Không xây dựng 1 làng sinh viên to rộng mà nên chia nhỏ thành nhiều làng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 31 - 51)

III. Mô hình làng sinh viên hacinco

1.Không xây dựng 1 làng sinh viên to rộng mà nên chia nhỏ thành nhiều làng

sinh viên đơn vị:

Để đảm bảo điều kiện đi lại cho sinh viên. Vì hiện nay số lượng xe cộ trong nội thành liên tục gia tăng, hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy ra nên để giảm lượng xe lưu thông trên đường ta có thể giảm mật độ đi lại của sinh viên hay giảm thời gian đi lại của sinh viên trên đường. Do đó nên xây dựng làng sinh viên theo cụm các trường đại học, cao đẳng. Vì đặc điểm các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội thường tập trung theo cụm (như đã nêu ra ở trên) Ví dụ:

+ Cụm trường: Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh Tế.

+ Cụm trường: Ngân Hàng, Thuỷ Lợi , Công Đoàn,Y Hà Nội .

+ Cụm trường: Nhân Văn, Khoa Học Tự Nhiên, Ngoại Ngữ, Kiến Trúc.

+ Cụm trường: Học viện hành chính quốc gia, Luật, Ngoại Thương, Học viện quan hệ quốc tế.

32

Nên chọn địa điểm xây dựng các làng sinh viên sao cho :

+ Sinh viên đến trường từ nơi mình ở chỉ mất khoảng 5 -> 6 km để tránh tình trạng tắc đường và vì nhiều sinh viên cũng không có điều kiện về kinh tế, thời gian , phương tiện cho đi lại.

+ Đảm bảo tình trạng dãn dân. Để đảm bảo điều kiện này thì nên xây dựng các làng sinh viên ở khu vực ven đô, không nên xây dựng ở trung tâm thành phố như vậy cũng sẽ giảm được chi phí cho giải toả mặt bằng xây dựng.

2. Các lợi thế của dự án:

a. Chính sách ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước đối với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên:

Theo Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê.

Điều 5: Các căn hộ thuộc nhà chung cư cao tầng được ưu tiên bán và cho thuê đối với những đối tượng gặp khó khăn về nhà ở sau đây:

1. Các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

2. Cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

3. Sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng.

Điều 13: Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất.

Chủ đầu tư dự án được ưu đãi về nộp tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất như sau:

1. Ưu đãi về tiền sử dụng đất: được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà chung cư cao tầng.

2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất: Chủ đầu tư dự án được miễn thuế sử dụng đất 3 năm, kể từ khi được giao đất đối với diện tích đất xây dựng nhà chung cư cao tầng.

Điều 2: Dự án nhà ở được tạo điều kiện và ưu đãi:

1. Dự án nhà ở cao tầng (từ 5 tầng trở lên đối với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 03 tầng trở lên đối với các tỉnh, thành phố khác); có cấu trúc kiểu

33

căn hộ khép kín, có cầu thang và lối đi chung (sau đây gọi là nhà chung cư cao tầng)

2. Dự án nhà ở có cơ cấu sử dụng đất ở từ 60% tổng diện tích đất xây dựng nhà ở trở lên, là nhà chung cư cao tầng.

b. Xu hướng phát triển của xá hội và tâm lý sinh viên

Hiện nay, xã hội đang có xu hướng xây dựng nhà chung cư cao tầng; rất nhiều nhà đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng các khu chung cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ say ngày Nghị định 181 có hiệu lực thi hành (khoản 1 điều 10 của Nghị định 181 "Không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở". Thị trường đất dự án và nhà phân lô vẫn là một thị trường rất hấp dẫn với nhà đầu tư bất động sản cá thể và người sử dụng có thu nhập tương đối cao.

Thị trường nhà chung cư rất sôi động và đầy cạnh tranh trong thời gian tới. Thị trường căn hộ bình dân sau một thời gian xây không đủ bán, hiện nay rất nhiều dự án chung cư đang được triển khai, hứa hẹn một thị trường cạnh tranh sôi động giữa các chủ đầu tư.

Đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cho nên nhu cầu của sinh viên cũng ngày càng cao. Trước khia có lẽ sinh viên chỉ cần một chỗ ăn ngủ để tiện cho học tập, nhưng trong xã hội bây giờ sinh viên còn cần có nơi vui chơi giải trí sau các giờ học căng thẳng như: cà phê - Internet, sân bóng... cần mua sắm tại siêu thị, học tập cần hiệu sách, thư viện...

Bởi vậy mà nhu cầu về nhà ở cho sinh viên kiểu mới (hiện đại, đầy đủ tiện nghi) với chất lượng cao đang là một xu hướng mới cho các nhà đầu tư.

c. Mục đích của việc xây dựng dự án:

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chăm lo cho thế hệ tương lai, đặc biệt với việc đào tạo nhân tài cho đất nước, dự án được xây dựng nhằm mục đích: tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng học tập và giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên.

Góp phần cùng với các cấp chính quyền, nhà trường và gia đinh trong việc quản lý học sinh, sinh viên. Đảm bảo an toàn xã hội, an toàn trong học tập và sinh hoạt, hạn chế các tệ nạn xã hội đối với các thế hệ trẻ học đường. Đồng thời tạo cơ hội cho sinh

34

viên giao lưu, trao đổi với nhau, tạo nên tính năng động sáng tạo, khả năng giao tiếp và các mối quan hệ cho sinh viên. Việc xây dựng dự án cũng dựa theo phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động về văn hoá, giáo dục, y tế của chính phủ.

Lấy ví dụ là mô hình làng sinh viên cho cụm trường Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh Tế

* Chọn địa điểm xây dựng:

Sinh viên cụm trường này thường tập trung thuê nhà ở khu vực Minh Khai hoặc Trương Định. Vì vậy, chọn khu vực Đuôi Cá-Trương Định được xem là hợp lý, vì:

+ Khoảng cách từ đó đến các trường này không xa lắm , chỉ khoảng 5 km, như vậy đảm bảo điều kiện đi lại cho sinh viên.

+ Đây là những khu vực ven đô nên đảm bảo mục tiêu dãn dân ở các khu đô thị lớn.

+ Chi phí sinh hoạt ở những nơi này cũng phù hợp với tình trạng tài chính của sinh viên .

* Hình thức lấy đất xây dựng:

Tốt nhất là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng như vậy sẽ giảm chi phí đền bù do đó sẽ giảm chi phí xây dựng và việc giải toả mặt bằng cũng nhanh chóng hơn, đảm bảo tiến độ xây dựng. Tuy nhiên nếu lấy đất nông nghiệp sang xây dựng sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp mà chủ trương của Đảng, nhà nước ta là hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp nên vấn đề này cũng cần được cân nhắc kỹ hơn.

* Đấu thầu xây dựng:

Nên tổ chức đấu thầu để chọn ra được nhà thầu có mức giá trúng thầu thấp nhất và nên ưu tiên chọn những nhà thầu đã có kinh nghiệm trong xây dựng kí túc xá, khu chung cư, hay làng sinh viên .

3. Kiến trúc làng sinh viên

2.1. Quy hoạch xây dựng chung.

Tổng diện tích mặt bằng công trình: 10.000m.

Tổng vốn đầu tư dự tính: 600 tỉ đồng, 100% vốn nhà nước. - Dự tính xây 5 toà nhà 12 tầng, 7 toà nhà 6 tầng.

35

Mỗi tầng 10 phòng, mỗi phòng có S = 30 m2 ở + 5 m2 ban công. Toàn bộ diện tích tầng 1 các toà nhà dùng cho các hoạt động dịch vụ cho tổ chức , cá nhân thuê (y tế, bưu điện, ngân hàng, các dịch vụ khác). Từ tầng 2 trở lên dùng để ở.

Diện tích xây dựng cho mỗi toà nhà:

S mặt bằng/toà nhà = 10 phòng x 35 m2 + 2 cầu thang x 5 m2/ 1 cầu thang + 40 m2 đường đi hành lang = 400 m2.

Như vậy  S mặt bằng dành cho xây dựng nhà ở là (5 + 7) toà nhà x 400 m2 = 4800 m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đất còn lại chưa sử dụng là 5200 m2, dành cho: - Xây dựng 1 ngôi nhà dùng cho sinh hoạt đoàn, hội. Dự tính xây 2 tầng với diện tích sàn là 200 m2.

