Phương pháp:Mô tả cắt ngang.766 người dân cư ngụ ở xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi được tầm soát giun móc và giun lươn bằng phương pháp cấy phân cải tiến, đồng thời mỗi ngưới được phỏng v
Trang 1NHIỄM GIUN MÓC VÀ GIUN LƯƠN
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm 2 loại giun lươn và giun móc (2) Khảo
sát mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm giun với các yếu tố nguy cơ
Phương pháp:Mô tả cắt ngang.766 người dân cư ngụ ở xã Phú Hòa Đông,
huyện Củ Chi được tầm soát giun móc và giun lươn bằng phương pháp cấy phân cải tiến, đồng thời mỗi ngưới được phỏng vấn theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn, để tìm mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm và các yếu tố nguy cơ
Kết quả và kết luận: điều tra cho thấy tỉ lệ nhiễm giun chung tại xã Phú
Hòa Đông là 38,4%, trong đó tỉ lệ nhiễm giun móc là 34,4% và tỉ lệ nhiễm giun lươn là 9,2% Có sự tương quan giữa tỉ lệ nhiễm giun và nhóm tuổi, tình trạng hố
xí và thói quen có tiếp xúc đất trong sinh hoạt hàng ngày
ABSTRACT
Trang 2Objectives (1) to identify the prevalence rate of hookworm and
Strongyloides stercoralis infections by using modified cultivation method (2)To study the correlation among the prevalence rate and risk factors
Methods: A cross-secional study.766 people who are living in Phu Hoa
Dong commune, Cu Chi district, were found hookworm and Strongyloides stercoralis by using modified cultivation methods
Results and conclusions: the prevalence rates of these two kinds of
nematode infections were 38.4%, in which 34.4% of hookworm and 9.2% of Strongyloides stercoralis infection There are the relationship among the prevalence rate and age group, latrine - condition and soil- exposure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm giun móc và giun lươn (Strongyloides stercoralis) tại cộng đồng là
một tình trạng bệnh mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của nhiều người dân đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai[5] Đồng thời nếu không điều trị, về lâu dài, nhiễm giun sẽ gây ra những tổn thương ruột rất khó phục hồi cũng như gây tổn thương các cơ quan khác đôi khi rất trầm trọng[1, 2]
Theo ước đoán của các chuyên gia Ký Sinh Trùng Học trên thế giới thì các bệnh do nhiễm hai loại giun này tác động đến hơn ¼ dân số toàn cầu[2,7] Vì vậy, đây đang vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hiện nay
Trang 3Huyện Củ Chi, là huyện trọng điểm của Tp.HCM, trong nhiều năm qua đã
có nhiều can thiệp nhằm hạ tỷ lệ nhiễm các loại giun[3,6,8] Với mong muốn xác định chính xác tình hình nhiễm giun hiện tại, cũng như áp dụng các kỹ thuật cao hơn trên cộng đồng, Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm giun móc
và giun lươn bằng phương pháp cấy phân cải tiến tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi nhằm 2 mục tiêu chính sau:
1 Xác định tỷ lệ nhiễm giun móc và giun lươn ở cộng đồng dân cư tại xã
Phú Hòa Đông
2 Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm 2 loại giun nói trên với các yếu
tố dân số học và các hành vi nguy cơ
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả người dân sống tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, hội đủ các điều kiện của tiêu chuẩn chọn mẫu, trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7 – 2006 đến tháng 12 – 2006
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu [4]
Trang 4P = 0,481
Do chọn mẫu theo cụm, mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là n = 766 người
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp chọn mẫu: chọn 30 cụm (theo chương trình tiêm chủng mở rộng của tổ chức y tế thế giới)
Các biến số cần thu thập:
- Kết quả xét nghiệm phân: có nhiễm (+), hoặc không có nhiễm (-) bằng phương pháp cấy phân cải tiến
- Các biến số về dân số học: Giới, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế
- Các biến số về hành vi nguy cơ: nghề nghiệp tiếp xúc với đất, tình trạng
hố xí, thói quen sinh hoạt hàng ngày
Phương pháp xử lý số liệu: Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for window
KẾT QUẢ
Trang 5Tổng số mẫu: 786
Nam: 45,5%, nữ : 54,5%
Tuổi trung bình : 30,62 ± 19,48
Tỷ lệ nhiễm giun: 38,4% (Giun móc : 34,4%, giun lươn : 9,2%)
Bảng 1: Tương quan giữa tỉ lệ nhiễm giun và yếu tố dân số học:
Yếu
tố
Nhiễm (+)
Nhiễm (-)
Nam
/Nữ
151/151 207/277 3,92 <
0,05
1,34
Trang 6> 15
