Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
287,86 KB
Nội dung
BIẾN CHỨNG HẬU MÔN TẠM Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng của phẫu thuật mở hậu môn tạm ở trẻ em và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các biến chứng này. Phương pháp: Các bệnh nhi có hậu môn tạm được nhập viện Nhi Đồng 1 từ 30/10/2006 đến 31/07/2008 và Nhi Đồng 2 từ 01/07/2006 đến 31/07/2008 được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: 126 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. 12 (9,52%) hậu môn tạm không thể lắp đặt túi phân, 54 (42,86%) hậu môn tạm bị hăm lỡ, 23 (18,25%) hậu môn có biến chứng sa đại tràng, 14 (11,11%) hậu môn tạm bị hẹp, 42 (33.33%) hậu môn tạm có đoạn đại tràng bên dưới bất thường: ngắn, chứa nhiều phân, dãn to. 3 trường hợp đại tràng ngang được mở ra ở hố chậu trái và 1 đại tràng chậu hông được mở ra dưới sườn phải. Kết luận: Biến chứng trong phẫu thuật mở hậu môn tạm thường gặp, có những biến chứng để lại những hậu quả nặng nề. Nhưng hầu hết các biến chứng này có thể tránh được nếu hậu môn tạm được mở ra đúng kỹ thuật. Các yếu tố ảnh hưởng đến các biến chứng này là: tuổi của bệnh nhi, vị trí đại tràng làm hậu môn tạm và kiểu hậu môn tạm. Từ khóa: Biến chứng, hậu môn tạm. ABSTRACT Objectives: To find out our incidence of complications of colostomy and identify variables that predict outcome. Methods: All patients with colostomy in the hospitals Nhi Dong 1 from 30/10/2006 to 31/07/2008 and Nhi Dong 2 from 01/07/2006 to 31/07/2008. Results: 126 patients with 54 (42.86%) cases of excoriations, 23 (18.25%) of prolapses, 14 (11.11%) of stenosis, 43 (33.33%) of anomalies in contrast studies of distal colons: dilated and short distal colonic pouchs. 3 transverse colostomies at the left lower quadrant. and 1 sigmoid colostomy at right upper quadrant. Conclusion: The incidence of morbidity in children with colostomy is significantly high. Some with serious potential consequences. Most colostomy complications are preventable if colostomy is done correctly. The variables that predict outcome are the age of the patient, location of colon and the type of colostomy. Key words: Colostomy, complications. MỞ ĐẦU Mở hậu môn tạm (HMT) là một phẫu thuật thường được thực hiện trong phẫu nhi. Mặt dù có nhiều tiến bộ trong phẫu nhi hiện đại nhưng tần suất các biến chứng còn khá cao. Nguyên nhân của điều này được bàn cải nhiều. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tần suất các biến chứng trong phẫu thuật mở HMT và những yếu tố ảnh hưởng đến những biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát các biến chứng của phẫu thuật mở hậu môn tạm ở trẻ em và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các biến chứng này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. Các bệnh nhi có hậu môn tạm được nhập viện Nhi Đồng 1 từ 30/10/2006 đến 31/07/2008 và Nhi Đồng 2 từ 01/07/2006 đến 31/07/2008 được đưa vào nghiên cứu. Tất cả những bệnh nhân có mở đường tiêu hóa ra da mà không phải là đại tràng được loại ra khỏi nghiên cứu. Chúng tôi ghi nhận các biến chứng: không lắp được túi phân, sa đại tràng qua HMT, hẹp HMT, hăm lở quanh HMT, HMT sai vị trí, bất thường đoạn đại tràng bên dưới HMT như túi cùng ngắn, túi cùng chứa nhiều phân, túi cùng dãn nở. Những yếu tố khảo sát bao gồm: tuổi, cân nặng, ngôi thứ bệnh nhi trong gia đình, trình độ văn hóa người chăm sóc trực tiếp, bệnh lý căn nguyên và phối hợp, thời điễm làm HMT, bệnh viện nơi làm HMT, vị trí đại tràng đưa ra làm HMT, vị trí HMT trên thành bụng, kiểu HMT, số năm công tác của phẫu thuật viên, khoảng cách giữa hai đầu hậu môn tạm 2 đầu tận. Chúng tôi sử dụng phép kiểm Chi Bình Phương trong phần mềm SPSS 16.0 để so sánh các kết quả. So sánh có ý nghĩa thống kê khi P≤0.05. KẾT QUẢ Hình 1: HMT kiểu 2 đầu rời 126 bệnh nhân được nhập viện và đưa vào nghiên cứu. 53 bệnh nhân nhập viện Nhi Đồng 1 và 31 bệnh nhân nhập viện Nhi Đồng 2. 76 (60.32%) bệnh nhân nam và 50 (39.68%) bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình khi mở HMT là 1,06 ± 2,84 tuổi, tuổi thường gặp là 2 ngày tuổi. Tuổi trung bình khi khám là 2,57 ± 3,75 tuổi, thường gặp là 0,9 tuổi. Cân nặng trung bình là 10,25 ± 7,33kg, cân nặng tập trung ở mức 4,2kg. Tình trạng dinh dưỡng dựa vào cân nặng theo tuổi có 1 (0,79%) trẻ dư cân, 84 (66,67%) trẻ có cân nặng bình thường, 20 (15,87%) trẻ suy dinh dưởng độ 1, 15 trẻ (11,91%) suy dinh dưởng độ 2 và 6 trẻ (4,76%) suy dinh dưỡng độ 3. 81 (64,29%) bệnh nhân sống ở các tỉnh, 45 (36,71%) bệnh nhân sống ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM). 57 (45,24%) trường hợp vào bệnh viện Nhi Đồng 1 và 69 (54,76%) trường hợp vào bệnh viện Nhi Đồng 2. 52,18% bệnh nhân là con đầu tiên, 26,98% là con thứ hai trong gia đình. 16 (12,70%) hậu môn tạm được mở chương trình, 110 (87,30%) bệnh nhân được mở HMT cấp cứu. 24 (19,05%) bệnh nhân được mở HMT ở bệnh viện tỉnh, 41 (32,54%) ở bệnh viện Nhi Đồng 1, 60 (47,62%) ở bệnh viện Nhi Đồng 2 và 1 trường hợp không rõ. Bệnh lý căn nguyên đưa đến chỉ định mở HMT như sau: 104 (82,54%) bệnh nhi dị dạng hậu môn trực tràng, 14 (11,11%) bệnh Hischsprung, 8 (6,35%) do những nguyên khác bao gồm ung thư đại tràng, thủng đại tràng, hội chứng giả tắc ruột 71 (56,35%) bệnh nhi chưa phát hiện bệnh lý bẫm sinh khác đi kèm, 15 (11,91%) trường hợp hội chứng Down và 16 (12,70%) bệnh nhi có ít nhất 2 dị tật bẫm sinh đi kèm ngoài bệnh lý có chỉ định mở HMT. Vị trí HMT trên thành bụng: 89 (70,64%) trường hợp ở hố chậu trái, còn lại ở ngang rốn trái, giữa bụng trên rốn, hạ sườn phải, hạ sườn trái, ngang rốn trái, ngang rốn phải. Vị trí đại tràng đưa ra làm HMT: 106 (84,13%) trường hợp đưa đại tràng xích ma ra làm hậu môn nhân tạo, còn lại ở đại tràng ngang, đại tràng lên và không rõ. 96 (76,19%) HMT được làm kiểu quai, 26 (20,63%) kiểu hai đầu tận (hình 1) và 4 (3,18%) kiểu một đầu tận. Kinh nghiệm phẩu thuật viên mở hậu môn tạm được khảo sát tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2: nhỏ hơn 5 năm, 5-10 năm và hơn 10 năm lần lượt là 29 (23,02%), 34 (26,98%) và 36 (28,57%). Biến chứng Các biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi là: 12 (9,52%) trường hợp không lắp được túi phân, 54 (42,86%) trường hợp có hăm lở quanh HMT, 23 (18,25%) trường hợp có sa đại tràng tại HMT, 14 (11,11%) trường hợp hẹp HMT, 42 (33,33%) có bất thường đầu dưới HMT bao gồm nhiều phân trong túi cùng, dãn túi cùng và túi cùng qua ngắn với tỷ lệ lần lượt là: 3,2%, 20,6% và 9,5%, 3 trường hợp đại tràng ngang được mở ra ở hố chậu trái vì nhầm đó là đại tràng chậu hông và 1 trường hợp đại tràng chậu hông được đưa ra ở hạ sườn phải vì nhầm đó là đại tràng ngang. Hình 2: Hăm lỡ quanh HMT Hình 3: Sa HMT (Hartmann) Hình 4: Sa HMT đầu dưới (quai) Hình 5: Sa 2 đầu HMT Hình 6: Tụt đầu trên HMT Hình 7: Hẹp đầu trên HMT Hình 8: Túi cùng dãn Hình 9: Túi cùng ngắn Hình 10 và 11: Đại tràng ngang được mở ra ở hố chậu trái Phân tích Bảng 1: Phân bố biến chứng theo các yếu tố khảo sát Túi phân Có Không n (%) P Béo phì (1) 1 0 (0) Bình thư ờng (84) 74 10 (11,91) SDD1 (20) 19 1 (5) SDD2 (15) 14 1 (6,67) SDD3 (6) 6 0 (0) ** Con 1 (66) 60 6 (9,09) Con 2 (34) 31 3 (8,82) Con 3-7 (21) 18 3 (14,29) ** 5 trường hợp không xác định đư ợc vị trí bệnh nhi trong gia đình nên không đưa vào so sánh. Túi phân Có Không n (%) P Không học (10) 9 1 (10) Cấp 1-2 (76) 67 9 (11,84) Cấp 3 – đ ại học (33) 31 2 (6,06) ** 7 trường hợp không xác định trình đ ộ văn hóa người chăm sóc người chăm sóc n ên không đưa vào so sánh D ị dạng HMTT (104) 94 10 (9,62) Hirschsprung (14) 13 1 (7,14) Khác (8) 7 1 (12,5) ** [...]... tôi, tất cả hậu môn tạm kiểu 2 đầu tận đều làm ở đại tràng chậu hông, mà hậu môn tạm ở đại tràng chậu hông ít nguy cơ sa hơn đại tràng ngang Để loại trừ yếu tố này, chúng tôi chỉ so sánh tỷ lệ biến chứng sa đại tràng của hai nhóm hậu môn tạm kiểu quai và đầu tận trong nhóm hậu môn tạm đại tràng chậu hông Sự khác biệt về tỷ lệ biến chứng sa đại tràng trong 2 nhóm bệnh nhân với 2 kiểu hậu môn tạm khác nhau... khác mà chúng tôi khảo sát với biến chứng hăm lở quanh hậu môn tạm Trong những nghiên cứu khác, các tác giả nhận thấy có mối liên quan giữa biến chứng này và các yếu tố sau: 1 kiểu hạu môn tạm: hậu môn tạm dạng quai và dạng hai đầu tận quá gần nhau làm tăng tỷ lệ biến chứng này vì hậu môn tạm kiểu quai thường lớn hơn nên thoát dịch ra ngoài túi, còn hậu môn tạm hai đầu tạm quá gần nhau sẽ khó khăn khi... của các tác giả khác không đề cập đến biến chứng này vì có thể với túi chứa phân được chế tạo sẵn, người ta có thể lắp vào hậu môn tạm một cách dể dàng Biến chứng hăm lở quanh hậu môn tạm là biến chứng thường gặp nhất của hậu môn tạm ở trẻ em, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đó là 42,86% so với các nghiên cứu khác của các tác giả khác từ 2,7% đến 46,5% ở trẻ em( Error! Reference source not found.,Error!... biến chứng hăm lở quanh hậu môn tạm Nhưng trong nghiên cứu này, lứa tuổi có biến chứng hăm lở cao là sơ sinh và tác giả cho rằng do da sơ sinh nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với phân thoát ra từ hậu môn tạm Sự khác biệt này là do chúng tôi chỉ nghiên cứu những biến chứng muộn của hậu môn tạm, mà theo tiêu chuẩn chọn bệnh của chúng tôi là khi bệnh nhân đã xuất viện sau khi đã mở hậu môn tạm Khi bệnh nhân trở... source not found.) 