Rong ruổi Lệ Giang với “tự hành xa” pptx

5 167 0
Rong ruổi Lệ Giang với “tự hành xa” pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rong ruổi Lệ Giang với “tự hành xa” “Tự hành xa” – xe tự chạy – là cách gọi chiếc xe đạp của người Trung Quốc. Nếu bạn có dự định đến Lệ Giang, hãy thử một lần du ngoạn phong cảnh xung quanh thành phố với chiếc xe đạp. Chắc rằng bạn sẽ không thể quên được ấn tượng đó. Đạp xe giữa miên man cây lá “Tự hành xa” – xe tự chạy – là cách gọi chiếc xe đạp của người Trung Quốc. Nếu bạn có dự định đến Lệ Giang, hãy thử một lần du ngoạn phong cảnh xung quanh thành phố với chiếc xe đạp. Chắc rằng bạn sẽ không thể quên được ấn tượng đó. Một buổi sáng sớm, cô bé ở nhà nghỉ dẫn chúng tôi đi vòng vèo qua những ngõ nhỏ của thành cổ Lệ Giang, từ ngõ Hưng Văn đến chỗ một cửa hàng cho thuê xe đạp ở cuối phố Quang Nghĩa. Trong khu phố cổ Lệ Giang không có xe cơ giới, khi gặp ngõ hẹp hay chỗ đông người, chúng tôi tự giác xuống xe, dắt bộ, len lỏi giữa các dãy hàng. Ra khỏi khu phố cổ, đến đường phố trong khu phố mới rất rộng rãi, có làn dành riêng cho xe đạp, nên chúng tôi cứ thong dong đạp. Đạp xe trong buổi sáng trong lành, bạn có thể tha hồ tận hưởng không khí yên bình, có thể dừng bất cứ khi nào bạn muốn. Chạy dần ra ngoại ô, hai bên là các dãy nhà biệt thự, khách sạn, vườn hoa, công viên. Thẳng trước mặt là ngọn Ngọc Long tuyết sơn sừng sững với chóp núi trắng sáng rực trong nắng. Ở phía đó có thôn Thúc Hà, Bạch Sa, có chùa Ngọc Phong, là những nơi chúng tôi dự định sẽ đến. Các toà nhà cao tầng bỏ lại sau lưng, chúng tôi chầm chậm đi giữa hai hàng thông xanh ngắt, rồi hai hàng bạch quả lá ngả vàng rực, những bãi hoang mà cỏ đã úa màu nâu đất. Sau nửa giờ, chúng tôi đến cổng của Thúc Hà, một cổ trấn nằm phía bắc của Lệ Giang. Cũng như Lệ Giang, những con đường ở Thúc Hà không có xe cơ giới, lại lát bằng đá, khá xóc với xe đạp, trong khi đó chiếc yên xe lại rất cứng, khiến các tay lái nhanh chóng phải nhảy xuống dắt bộ. Rồi cứ mỗi chỗ có phong cảnh đẹp, chân chống được gạt phắt ra, các máy ảnh lại được dịp hoạt động tích cực. Với chiếc xe đạp cơ động, chúng tôi đi vòng quanh cổ trấn, ra sát dòng nước ở phía sau, xuyên qua một khu đang xây dựng còn ngổn ngang. Rồi bất chợt con đường dừng lại trước những bậc thang cao, bên trên tường xây chắn lối. Trèo lên, phát hiện thấy một lối đi nhỏ xuyên qua một quán ăn, chúng tôi ra hiệu xin đi nhờ (cả ba không ai biết nói tiếng Trung Quốc). Người chủ quán vui vẻ đồng ý, và thế là nhấc bổng những chiếc xe, chúng tôi đi xuyên căn nhà, để rồi thấy mình đã ở giữa phố cổ. Sau buổi trưa nghỉ ngơi và đánh chén no nê tại một quán ăn bên dòng nước, ba chiếc xe lại lượn Thời gian thuê xe Từ sáng, trả xe trước 9 giờ tối, giá 15 tệ/xe; chặng đường đi Thúc Hà và Bạch Sa rồi trở về khoảng hơn 30km, đi mất một ngày, nếu đến chùa Ngọc Phong thì phải leo dốc, nếu không chỉ phải đi đường bằng. Nên thuê ít nhất một xe có giỏ để bỏ đồ ăn, khăn áo bỏ ra. Nếu túi máy ảnh to thì nên tìm xe có đèo hàng đằng sau. một vòng nữa quanh cổ trấn. Thú thực, khi ra khỏi cổ trấn, chúng tôi thấy nhẹ cả người, vì thoát khỏi con đường lát đá lổn nhổn, ra đến đường nhựa êm như ru. Chìa bản đồ và hỏi đường anh chàng cảnh sát, cả ba lại tiếp tục đạp xe. Lúc này trời nắng rất đẹp, cũng rất lạnh nhưng do đạp xe nên chỉ thấy ấm người. Con đường đi vòng vòng, rẽ trái rẽ phải một lúc, xuyên qua một làng nhỏ vắng lặng, rồi bỗng chúng tôi lại thấy mình ở giữa Thúc Hà. Thì ra phải theo những nếp nhà gỗ đơn sơ, cả ba đã đi một vòng tròn mà không biết. Lại tiếp tục quay ra hướng về phía ngọn núi tuyết, nơi ấy có cổ trấn Bạch Sa. Con đường thẳng tắp hướng đến chân núi, trải nhựa phẳng lì mở rộng. Hai bên là cánh đồng rộng mênh mông, nhưng mùa đông, đất khô trống trải, chỉ có những vạt cỏ khô lơ thơ theo