- Xây dựng 1 khu thư viện cho sinh viên học tập (5 tầng) diện tích sàn = 200 m2.

- Xây dựng một khu dùng cho Ban quản lý làm việc (3 tầng) diện tích sàn 100 m2.

- Xây dựng 2 bể bơi, diện tích mỗi bể là 150 m2. - Đất dùng vào xây dựng sân bóng đá 1000 m2. - Xây dựng hệ thống nhà ăn và căng tin:

Dự tính xây 1 nhà ăn 3 tầng, diện tích sàn 200m2 - Phòng bảo vệ: 2 phòng , mỗi phòng có diện tích 5m2 - Xây dựng hệ thống nhà để xe

+ Nhà để xe cho sinh viên trường : S = 500 m2. + Khu vực gửi xe cho khách: S = 200 m2.

*. Với quy mô như vậy, làng sinh viên hoàn thành dự tính sẽ đáp ứng được chỗ ở cho gần 5500 sinh viên.

36

Mô hình tổng quan:

Bảng tính tổng diện tích mặt bằng công trình

STT Tên công trình Diện tích mặt bằng(m2)

1. Nhà ở 4.800

2. Thư viện 200 3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 200 4. Nhà quản lý chung 100

5. Bể bơi 180

6. Sân bóng 1.000 7. Phòng y tế 20 8. nhà ăn –căng tin 200 9. Nhà để xe 700 10. Nhà bảo vệ 10 11. Sân chơi 600 12. Diện tích vườn hoa, cây xanh, công viên 1.000 13. đường đi 990 Tổng cộng 10.000

37 9 9 8 4 2 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 7 3 8 6 8 10 mô hình mặt bằng

38

Chú giải:

1.1.Dãy nhà 6 tầng. 3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 6. Sân bóng

1.2.Dãy nhà 12 tầng. 4. Nhà quản lý chung 7. Nhà ăn- căng tin 2.Thư viện 5. Bể bơi 8. Nhà để xe 9.Phòng bảo vệ 10. Phòng y tế

39

2.2.Kết cấu nhà ở:

ở Việt Nam điều kiện kinh tế còn rất khó khăn việc đáp ứng yêu cầu 1 sinh viên /1 phòng như ở các nước phát triển, trước mắt là không thể thực hiện được.Tuy nhiên nhà ở cho sinh viên cũng nên tương đối một chút để đảm bảo điều kiện học tập vì đây là lực lượng chủ chốt sẽ chèo lái đất nước trong tương lai.

Ta nên xây dựng làng sinh viên trong đó có nhiều mức độ cho sinh viên lựa chọn: nhiều loại phòng, nhiều loại diện tích, nhiều loại giá; Vì không phải sinh viên nào cũng có cùng một điều kiện vật chất.

Theo chúng em nên xây dựng làng sinh viên có các phòng được phân theo 3 cấp:

a.Loại phòng 8 người:

 Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tổng diện tích 30 m2: phòng ngủ và học tập là 20m2, công trình phụ và chỗ nấu ăn 5 m2, phòng khách 5 m2. Nên có ban công riêng biệt.

 Trong phòng nên có các giường tầng.

 Giá cho mỗi sinh viên là 100.000 đ/1người/1 tháng. Như vậy là giá cho một phòng là 800.000.

b.Loại phòng cho 6 người:

 Loại này chiếm 1/2 tổng quỹ nhà.

 Tổng diện tích 30m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 10m2 dành cho 3 người ngủ và học tập; Phòng khách 5 m2, công trình phụ + bếp là 5 m2.

 Giá cho mỗi sinh viên là 140.000đ/ người/ tháng. Như vậy là giá cho một phòng loại này là 840.000đ.

c.Loại phòng cho 4 người:

 Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà,

 Tổng diện tích 30 m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 9m2 cho 2 người ở; phòng khách 5 m2, bếp + công trình phụ là 7m2.

 Giá cho mỗi sinh viên là 200.000đ/tháng.Như vậy là giá cho mỗi phòng loại này là 800.000đ.

*. Kiến trúc khuôn viên chung:

+ Phải đảm bảo các phòng đều có ban công, đầy đủ ánh sáng và lưu thông khí tốt.

40

+ Nên xây thành các dãy nhà cao 5-> 7 tầng: tầng 1 dành cho trông xe và các dịch vụ. Các tầng thấp dành cho các loại phòng 8 sinh viên /phòng, càng lên cao số lượng sinh viên trong 1 phòng sẽ ít đi để giảm mật độ đi lại trên các cầu thang.

+ Mỗi làng sinh viên nên có ít nhất một hội trường cho sinh viên giao lưu , hội họp trong các dịp.

+ Phải xây dựng các khu giải trí, đảm bảo sân chơi rộng, nhiều cây xanh.

3. Các loại hình dịch vụ cho làng sinh viên :

 Mỗi phòng nên có một điện thoại con cố định được quản lý thông qua mạng tổng đài do ban quản lý điều hành.

 Nên có chỗ gửi xe hợp lý cho sinh viên .

 Nên có chỗ tập kết rác cố định tránh tình trạng vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

 Nên phối hợp với sở giao thông công chính để bố trí đưa các tuyến xe buýt tiếp cận các làng sinh viên.

4. Công tác quản lý làng sinh viên:

Việc xây dựng được một khu ở cho sinh viên đã khó nhưng việc làm sao cho duy trì được khu ở một cách ổn định, lành mạnh lại càng khó hơn. điều này cần phải có sự quan tâm thích đáng của các cơ quan hữu quan các trường có sinh viên , với quy mô làng sinh viên như đã xây dựng ở trên em đơn cử 1 mô hình quản lý như sau :

Để quản lý làng sinh viên cần thống nhất thành lập 1 ban quản lý chung. Phòng công tác quản lý sinh viên của các trường kết hợp với công ty xây dựng, đoàn thanh niên, hội sinh viên trường cùng quản lý. Các đơn vị này sẽ cử người tham gia vào ban quản lý và chịu trách nhiệm đối với từng bộ phận, công việc cụ thể.

-Về phía công ty xây dựng : sẽ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra về mặt chất lượng kỹ thuật công trình, bảo trì các thiết bị trong công trình.

- Về phía phòng công tác quản lý sinh viên của các trường : quản lý các hoạt động chung trong làng sinh viên, cụ thể :

+ Quản lý số lượng sinh viên, đảm bảo không có tình trạng ở chui gây mất ổn định.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

+ Quản lý và cung cấp các dịch vụ đảm bảo đời sống của sinh viên : điện, nước, dịch vụ ăn, dịch vụ nhà xe.

+ Quản lý hoạt động của sinh viên trong làng sinh viên : học tập, tập luyện chơi thể thao.

+ Quản lý giờ giấc sinh hoạt (quy định giờ tập luyện, vui chơi để không làm ảnh hưởng đến học tập chung của sinh viên ).

+ Quản lý an ninh, môi trường trong khu vực làng sinh viên : kiểm tra giữ trật tự chung, vệ sinh môi trường.

-Về phía ĐTN & HSV cùng phối hợp tham gia quản lý với 2 bộ phận, hưởng ứng và kêu gọi mọi sinh viên chấp hành đúng những nội quy của làng sinh viên đặt ra, tổ chức các hoạt động bổ ích cho sinh viên tham gia để cùng xây dựng một làng sinh viên lành mạnh, trong sạch. Đây là chiếc câu nối giữa ban quản lý, nhà trường và sinh viên, giúp ban quản lý bám sát được thực tế của sinh viên, hiểu được đời sống sinh viên từ đó có những nguyện vọng chỉnh đáng của mình. Tất cả những điều đó khuyến khích, động viên sinh viên học tập và sống tốt hơn.

-Để thực hiện tốt những công việc.

BQL phải thành lập nên những tổ chuyên trách đảm bảo nhận từng công việc. + Tổ quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị chương trình : tổ này đảm bảo nhận tất cả những phần việc liên quan đến kiểm tra chương trình số lượng thành viên của tổ chức này cụ thể giới hạn trong 10 người, những người này đòi hỏi phải được đào tạo về kiến thức xây dựng.

+ Tổ quản lý sinh viên : tổ này chịu trách nhiệm quản lý sinh viên về mặt sinh hoạt trong làng, số lượng, thành phần sinh viên, thực hiện việc đăng ký cho sinh viên vào kỳ thuê phòng ở. Số lượng thành viên của tổ chức là 5 người.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 31 - 51)