ỐNG NỘI KHÍ QUẢN QUA ĐƯỜNG MIỆNG pot

7 539 0
ỐNG NỘI KHÍ QUẢN QUA ĐƯỜNG MIỆNG pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ỐNG NỘI KHÍ QUẢN QUA ĐƯỜNG MIỆNG TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định trên lâm sàng độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiền cứu. 50 bệnh nhân nữ, 48 bệnh nhân nam nhập Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh – từ 07/2006 đến 12/2006, được đặt nội khí quản và sau đó chụp X quang ngực. Kết quả: Độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành là 23,9±0,6 cm ở nam và 21,5±0,6 cm ở nữ. Kết luận: Nên cố định ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành ở vị trí 23 cm đối với nam và 21 cm đối với nữ. ABSTRACT Purpose: Clinically determine the proper depth of tube placement in orotracheal intubation in Vietnamese adults. Materials and method: Cross sectional, Descriptive and Prospective Study. 50 women, 48 men were admitted ICU - Nhan Dan Gia Dinh Hospital, Hochiminh City - from July 2006 to December, 2006. They were intratubed and got the X Ray check thereafter. Results: The proper depth of tube placement in orotracheal intubation in Vietnamese adults is 23.9±0.6 cm in men and 21.5±0.6 cm in women. Conclusion: For the Vietnamese adults, the Tracheal Intratube should be placed at the position of 23 cm in men and 21 cm in women. Key words: Depth. Orotracheal intubation ĐẶT VẤN ĐỀ Giữ thông đường thở, Bảo đảm sự Oxy hoá, Thông khí, và Ngăn ngừa hít sặt là những phần chính trong điều trị cấp cứu đường thở. Đặt ống nội khí quản (NKQ) thường được xem như là phương tiện tốt nhất để kiểm soát đường thở trong cấp cứu. Trong hồi sức cấp cứu, đặt ống NKQ là kỹ thuật mà mọi Bác sĩ ở các chuyên khoa đều cần phải thông thạo. Là việc đầu tiên phải thực hiện tốt trong một quá trình hồi sức, đặt NKQ kịp thời, chính xác về mặt kỹ thuật sẽ góp phần rất lớn vào thành công trong việc hồi sức bệnh nhân. Để thực hiện tốt việc đặt NKQ, chúng ta cần tuân theo nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật như đường vào: đặt NKQ qua đường miệng, đường mũi, đặt NKQ ngược dòng; kích thước ống (dựa vào đường kính trong của ống): tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, người trưởng thành thì tùy vào giới; độ sâu của ống NKQ. Về độ sâu lý tưởng ban đầu của ống NKQ, y văn nước ngoài đề nghị là Từ mép miệng, ống NKQ qua đường miệng phải sâu khoảng 23 cm ở nam và 21 cm ở nữ (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về độ sâu của ống NKQ đặt đường miệng trên người Việt Nam. Khuyến cáo về độ sâu của ống NKQ trên các hướng dẫn của y văn trong nước hoặc Hội Hồi sức cấp cứu thường dựa trên y văn nước ngoài, trong khi có sự khác biệt về thể chất giữa người Việt Nam và người da trắng Âu Mỹ. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định độ sâu thích hợp của ống NKQ đối với người Việt Nam trưởng thành khi đặt ống NKQ giúp thở trong Hồi sức cấp cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn nhận bệnh Bệnh nhân nam hay nữ, tuối từ 18 trở lên, nhập viện vào khoa Săn Sóc Đặc Biệt, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định có được đặt NKQ đường miệng giúp thở và được chụp X quang ngực kiểm tra sau đó. Thời gian từ đầu tháng 7/2006 đến hết tháng 12/2006 (6 tháng). Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bị gù, vẹo cột sống. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Tiến hành Bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào sẽ được thu nhận vào lô nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ được ghi nhận mức độ sâu của ống NKQ ngang cung răng (tính bằng cm). Sau đó, bệnh nhân được chụp X quang ngực thẳng và đo khoảng cách từ đầu mút ống NKQ tới carena (tính bằng cm) trên phim X quang. Từ đó tính độ sâu thích hợp của ống NKQ cho từng bệnh nhân, sao cho đầu mút ống NKQ cách carena 2 cm. KẾT QUẢ Chúng tôi thu thập được 98 bệnh nhân, trong đó 48 nam, 50 nữ. Tỷ lệ nam/nữ: 1:1. Đặc tính dân số học Nam (n=48) Nữ (n=50) Tuổi 68,7±4,6 69,3±4,4 Chiều cao (cm) 160,8±1,8 149,8±1,8 Đ ộ sâu NKQ 23,9±0,6 21,5±0,6 (cm) Nhóm bệnh nhân nam có tuổi trung bình là 68,7±4,6 và nhóm bệnh nhân nữ có tuổi trung bình là 69,3±4,4. Chiều cao trung bình của nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 160,8±1,8 cm đối với nam và 149,8±1,8 cm đối với nữ. Với mong muốn đầu mút ống NKQ cách carena 2 cm, chúng tôi thu được kết quả độ sâu trung bình của ống NKQ trong lô nghiên cứu là 23,9±0,6 cm ở nam và 21,5±0,6 cm ở nữ. BÀN LUẬN Tuy nhiên, chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành hiện thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nửa thế kỷ trước, chiều cao của người dân Nhật Bản cũng chỉ ngang bằng chúng ta. Vậy mà năm 1999, chiều cao trung bình của thanh niên Nhật (ở lứa tuổi 18) đã là 171cm với nam, 159cm với nữ. Trong khi theo số liệu dịch tễ nhân trắc học của Bộ Y tế, năm 2000 chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành (từ 26-40 tuổi) là 162,3cm với nam và 152,3 với nữ. Số liệu này phù hợp với chiều cao trung bình của nhóm bệnh nhân của chúng tôi là 160,8±1,8 cm đối với nam và 149,8±1,8 cm đối với nữ. Nghiên cứu năm 2003 trên 700 đàn ông Việt Nam cho thấy có chiều cao trung bình là 164,3 cm (4) . Một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học thể dục thể thao cho biết đến thời điểm hiện nay chiều cao trung bình của thế hệ trẻ Việt Nam là thấp hơn khoảng 2-6cm so với một số nước lân cận như Singapore, Thái Lan. Trong khi đó, các hướng dẫn của y văn nước ngoài đều dựa trên các nghiên cứu ở người da trắng Âu Mỹ vốn có chiều cao vượt trội hơn chúng ta. Kỹ thuật đặt ống NKQ phải đạt yêu cầu tạo thông khí tốt cho 2 phổi và cũng phải tính đến sự dịch chuyển của ống khi gập và ngữa đầu. Vì cử động đầu có thể làm dịch chuyển ống NKQ từ 1 đến 2 cm, nên vị trí đúng của đầu ống NKQ phải cách carina tối thiểu là 2 cm (Error! Reference source not found.) . Cũng có nghiên cứu cho rằng vì sự dịch chuyển của ống giữa tư thế gập và ngữa cổ là khoảng 2 cm, vị trí mong muốn của đầu ống NKQ là cách carina từ 3 đến 7 cm (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Và trên phim X quang ngực, đầu ống nội khí quản lý tưởng nên ở cách carina khoảng 5±2 cm khi đầu và cổ ở vị trí trung gian (Error! Reference source not found.) . Với kết quả thu được trong lô nghiên cứu của chúng tôi là độ sâu của đầu mút ống NKQ cách carena 2 cm là 23,9±0,6 cm ở nhóm bệnh nhân nam và 21,5±0,6 cm ở nhóm bệnh nhân nữ. Như vậy để đầu mút của ống NKQ cách carena tối thiểu là 2 cm, chúng ta phải cố định ống NKQ ở vị trí cách cung răng 23 cm đối với nam và 21 cm đối với nữ. Điều này phù hợp với các hướng dẫn từ y văn nước ngoài Từ mép miệng, ống NKQ qua đường miệng phải sâu khoảng 23 cm ở nam và 21 cm ở nữ (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Các hướng dẫn của Hội Gây Mê Hồi Sức Việt Nam, Hội Điều Dưỡng Nội Khoa cũng có thông số tương tự. KẾT LUẬN Như vậy dù thể hình người Việt Nam có thấp bé hơn các dân tộc khác, chúng ta vẫn nên cố định ống NKQ qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành ở vị trí 23 cm đối với nam và 21 cm đối với nữ. . ỐNG NỘI KHÍ QUẢN QUA ĐƯỜNG MIỆNG TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định trên lâm sàng độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng. Hồ Chí Minh – từ 07/2006 đến 12/2006, được đặt nội khí quản và sau đó chụp X quang ngực. Kết quả: Độ sâu thích hợp của ống Nội khí quản qua đường miệng ở người Việt Nam trưởng thành là 23,9±0,6. theo nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật như đường vào: đặt NKQ qua đường miệng, đường mũi, đặt NKQ ngược dòng; kích thước ống (dựa vào đường kính trong của ống) : tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, người

Ngày đăng: 01/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan