Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
302,01 KB
Nội dung
Bên cạnh việc đưa ra những quy định cụ thể về kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng cho phép các thành phần kinh tế khác nhau kể cả kinh tế tư nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Do vậy, sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm đồng nghĩa với sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt hơn. Trong thời gian qua, Bảo Minh đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và nước ngoài có kinh doanh trong lĩnh vực phi nhân thọ như: - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thành lập ngày 17/12/1964, vốn điều lệ khi thành lập năm 1996 là 692 tỷ đồng. - Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) thành lập ngày 11/7/1995, vốn điều lệ 22 tỷ đồng. - Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolomex (PJCO) thành lập ngày 21/6/1996, vốn điều lệ 55 tỷ đồng. - Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC) thành lập ngày 23/01/1996, vốn điều lệ 2 triệu USD. - Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) thành lập ngày 05/08/1996, vốn điều lệ 6 triệu USD, liên doanh giữa Bảo Việt và doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất của Nhật Bản là Tokio Marine và Fine Marine Insurance Co.Ltd và doanh nghiệp bảo hiểm lớn của Anh là Commercial Union. - Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC) thành lập ngày 1/11/1997 vốn điều lệ đã góp 4 triệu USD, liên doanh giữa Bảo Minh và Yasuda Fine anh Marine Insurance Co.Ltd và Mitsui Marine and Fine Insurance Co.Ltd. - Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBt) thành lập năm 1999, vốn điều lệ đã góp 8 triệu USD. - Công ty bảo hiểm Allianze – AGP, 100% vốn nước ngoài của Cộng hoà Liên bang Đức, vốn điều lệ 5 triệu USD. Ngoài những doanh nghiệp kể trên, hiện nay đã có tới hơn 40 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm của Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Úc, … đặt văn phòng đại diện tại nước ta, tìm kiếm và lôi kéo khách hàng xuất nhập khẩu Việt Nam. Vì vậy, trong những năm qua, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã làm thị phần của Bảo Minh có nhiều thăng trầm, đe doạ vị trí thứ hai của Tổng công ty trên thị trường. 24.37% 24.60% 25.90% 28.10% 22.28% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2000 2001 2002 2003 2004 (Nguồn: Số liệu tổng kết của Bảo Minh Hà Nội) Năm 2000, thị phần của Bảo Minh là thấp nhất 22,28%. Cố gắng nâng cao thị phần, Bảo Minh đã giảm phí liên tục và nới lỏng các quy định đối với khách hàng trong khai thác, nhờ đó thị phần năm 2001 tăng lên 24,37%. Tuy nhiên doanh thu phí bị ảnh hưởng, không những thế, tỉ lệ tổn thất cao làm chi bồi thường lớn, lợi nhuận thu vì thế thấp. Vì vậy, năm 2002 với việc thực hiện thị phần của Bảo Minh tăng là Biểu 4: Thị phần của Bảo Minh (2000-2004) 24,6%. Năm 2003, thị phần của Bảo Minh vẫn tiếp tục tăng 25,9%. Năm 2004, thị phần của Bảo Minh tăng rất mạnh 28,1% do Bảo Minh đã nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đã quảng cáo mạnh mẽ trên các thông tin đại chúng. 2. Mục tiêu của Bảo Minh Hà Nội. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Bảo Minh Hà Nội đã đề ra mục tiêu: - Giữ vững vị trí thứ hai trên thị trường Bảo Hiểm Việt Nam và không ngừng mở rộng thị phần. - Khắc phục những mặt tồn tại của Công ty đồng thời củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại, tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm nước ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, Bảo Minh Hà Nội phải giành được khách hàng quen mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp nước ngoài và cạnh tranh thành công với các doanh nghiệp khác của Hà Nội. 3. Kiến nghị: Việc luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 là một thành công của các nhà luật pháp. Tiếp theo đó là nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý đầy đủ cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động cũng như tạo sự bình đẳng, đảm bảo lợi ích chính đáng và hợp pháp giữa những người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy này phải đưa vào thực hiện một cách hoàn chỉnh. 