gió. Nếu vào mùa xuân, mùa hạ, chắc hẳn nơi đây sẽ bạt ngàn màu xanh trải ra tít tắp. Giờ thì chỉ có gió, nắng hanh hao, và một rặng cây lá đổi vàng xa xa. Đường đi chợt vòng đến một hàng cây cao vút, lá đang đổi màu. Trong nắng, hàng cây như nghiêng vào nhau, tạo thành một vòm lao xao vàng rực. Hàng cây tuyệt đẹp lại khiến chúng tôi một lần nữa lạc hướng, thay vì rẽ trái vào một con đường nhỏ, lại cứ theo những vòm cây mà đi, cho đến khi hỏi được đường quay lại. Đường đi lại thênh thang, một căn nhà xa xa khói bếp lan ra trong nắng, đôi lúc một chiếc xe khách vượt qua chúng tôi. Đang đi, bạn đồng hành nhìn thấy một tấm biển gỗ đề cả tiếng Hán lẫn tiếng Anh bằng sơn đỏ: Góc thiên đường – nơi tốt nhất để chụp ảnh. Bị lời quảng cáo thu hút, cả ba rẽ vào con đường gập ghềnh như đường làng. Nơi này hoàn toàn yên tĩnh, cách xa đường lớn, nhưng góc thiên đường hấp dẫn kia thì không thấy đâu cả. Mãi rồi cuối cùng chúng tôi phát hiện một khu vườn đang dựng dở, cỏ cây ngổn ngang, có vẻ như không biết bao giờ mới hoàn thiện. Tuy nhiên đúng là từ đây, dãy Ngọc Long tuyết sơn hiện ra tuyệt đẹp bên trên rặng cây xanh và cánh đồng mênh mông. Quay lại đường lớn, ba chiếc xe lại đi vào một khu làng êm ả không có tên trên bản đồ du lịch. Những bờ tường xếp bằng đá thấp thấp gợi nhớ đến Hà Giang. Nhà ở đây được làm bằng đủ loại chất liệu: đá, gạch, gỗ, và cả đất. Những tảng đất được trộn rơm, nện chặt, rồi xếp lên thành tường, bên trên và dưới có thể gạch và đá. Những cánh cổng dán tranh môn thần, giấy màu đỏ chót. Chiều đã dần buông khi chúng tôi đến gần Bạch Sa. Lại lần nữa con đường lát đá khiến cả ba nhăn nhó, mà đường thì vẫn còn dài lắm… Tạm biệt Bạch Sa, chúng tôi chầm chậm đạp xe trên con đường lớn rẽ về phía đông, trong ánh hoàng hôn huyền ảo. Những tia nắng cuối ngày vượt qua dãy núi phía tây, chia không gian thành hai nửa sáng tối. Đỉnh núi tuyết phía tây chuyển sang màu vàng rực, còn phía đông dần tối lại, triền núi nối với nhau thành một lớp tường thành uốn lượn trùng điệp. Nhìn về phía nam, đỉnh núi Tượng Sơn nằm sát bên thành cổ Lệ Giang – cái đích của đường về – chỉ là một vết đen be bé. Lại băng ngang qua một ngôi làng nhỏ vắng người, cuối cùng chúng tôi ra đến con đường lớn trở về Lệ Giang. Con đường trở về Lệ Giang cuối cùng lại là một phần thưởng sau rốt cho những đôi chân đã bắt đầu mỏi: đường rất êm, thẳng tắp, và đặc biệt là dốc đều về phía thành cổ. Thế là chúng tôi chỉ việc ngồi trên yên xe, nắm tay lái, và thả cho xe chạy theo con dốc dài tít tắp. Độ dốc của đường không lớn, và đều đến nỗi, suốt chặng đường dài mười mấy kilomet, có thể không phải đạp một lần nào. Trong một giờ thả dốc, chúng tôi đi dọc theo thung lũng nằm giữa hai dãy núi, thảnh thơi ngắm ánh nắng cuối ngày tắt dần trên triền núi, trên đỉnh những ngọn cây cao. Về đến cổ trấn Lệ Giang khi trời đã sập tối, khi gặp con đường đá đầu tiên, không hẹn mà cả ba nhanh chóng xuống yên, nhìn nhau cười, rồi dắt xe dọc theo con phố lung linh ánh đèn lồng. Một ngày thật là đáng nhớ tại một nơi đáng yêu trên những chú ngựa sắt đã trôi qua, để ngày mai đôi chân lại tiếp tục trên chặng đường mới. Cảnh đẹp đến mềm lòng, trên đường đi hướng Ngọc Long tuyết sơn . Rong ruổi Lệ Giang với “tự hành xa” “Tự hành xa” – xe tự chạy – là cách gọi chiếc xe đạp của người Trung Quốc. Nếu bạn có dự định đến Lệ Giang, hãy thử một lần du. tôi đi vòng vèo qua những ngõ nhỏ của thành cổ Lệ Giang, từ ngõ Hưng Văn đến chỗ một cửa hàng cho thuê xe đạp ở cuối phố Quang Nghĩa. Trong khu phố cổ Lệ Giang không có xe cơ giới, khi gặp ngõ. Thúc Hà, một cổ trấn nằm phía bắc của Lệ Giang. Cũng như Lệ Giang, những con đường ở Thúc Hà không có xe cơ giới, lại lát bằng đá, khá xóc với xe đạp, trong khi đó chiếc yên xe lại rất cứng,

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan