1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình triển khai nghiệp vụ bào hiểm XNK vận chuyển bằng đường biển part1 potx

11 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 265,53 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 km là bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển theo phương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũng không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp. Do đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh nghiệp ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra . Nhận biết được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty Bảo Minh Hà Nội em đã chọn đề tài: "Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích đánh giá bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chủ hàng khi tham gia bảo hiểm và góp phần vào sự phát triển chung của tổng công ty. Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty Bảo Minh Hà Nội. Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội Do thời gian thực tập không nhiều và còn hạn chế trong lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những đóng góp và ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1. Vai trò của vận chuyển bằng đường biển. Việc thông thương buôn bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không… Nhưng đến nay, vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng trong các phương thức vận tải hàng hoá. Có được vai trò quan trọng như vậy là do vận tải biển có những ưu điểm vượt trội như: - Chi phí cho việc xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biển thấp vì hầu hết là những tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển). - Năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải biển thường rất lớn: một tuyến có thể tổ chức chạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời gian cho cả hai chiều, đồng thời phương tiện vận tải biển có thể chở được hầu hết các loại hàng hoá với khối lượng lớn. Vận tải bằng đường biển còn tỏ ra đặc biệt có ưu thế trong việc vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau, đặc biệt là khả năng sử dụng để vận chuyển các Container chuyên dụng. - Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác,ví dụ: cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hoá bằng đường hàng không là 7$/kg, trong khi vận chuyển bằng đường biển là 0,7$/kg. - Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ… 1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt, sóng thần, vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau. Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn. - Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật do sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra. Các tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố thì có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải thường rất lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy ra tổn thất là khôn lường. - Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của quốc gia đó. Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu. - Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót. Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, các nhà xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra. Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là thông qua bảo hiểm - hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời từ rất sớm, được thừa nhận, được ủng hộ và phát triển không ngừng. Đến nay, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên trở thành tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương. 2. Các loại rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 2.1. Các loại rủi ro Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở. Trong hoạt động hàng hải có nhiều loại rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Người ta có thể phân loại rủi ro dựa trên các căn cứ khác nhau: * Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia làm 3 loại: - Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiết quá xấu. - Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìm đắm, mất tích, đâm va với tàu khác… - Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu… * Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại: Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm: - Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà không thể tiếp tục hành trình được nữa. - Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng hoá trên tàu bị hư hại. - Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, công trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn. - Rủi ro cháy nổ. - Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được. Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo hiểm dễ dàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm. Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro xảy ra do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quan những hao hụt tự nhiên. Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt. Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra thì mới được bảo hiểm bồi thường. 2.2. Các loại tổn thất: Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là những thiệt hại hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra. * Căn cứ vào quy mô và mức độ của tổn thất: người ta chia ra tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. o Tổn thất bộ phận: Là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá nhưng chưa ở mức độ mất hoặc giảm hoàn toàn. Tổn thất bộ phận được chia ra 4 trường hợp sau: - Giảm về số lượng: Hàng hoá bị thiếu bao thiếu kiện. - Giảm về trọng lượng: Hàng hoá còn nguyên bao nhưng bị mốc rách. - Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hoá có thể còn nguyên nhưng giá trị thì không còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợp lương thực thực phẩm bị ngấm nước dẫn đến mốc, ẩm… Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. - Tổn thất toàn bộ thực tế: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa. Chỉ có tổn thất toàn bộ thực tế trong 4 trường hợp sau đây: + Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn. + Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được. + Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm. + Hàng hoá ở trên tàu được tuyên bố là mất tích. - Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại, mất mát chưa tới mức độ toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm. Khi gặp trường hợp này tốt nhất chủ hàng sẽ thông báo từ bỏ lô hàng và bảo hiểm phải bồi thường tổn thất cho các bên và quyền sở hữu lô hàng này thuộc về bảo hiểm. * Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm: Tổn thất được chia làm 2 loại: o Tổn thất riêng: là loại tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như vậy, tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra. Những chi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng. Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này, đồng thời cũng phải chi trả những chi phí có liên quan đến tổn thất riêng. Những chi phí này bao gồm: chi phí xếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hoá, thay thế bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất. Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng. o Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung đối với chúng. Nói một cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải được phân bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó. Để phân bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung. Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung. - Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại. Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: + Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất nhưng vẫn được bảo hiểm). + Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu. + Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách. - Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu và hàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn. 3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm a. Đối tượng bảo hiểm Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Như vậy, đối tượng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là các hàng hoá xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam,căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990 của Bộ Tài chính, hàng hoá xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thuỷ và hàng hải Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động. b. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn. Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) 1/1/1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/1982. Đối với hàng hoá nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam thường được bảo hiểm theo QTC 1990. Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Công ty Bảo Minh thường áp dụng ICC 1/1/1982. Khi hàng hoá có tổn thất, người nhận hàng dễ dàng nhận biết ngay được hàng hoá bị tổn thất đó có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không. 3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. a. Giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của hàng hoá là giá trị hàng hoá tại cảng đi "C" cộng với phí bảo hiểm "I" và cước phí vận chuyển đến cảng "F" tức là bằng giá CIF. [...]... : Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi F (Freight) : Cước phí vận chuyển Nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì: V (C  F ) (1  a) 1 R Trong đó: a là số % lãi dự tính b Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là số tiền đăng ký bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia có thể mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) nhỏ... bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả các khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại Giá trị bảo hiểm lúc đó sẽ là CIF + 10% CIF Công thức xác định giá giá trị theo giá CIF Ta có: I = R.CIF Trong đó: - I : là phí bảo hiểm - R : là tỷ lệ phí - CIF : giá trị của lô hàng được nhập về mà CIF  C  I  F  C  R CIF  F  CF 1 R => Giá trị bảo hiểm . luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty Bảo. HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1. Vai trò của vận chuyển. đã chọn đề tài: " ;Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích nghiên

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w