3.1. Đối với Nhà nước: Cùng với việc mở cửa của thị trường bảo hiểm, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy không dài nhưng mức độ và tính chất đã diễn ra rất gay gắt thậm chí nhiều lúc đã mang tính tiêu cực. Vì thế sự can thiệp của Nhà nước nhằm định hướng cho ngành bảo hiểm nước ta liên tục phát triển một cách bền vững và lành mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh với các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Trước lúc nhận bảo hiểm phục vụ giám định hiện trường kịp thời, giảm thiểu nguy cơ, cơ hội tồn tại vấn đề trục lợi. Khi có sự tổn thất cần làm tốt các khâu: giám định hiện trường, giám định chính thức, bổ sung; giám định sửa chữa một cách chi tiết, cụ thể mẫn cán, trung thực. - Để tránh tình trạng hạ phí làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thị trường, Nhà nước (cụ thể là Bộ Tài chính) cần đưa ra mức phí sàn đối với từng mặt hàng. Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, đồng thời khuyến khích các công ty tái bảo hiểm ở trong nước trước khi tái ra nước ngoài. Một thực tế hiện nay là tỷ lệ tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài rất cao, phần tái bảo hiểm cho VINARARE hầu như chỉ vừa đủ theo quy định của Nhà nước. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến: - Khi tái bảo hiểm Nhà nước ra nước ngoài, do tiềm lực tài chính của các công ty tái bảo hiểm nước ngoài rất mạnh nên các công ty bảo hiểm của Việt Nam tỏ ra yên tâm hơn, đồng thời khi tái bảo hiểm ra nước ngoài thì lợi nhuận công ty nhận được thông thường lớn hơn so với khi tái bảo hiểm trong nước. - Khi tái bảo hiểm ra nước ngoài, các công ty bảo hiểm còn có thể tranh thủ được công nghệ, kỹ thuật cao của các công ty đó. Đặc biệt những trường hợp xảy tổn thất có tính chất phức tạp hoặc tranh chấp liên quan đến phạm vi quốc tế thì việc giải quyết thông qua các công ty tái bảo hiểm đó thường hiệu quả hơn. Vì những lý do trên nên hiện nay tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài trong nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở nước ta là rất cao, giải quyết vấn đề này cần có sự định hướng phát triển đúng đắn cũng như những chính sách nhất quán từ phía Nhà nước. Cải tiến cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước để giúp các doanh nghiệp này tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, trong ngành bảo hiểm việc tố tụng hay xảy ra giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm, kiểm tra tính chính xác của việc giải quyết khiếu nại, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra kiện tụng còn xảy ra giữa người bảo hiểm với bên thứ ba, thường là chủ tàu. Vì vậy, tính chính xác của các bản án rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. So với các luật khác, luật bảo hiểm vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm ra đời là bước ngoặt quan trọng trong ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng nó chỉ là điều chỉnh về mặt kinh doanh thành lập và kiểm tra của Nhà nước. Việc giải quyết các tố tụng trong bảo hiểm vẫn chưa được xét đến. - Pháp luật cần xác định rõ Toà án nào có thẩm quyền xét xử các vụ kiện trong bảo hiểm. Việc bắt giữ tàu nước ngoài gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm quá khó khăn, làm cho doanh nghiệp bảo hiểm không đòi lại được số tiền đã bồi thường. Do đó, Nhà nước cần xem xét bổ sung luật tố tụng trong bảo hiểm và có các chương trình đào tạo kiến thức về bảo hiểm cho quan toà. 3.2. Đối với Bảo Minh. a. Về mặt nghiệp vụ: (*) Công tác khai thác và dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trước sức ép cạnh tranh từ phía các công ty bảo hiểm khác, thị phần của toàn Tổng công ty Bảo Minh sẽ bị san sẻ, nên Tổng công ty cần phải tìm kiếm thêm khách hàng cho mình. Sự an toàn trong hoạt động bảo hiểm phụ thuộc vào số phí thu được, mà số phí thu được lại phụ thuộc vào khả năng khai thác của các đại lý và các chính sách khách hàng. Chính sách khách hàng tại Tổng công ty Bảo Minh nói chung và Công ty Bảo Minh Hà Nội nói riêng được thực hiện như sau: - Hàng năm, hàng quý công ty có thể tổ chức hội nghị khách hàng. Đây là dịp tốt để công ty tạo nên ấn tượng của mình với khách hàng. Ngoài ra còn giúp góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh. - Phân loại khách hàng thường xuyên để có những chính sách thích hợp, khuyến khích, ưu đãi khách hàng về phía có ưu tiên đối với những khách hàng lớn và khách hàng truyền thống của công ty. - Tuyên truyền phổ biến chính sách khách hàng đến tất cả các nhân viên trong công ty, có quy trình về trách nhiệm, có sơ kết, có đề xuất với lãnh đạo, để đưa công tác khách hàng không ngừng phát triển về chất lượng phục vụ. * Củng cố và phát triển đại lý, cộng tác viên. Hệ thống đại lý, cộng tác viên của Tổng công ty có đảm bảo thì Tổng công ty mới hoàn thành tốt được kế hoạch đề ra. Tổng công ty và Công ty Bảo Minh Hà Nội nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống đại lý, cộng tác viên trong việc kinh doanh bảo hiểm nên đã không ngừng phát triển và mở rộng hệ thống đại lý, đồng thời nâng cao trình độ của các đại lý. Tổng công ty, Công ty Bảo Minh Hà Nội đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo các đại lý. Song cần tập trung vào việc xây dựng quy trình phát triển hệ thống đại lý mới. Các đơn vị trong toàn Tổng công ty cần phải thấy được tầm quan trọng của đại lý và thực sự quan tâm đến hoạt động của đại lý, cộng tác viên. Thực hiện tốt các quy định về quản lý tài chính đối với đại lý, cộng tác viên: ấn chỉ, hoá đơn, thu nộp phí… * Chương trình tái bảo hiểm: Tái bảo hiểm cũng là một công việc quan trọng trong các nghiệp vụ bảo hiểm, nếu các công ty bảo hiểm tính toán đúng các phương thức và tỷ lệ tái không những sẽ giúp cho Tổng công ty tránh được phá sản khi có tổn thất quá lớn xảy ra mà còn giúp cho Tổng công ty tăng lợi nhuận. Đối với Bảo Minh và Công ty Bảo Minh Hà Nội các chương trình tái cũng đã được Tổng công ty quan tâm đáng kể nhưng cũng cần phải chú ý đến một số vấn đề sau: - Tập trung hướng dẫn giúp đỡ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ kế toán, thống kê của các địa phương nắm vững nội dung các chương trình tái, tỷ lệ nhượng tái, thu hoa hồng nhượng tái… - Thông báo kịp thời tình hình tái cho các đơn vị để làm cơ sở tính toán hiệu quả. - Tăng cường trách nhiệm của phòng tái về đòi bồi thường hoa hồng từ tái bảo hiểm. b. Về mặt quản lý. (*) Về công tác cổ phần hoá và đổi mới doanh nghiệp. Theo định hướng chung của toàn quốc, đến hết năm 2005, tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước (trừ Bảo Việt) đều được tiến hành cổ phần hóa. Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh đã được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 27GP/KDBH ngày 8/9/2004 của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Tổng công ty đã thực hiện một số phương pháp quản lý mới như khoán lương 100% theo hiệu quả kinh doanh. Tổng công ty thuê những tư vấn giỏi để xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty trong tình hình mới. (*) Công tác kế hoạch thống kê: Thực hiện triệt để định hướng kinh doanh: Hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, xây dựng chỉ tiêu doanh thu thuần và khoản định mức theo chỉ tiêu này. Tăng cường kiểm tra theo dõi công tác thực hiện kế hoạch và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. (*) Công tác tài chính kế toán: - Nhanh chóng hoàn chỉnh và triển khai phần mềm quản lý tài chính kế toán FAST. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình quyết toán tài chính cho các đơn vị quyết toán nhanh các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. - Tăng cường công tác kiểm tra quản lý tài chính, hướng dẫn chi tiêu phù hợp tới sự đổi mới của Tổng công ty. Hướng dẫn các biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý. (*) Phát triển bộ máy nhân sự: Sự thành công của việc kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong Tổng công ty nói chung và trong từng đơn vị nói riêng. Các cán bộ trong từng công ty cần phải am hiểu tường tận các nghiệp vụ bảo hiểm, các điều luật liên quan và có khả năng phân tích mọi điều khoản của các bộ luật, các văn bản chuyên ngành và các văn bản liên quan phục vụ cho công việc như: phân tích cho khách hàng những thắc mắc của họ, giải quyết các yêu cầu của khách hàng đúng luật, tạo nên uy tín trong khách hàng về đội ngũ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ và các vấn đề có liên quan. - Bổ sung thêm kiến thức cho nhân viên trong toàn công ty về các lĩnh vực như: tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới trong các ngành. Công ty cần kiểm tra định kỳ các nhân viên của mình về kỹ năng nghiệp vụ của họ nhằm sắp xếp công việc phù hợp cho nhân viên của mình tạo năng suất và hiệu quả làm việc cao nhất. - Công ty nên có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những nhân viên có thành tích tốt trong công tác, phải phê bình nghiêm khắc đối với các nhân viên vi phạm các quy chế của công ty, của Tổng công ty. Công ty có thể tổ chức một buổi họp khen thưởng và phê bình, điều này là rất tốt vì như thế sẽ thúc đẩy các nhân viên làm việc tốt hơn để đạt được những thành tích tốt trong công việc. - Tổng công ty và Công ty cần đặt ra chế độ thi tuyển nhânb viên rộng rãi khắp toàn quốc nhằm thu hút người tài, có năng lực về làm việc trong Tổng công ty, Công ty. - Công ty cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, cập nhật