tuổi / ≤ 15
tuổi
230/70 318/161 9,34 <
0,05
1,66
<
cấp 2/≥ cấp
2
92/208 149/317 0,14 >
0,05
Khó
khăn/ Đủ
sống ( >17
tuổi)
32/148 28/239 4,92 <
0,05
1,85
Bảng 2: Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với các hành vi có liên quan:
Yếu
tố
Nhiễm (+)
Nhiễm (-)
Nghề
TXĐ (+)/(-)
69/233 134/350 2,27 >
0,05
Trang 7
Không
HVS/ HVS
59/119 56/208 7,87 <
0,05
1,84
TXĐ/
không TXĐ
151/151 191/293 8,4 <0,05 1,53
TTYT
(-)/TTYT (+)
207/95 302/182 3,08 <
0,05
1,31
(TXĐ: tiếp xúc đất, HVS: hợp vệ sinh, TTYT: thông tin y tế)
BÀN LUẬN
Tình hình nhiễm giun tại xã Phú Hoà Đông so với các xã khác huyện
Củ Chi
Móc
Giun Lươn
Phú Hòa
Đông
34,4% 9,2%
Trang 8Giun
Móc
Giun Lươn
Tân
Thạnh Đông
Tân Phú
Trung
Tân
Thông Hội
43,2% 2,7%
Phước
Vĩnh An
An
Nhơn Tây
Trung
Lập Thượng
48,2% 3,2%
Trang 9Giun
Móc
Giun Lươn
Phú Mỹ
Hưng
So với các xã khác trong cùng huyện Củ Chi chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nhiễm giun móc của xã Phú Hòa Đông có thấp hơn trong khi tỷ lệ nhiễm giun lươn lại cao hơn hẳn[6] Điều này có thể là do chúng tôi lựa chọn phương pháp cấy phân cải tiến trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây đều sử dụng phương pháp soi trực tiếp ngoại trừ nghiên cứu tại xã Phú Mỹ Hưng cũng sử dụng phương pháp cấy[3] Theo tác giả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun lươn tại xã Phú Hòa Đông, phương pháp cấy cải tiến cho tỷ lệ pháp hiện cao hơn phương pháp soi trực tiếp
Do vậy, phương pháp cấy cải tiến rất hiệu quả trong việc phát hiện tình hình nhiễm giun lươn trên cộng đồng
Xã Phú Hòa Đông là một xã lâu đời, có kinh tế phát triển vào hàng thứ nhất trong huyện Củ Chi, hơn 50% đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là công nhân
xí nghiệp, công nhân viên chức, chỉ khoảng 30% người dân làm ruộng rẫy Bên cạnh đó, những chương trình can thiệp tẩy giun hàng loạt sau các nghiên cứu trước đây (tìm thấy tỷ lệ nhiễm cao ) tại huyện Củ Chi đã góp phần làm giảm thấp tỷ lệ
Trang 10nhiễm chung của toàn huyện Do vậy, tỉ lệ nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông giảm hơn so với nghiên cứu ở các xã khác trước đây là hợp lý
Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm giun với các biến số dân số học và các biến số hành vi nguy cơ
Bảng 1 cho thấy: Sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm giun
và giới, tuổi, tình trạng kinh tế Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây tại huyện Củ Chi[3, 6]
Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm giun và nghề nghiệp Có thể là do những nghề nghiệp tiếp xúc đất như làm ruộng làm rẫy, trồng cao su không còn phổ biến nhiều tại xã Phú Hoà Đông, Cơ cấu kinh tế chung của xã đã có nhiều thay đổi, hiện nay đa phần là công nhân xí nghiệp, công nhân viên, học sinh - sinh viên trong khi nhóm đối tượng làm ruộng rẫy chỉ chiếm 30%
Bảng 2 cho thấy: Tình trạng sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và thói quen tiếp xúc đất trong sinh hoạt hàng ngày làm gia tăng cao nguy cơ nhiễm giun móc
và giun lươn Theo thống kê của chúng tôi, 2/3 số hộ gia đình trong nhóm nghiên cứu là có sử dụng bồn cầu tự hoại và bán tự hoại hợp vệ sinh, chỉ còn một số ít hộ gia đình sử dụng hố chìm, cầu cá Như vậy, việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh
và thói quen tiếp xúc trực tiếp với đất ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày là vấn đề cần khắc phục xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi
Trang 11Tỷ lệ nhiễm giun lây nhiễm qua da cũng gia tăng trong nhóm không tiếp cận thông tin y tế nói chung và hiểu biết về bệnh giun nói riêng Do đó, cần thiết
có một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của người về bệnh nhiễm giun sán để sau đó có kế hoạch tuyên truyền giáo dục kiến thức cho người dân về phòng chống bệnh giun sán đạt hiệu quả cao
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về tình hình nhiễm giun móc, và giun lươn tại xã Phú Hòa Đông huyện Củ Chi, Tp.HCM từ tháng 8/2006 đến tháng 12/2006 chúng tôi tìm thấy:
- Tỷ lệ nhiễm giun tại xã là 38,4%, trong đó 34,4% trường hợp nhiễm giun móc và 9,2% trường hợp nhiễm giun lươn
- Tình trạng sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và thói quen tiếp xúc với đất là yếu tố nguy cơ quan trọng
Cần thiết có một kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho người dân về kiến thức và cách dự phòng lây nhiễm giun hiện nay tại cộng đồng