình này đưa ra có lẽ chỉ giải quyết được nhu cầu trong thời gian trước mắt, còn về lâu dài, sau 15 năm, khi mà mức thu nhập của dân cư tăng và mức sống tăng lên, thì mô hình này sẽ không còn được phù hợp nữa. Do nhu cầu về chỗ ở của sinh viên lúc đó sẽ cao hơn , mô hình những căn phòng 8 người sẽ không có người thuê nữa đồng thời những căn phòng 4 người thuê sẽ tăng lên về nhu cầu. Khi đó ta có thể áp dụng giải pháp là: Với kiến trúc như cũ, chuyển phòng 8 người thành phòng 4 người bằng cách bỏ các giường tầng ra thay vào đó là những giường đơn và xây dựng thêm các vách ngăn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)