2 chỉ định hậu môn tạm: bệnh Hirschsprung và dị dạng hậu môn trực tràng có tỷ lệ biến chứng hăm lở quanh hậu môn tạm cao vì đa số bệnh nhân này là bệnh nhân sơ sinh(Error! Reference source not found.) 3 vị trí đại tràng làm hậu môn tạm: hậu môn tạm đại tràng ngang có nhiều biến chứng này hơn vì có nhiều dịch thoát ra từ đại tràng ngang hơn là đại tràng chậu hông Sa đại tràng trong... duy nhất 1 trường hợp phải mổ lại vì biến chứng thắt nghẹt Cũng tương tự như nhiều báo cáo khác nhau(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.), trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ biến chứng sa đại tràng xảy ra ở hậu môn tạm kiểu quai và hậu môn đại tràng ngang nhiều hơn ở hậu môn tạm kiểu đầu tận và hậu môn tạm đại tràng chậu hông Hậu môn nhân tạo đại tràng ngang dễ bị... hình Xét biến chứng không lắp được túi phân, trong các yếu tố khảo sát chỉ yếu tố hậu môn tạm kiểu hai đầu tận có thể làm tăng tỷ lệ không lắp đặt được túi phân Tuy nhiên, hậu quả này có thể có tương tác qua lại với biến chứng hẹp và tụt hậu môn tạm Thiết kế nghiên cứu này không thể xác định được mối quan hệ giữa biến số kiểu hậu môn tạm và 2 biến chứng không lắp được túi phân và tụt-hẹp hậu môn tạm Trong... tràng bên dưới hậu môn tạm vẫn thông thương ra hậu môn hoặc tầng sinh môn, hậu môn tạm kiểu quai nên được thực hiện vì nó thường được mở ra và đóng lại một cách nhanh chóng và dễ dàng Nhưng đối với dị dạng hậu môn trực tràng với túi cùng trực tràng không rò ra tầng sinh môn, phân sẽ qua hậu môn tạm kiểu quai rồi tích tụ tại túi cùng gây dãn to túi cùng và ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn được tạo... với 2 kiểu hậu môn tạm khác nhau trên hậu môn tạm đại tràng chậu hông có ý nghĩa thống kê Hậu môn tạm 1 hay 2 đầu tận trong nghiên cứu được mở ra ở đại tràng chậu hông ngay sát đại tràng xuống hoặc đại tràng xuống ngay sát đại tràng chậu hông Ở vị trí như vậy, quai đến của hậu môn tạm không thể sa ra vì nó không di động Quai đi của hậu môn tạm 2 đầu tận được mở ra bằng 1 lỗ nhỏ nên đại tràng rất khó... dài và 1 trường hợp mở hậu môn tạm trên dòng sau cắt nối đại tràng xuống do ung thư Nhưng trong 11 trường hợp hậu môn tạm đại tràng ngang trên bệnh nhân dị dạng hậu môn trực tràng chỉ có 4 trường hợp được thực hiện trên bệnh nhân tồn tại ổ nhớp, một trường hợp ở bệnh nhi không hậu môn có đường rò từ túi cùng vào hố tiền đình với đại tràng chậu hông dãn quá to phải mở hậu môn tạm ở đại tràng ngang cùng . BIẾN CHỨNG HẬU MÔN TẠM Ở TRẺ EM TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng của phẫu thuật mở hậu môn tạm ở trẻ em và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các biến chứng này. Phương. (9,52%) hậu môn tạm không thể lắp đặt túi phân, 54 (42,86%) hậu môn tạm bị hăm lỡ, 23 (18,25%) hậu môn có biến chứng sa đại tràng, 14 (11,11%) hậu môn tạm bị hẹp, 42 (33.33%) hậu môn tạm có. tần suất các biến chứng trong phẫu thuật mở HMT và những yếu tố ảnh hưởng đến những biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát các biến chứng của phẫu thuật mở hậu môn tạm ở trẻ em và xác định