Kiến trúc làng sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 34 - 40)

III. Mô hình làng sinh viên hacinco

3. Kiến trúc làng sinh viên

2.1. Quy hoạch xây dựng chung.

Tổng diện tích mặt bằng công trình: 10.000m.

Tổng vốn đầu tư dự tính: 600 tỉ đồng, 100% vốn nhà nước. - Dự tính xây 5 toà nhà 12 tầng, 7 toà nhà 6 tầng.

35

Mỗi tầng 10 phòng, mỗi phòng có S = 30 m2 ở + 5 m2 ban công. Toàn bộ diện tích tầng 1 các toà nhà dùng cho các hoạt động dịch vụ cho tổ chức , cá nhân thuê (y tế, bưu điện, ngân hàng, các dịch vụ khác). Từ tầng 2 trở lên dùng để ở.

Diện tích xây dựng cho mỗi toà nhà:

S mặt bằng/toà nhà = 10 phòng x 35 m2 + 2 cầu thang x 5 m2/ 1 cầu thang + 40 m2 đường đi hành lang = 400 m2.

Như vậy  S mặt bằng dành cho xây dựng nhà ở là (5 + 7) toà nhà x 400 m2 = 4800 m2.

Diện tích đất còn lại chưa sử dụng là 5200 m2, dành cho: - Xây dựng 1 ngôi nhà dùng cho sinh hoạt đoàn, hội. Dự tính xây 2 tầng với diện tích sàn là 200 m2.

- Xây dựng 1 khu thư viện cho sinh viên học tập (5 tầng) diện tích sàn = 200 m2.

- Xây dựng một khu dùng cho Ban quản lý làm việc (3 tầng) diện tích sàn 100 m2.

- Xây dựng 2 bể bơi, diện tích mỗi bể là 150 m2. - Đất dùng vào xây dựng sân bóng đá 1000 m2. - Xây dựng hệ thống nhà ăn và căng tin:

Dự tính xây 1 nhà ăn 3 tầng, diện tích sàn 200m2 - Phòng bảo vệ: 2 phòng , mỗi phòng có diện tích 5m2 - Xây dựng hệ thống nhà để xe

+ Nhà để xe cho sinh viên trường : S = 500 m2. + Khu vực gửi xe cho khách: S = 200 m2.

*. Với quy mô như vậy, làng sinh viên hoàn thành dự tính sẽ đáp ứng được chỗ ở cho gần 5500 sinh viên.

36

Mô hình tổng quan:

Bảng tính tổng diện tích mặt bằng công trình

STT Tên công trình Diện tích mặt bằng(m2)

1. Nhà ở 4.800

2. Thư viện 200 3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 200 4. Nhà quản lý chung 100

5. Bể bơi 180

6. Sân bóng 1.000 7. Phòng y tế 20 8. nhà ăn –căng tin 200 9. Nhà để xe 700 10. Nhà bảo vệ 10 11. Sân chơi 600 12. Diện tích vườn hoa, cây xanh, công viên 1.000 13. đường đi 990 Tổng cộng 10.000

37 9 9 8 4 2 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.1 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 7 3 8 6 8 10 mô hình mặt bằng

38

Chú giải:

1.1.Dãy nhà 6 tầng. 3. Nhà sinh hoạt đoàn hội 6. Sân bóng

1.2.Dãy nhà 12 tầng. 4. Nhà quản lý chung 7. Nhà ăn- căng tin 2.Thư viện 5. Bể bơi 8. Nhà để xe 9.Phòng bảo vệ 10. Phòng y tế

39

2.2.Kết cấu nhà ở:

ở Việt Nam điều kiện kinh tế còn rất khó khăn việc đáp ứng yêu cầu 1 sinh viên /1 phòng như ở các nước phát triển, trước mắt là không thể thực hiện được.Tuy nhiên nhà ở cho sinh viên cũng nên tương đối một chút để đảm bảo điều kiện học tập vì đây là lực lượng chủ chốt sẽ chèo lái đất nước trong tương lai.

Ta nên xây dựng làng sinh viên trong đó có nhiều mức độ cho sinh viên lựa chọn: nhiều loại phòng, nhiều loại diện tích, nhiều loại giá; Vì không phải sinh viên nào cũng có cùng một điều kiện vật chất.

Theo chúng em nên xây dựng làng sinh viên có các phòng được phân theo 3 cấp:

a.Loại phòng 8 người:

 Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà.

 Tổng diện tích 30 m2: phòng ngủ và học tập là 20m2, công trình phụ và chỗ nấu ăn 5 m2, phòng khách 5 m2. Nên có ban công riêng biệt.

 Trong phòng nên có các giường tầng.

 Giá cho mỗi sinh viên là 100.000 đ/1người/1 tháng. Như vậy là giá cho một phòng là 800.000.

b.Loại phòng cho 6 người:

 Loại này chiếm 1/2 tổng quỹ nhà.

 Tổng diện tích 30m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 10m2 dành cho 3 người ngủ và học tập; Phòng khách 5 m2, công trình phụ + bếp là 5 m2.

 Giá cho mỗi sinh viên là 140.000đ/ người/ tháng. Như vậy là giá cho một phòng loại này là 840.000đ.

c.Loại phòng cho 4 người:

 Loại này chiếm 1/4 tổng quỹ nhà,

 Tổng diện tích 30 m2: 2 phòng ngủ, mỗi phòng 9m2 cho 2 người ở; phòng khách 5 m2, bếp + công trình phụ là 7m2.

 Giá cho mỗi sinh viên là 200.000đ/tháng.Như vậy là giá cho mỗi phòng loại này là 800.000đ.

*. Kiến trúc khuôn viên chung:

+ Phải đảm bảo các phòng đều có ban công, đầy đủ ánh sáng và lưu thông khí tốt.

40

+ Nên xây thành các dãy nhà cao 5-> 7 tầng: tầng 1 dành cho trông xe và các dịch vụ. Các tầng thấp dành cho các loại phòng 8 sinh viên /phòng, càng lên cao số lượng sinh viên trong 1 phòng sẽ ít đi để giảm mật độ đi lại trên các cầu thang.

+ Mỗi làng sinh viên nên có ít nhất một hội trường cho sinh viên giao lưu , hội họp trong các dịp.

+ Phải xây dựng các khu giải trí, đảm bảo sân chơi rộng, nhiều cây xanh.

3. Các loại hình dịch vụ cho làng sinh viên :

 Mỗi phòng nên có một điện thoại con cố định được quản lý thông qua mạng tổng đài do ban quản lý điều hành.

 Nên có chỗ gửi xe hợp lý cho sinh viên .

 Nên có chỗ tập kết rác cố định tránh tình trạng vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung.

 Nên phối hợp với sở giao thông công chính để bố trí đưa các tuyến xe buýt tiếp cận các làng sinh viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà ở cho sinh viên – thực trạng và giải pháp doc (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)