thường xuyên các kiến thức thông tin cho cán bộ. Tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên giúp họ theo kịp yêu cầu của công tác mới. 4. Giải pháp 4.1. Về công tác khách hàng Đây là khâu quan trọng trong chiến lượcMarketing của doanh nghiệp nói riêng và trong cơ chế thị trường khi mà cung luôn vượt quá cầu. Mục tiêu thu hút khách hàng luôn đượcđặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm. Trước hết phải kể đến việc nghiên cứu thị trường và khách hàng. Đây là công việc cần làm trước khi hoạch định các chiến lược lược chính sách và đề ra kế hoạch cho năm nghiệp vụ, nhằm xác định được những bộ phận thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể hoạt động với nhiều lợi thế nhất, mặt khác giúp doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tình hình thị trường. Để làm được điều này hàng năm công ty cần phải có kế hoạch thu nhập các thông tin về hạn ngạch xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng nắm được định hướng xuất nhập khẩu trong năm. Công ty cần cử các nhân viên xuống gặp gỡ với các công ty xuất nhập khẩu để có thể tư vấn cho họ về việc mua bảo hiểm của công ty mình. Mặt khác cũng thông qua tiếp cận với khách hàng tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu của từng đơn vị để phân chia khách hàng thành từng nhóm: nhóm khách hàng có nhu cầu thường xuyên, nhóm có nhu cầu không thường xuyên hay nhóm các khách hàng chuyên xuất mặt hàng gạo, nông thuỷ sản hoa quả, hàng thủ công mỹ nghệ… nhóm khách hàng chuyên nhập các mặt hàng phục vụ cho sản xuất như xi măng, sắt thép, phân bón… đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng đơn vị để có thể thành lập một bảng kế hoạch chi tiết trong đó có sự phân nhóm rõ ràng và kế hoạch tiếp cận, khai thác đối với từng đối tượng. Tổng công ty có thể phân chia khách hàng theo nhóm khách hàng truyền thống và nhóm khách hàng mới để có những chính sách ưu đãi phù hợp. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, khách hàng thì vấn đề cao chất lượng cũng là một điều cần bàn. Như chúng ta đã biết sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ tài chính vô hình khách hàng rất khó cảm nhận đượclợi ích của nó thông qua các giác quan. Chính vì vậy mà chúng ta [...]... chúng ta giành quyền vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá cho phía đối tác nước ngoài Đây chính là nguyên nhân khiến cho hàng năm chúng ta làm thất thoát một khối lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài Nhiệm vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ở đây là tạo dựng cho khách hàng sự tin tưởng vào chất lượng phục vụ của tổng công ty, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để tư vấn cho doanh nghiệp về các điều kiện... trong tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đây là một vấn đề khó khăn nhưng nếu không làm được như vậy thì hàng năm chúng ta vẫn phải chấp nhận một khối lượng khổng lồ hàng hoá xuất nhập khẩu của chúng ta tham gia bảo hiểm ở các công ty nước ngoài Mặt khác, khách hàng luôn mong muốn được bồi thường khi tổn thất xảy ra đối với phí bảo hiểm thấp nhất Vì vậy đôi khi họ mua bảo hiểm. .. phục vụ khách hàng để tăng tính hữu hình của sản phẩm Cụ thể là Tổng công ty cần phải có những nội quy rõ ràng để hướng dẫn các nhân viên trong việc tiếp xúc khách hàng, giải quyết khiếu nại, thu phí Mấy năm vừa qua vấn đề này được Bảo Minh Hà Nội quan tâm giải quyết, cho đến nay kết quả đã thấy rõ rệt Một thực trạng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta hiện nay chính là việc các doanh nghiệp. .. thường khi tổn thất xảy ra đối với phí bảo hiểm thấp nhất Vì vậy đôi khi họ mua bảo hiểm không phù hợp với hàng hoá Bảo Minh Hà Nội cần tránh những vụ từ chối bồi thường đáng tiếc để đảm bảo lợi ích và tạo tin tưởng cho khách hàng Thứ nhất: Lúc ký hợp đồng, cán bộ khai thác cần phải dựa trên tính chất, đặc điểm của hàng, cách đóng gói bao bì, cách thức xếp hàng . công ty tái bảo hiểm đó thường hiệu quả hơn. Vì những lý do trên nên hiện nay tỷ lệ tái bảo hiểm ra nước ngoài trong nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở nước ta là. Nhiệm vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ở đây là tạo dựng cho khách hàng sự tin tưởng vào chất lượng phục vụ của tổng công ty, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để tư vấn cho doanh nghiệp. luật tố tụng trong bảo hiểm và có các chương trình đào tạo kiến thức về bảo hiểm cho quan toà. 3.2. Đối với Bảo Minh. a. Về mặt nghiệp vụ: (*) Công tác khai thác và dịch vụ chăm sóc khách hàng: