Giao tiếp với cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỉ
Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội Nguyễn Thị Mẫn Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu và phân tích thực trạng giao tiếp trong đó tập trung vào mục đích, nội dung, hình thức, hoàn cảnh và thời gian giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. Xem xét ảnh hưởng của quá trình giao tiếp đến tiến triển của trẻ tự kỷ và đề xuất một số cách thức giao tiếp phù hợp đối với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học trẻ em; Bệnh tự kỷ Content 1. Lý do chọn đề tài Khi sinh con, cha mẹ nào cũng mong con mình khỏe mạnh, giỏi giang, ngoan ngoãn, thông minh…Nhưng chẳng may, đứa trẻ mắc phải một chứng bệnh hay một rối nhiễu nào đó, đặc biệt khi bị rối loạn tự kỷ hay còn gọi là hội chứng tự kỷ thì đa phần những bậc cha mẹ sẽ buồn phiền. Có những người chán nản, buông xuôi gửi con đến bác sỹ y khoa, bác sỹ tâm lý hay giao phó con cho cô trông trẻ nhưng cũng có những người rất tích cực trong việc phối hợp để khắc phục những khó khăn mà trẻ gặp phải. Nếu như với một số dạng khuyết tật như down, tật vận động… cha mẹ có thể nhận ra ngay từ lúc trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời. Cho dù đau đớn tột cùng nhưng dù sao họ cũng đã có sự chuẩn bị về tinh thần đối với tương lai sau này của đứa trẻ. Nhưng đối với hội chứng tự kỷ, các bậc làm cha làm mẹ không có được cơ hội đó. Các em bé này lúc sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nhiều trẻ trong số đó cũng trải qua các giai đoạn phát triển hoặc bỏ qua một giao đoạn nào đó như trẻ bình thường. Chúng cũng bắt đầu nói những âm đầu tiên, đều biết cật tiếng gọi “ba, ba…” hay “ma, ma…” Hầu hết các cha mẹ không hề nhận thấy một điểm gì bất thường của con mình trong giai đoạn từ 0 đến 1,5 tuổi hay 2 tuổi. Nhưng rồi mọi chuyện như thay đổi hoàn toàn khi nhận ra trẻ hầu như chỉ sống trong thế giới riêng của chúng và các kỹ năng dường như dừng hẳn, thậm chí kém đi. Nhiều bậc cha mẹ, do không biết sự thay đổi của con chỉ nghĩ rằng đó là vì chúng ngoan, hay do chúng nhút nhát… Nhưng khi đến tuổi mà những trẻ bình thường đã có thể nói được thì các cha mẹ mới phát hiện ra rằng con mình hầu như không thể chủ động sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện cho dù có thể đôi lúc tự nhiên phát ra những âm thanh khó hiểu. Chúng không có phản ứng gì khi người khác gọi tên… Đến lúc này, các gia đình mới đưa trẻ đi chẩn đoán và đánh giá. Khi được các bác sỹ hoặc các nhà chuyên môn chẩn đoán, đánh giá và thông báo về kết quả tự kỷ, phản ứng chung của các bậc làm cha làm mẹ là sốc, thất vọng, hoang mang lo lắng, không tin vào tình trạng của con, phủ nhận sự thật, cảm thấy xấu hổ, hối hận… Nhưng sau một thời gian, có một số bậc làm cha làm mẹ sẽ chấp nhận thực tế của con mình, tuy nhiên họ có thể chấp nhận vấn đề của trẻ theo lý trí nhưng về tình cảm thì họ rất bối rối, buồn bã, chán nản, đôi khi cảm thấy bực tức, thịnh nộ, ghen tức và giận dữ Qua các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng tự kỷ khá cao trong dân số, bình quân vào khoảng 58 đến 60 trẻ tự kỷ trên 10.000 trẻ được sinh ra và có khuynh hướng ngày càng gia tăng nhưng không rõ nguyên nhân. Hiện tại ở Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ bị rối loạn tự kỷ, tuy nhiên số trẻ được chẩn đoán là mắc hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều. Trong khi đó, gia đình là cái nôi đầu tiên của một đứa trẻ, trong đó mối quan hệ qua lại, cụ thể là quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và đứa trẻ có ảnh hưởng rất nhiều đến đứa trẻ trong thời kỳ thơ ấu ấy. Đó là thời kỳ quan trọng nhất trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách, để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời về sau của trẻ. Quan hệ giao tiếp đó không chỉ ở chỗ cha mẹ tác động đến trẻ theo kiểu “trẻ là tờ giấy trắng để cha mẹ viết lên đó cái gì thì nó thành cái đó” mà còn có sự tác động ngược lại từ trẻ đến cha mẹ. Sự tác động qua lại đó diễn ra thường xuyên, không ngừng trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Quan hệ giao tiếp của trẻ tự kỷ và cha mẹ cũng không nằm ngoài quy luật này. Thực tế ở Việt Nam, các nghiên cứu về trẻ tự kỷ nói chung và giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ nói riêng còn quá ít và chưa có hệ thống. Với những lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “ Giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội” nhằm giúp chúng ta có cách nhìn cụ thể hơn về giao tiếp của các bậc làm cha làm mẹ khi phát hiện ra con họ mắc hội chứng tự kỷ. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra thực trạng giao tiếp trong đó tập trung vào mục đích, nội dung, hình thức, hoàn cảnh và thời gian giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. - Từ đó xem xét ảnh hưởng của quá trình giao tiếp đến tiến triển của trẻ tự kỷ và đề xuất cách thức giao tiếp phù hợp đối với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. 3. Đối tượng nghiên cứu Giao tiếp giữa cha mẹ và con có chứng tự kỷ trong gia đình. 4. Khách thể nghiên cứu - 75 gia đình trẻ tự kỷ. - Nghiên cứu sâu 2 trường hợp có con tự kỷ. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu tại nội thành Hà Nội. - Giới hạn về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu các cặp cha mẹ có trẻ mắc chứng tự kỷ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu mục đích, nội dung, hình thức, hoàn cảnh, thời gian tần suất giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con mắc chứng tự kỷ, thông qua việc thu thập, phân tích những tài liệu trong và ngoài nước nhằm tổng quan nghiên cứu vấn đề, xác định cơ sở lý luận và các khái niệm công cụ 6.2. Nghiên cứu thực tiễn Điều tra, khảo sát thực tiễn để xác định nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, hoàn cảnh, thời gian giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. Từ đó, đề xuất cách thức giao tiếp phù hợp của bậc làm cha làm mẹ với con mắc chứng tự kỷ. 7. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp quan sát Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp nghiên cứu trường hợp Phương pháp sử dụng test đánh giá Phương pháp thống kê toán học 8. Giả thuyết khoa học Quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ bị hạn chế cả về nội dung, hình thức và thời gian giao tiếp. Tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ có liên quan khá mật thiết với quan hệ giao tiếp giữa trẻ tự kỷ và cha mẹ. 9. Đóng góp mới của đề tài Đây là một trong các công trình đầu tiên ở Việt Nam chỉ ra quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ trong gia đình. Đề xuất giúp các bậc làm cha làm mẹ có những cách thức giao tiếp phù hợp đối với những đứa con tự kỷ của mình. References Tài liệu Tiếng Việt 1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Trần Di Ái (dịch 1992), Phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện sức khỏe tâm thần Hà Nội. 2. David Cohen (Hồng Vân dịch - 2003), Người cha lý tưởng thế kỷ 21, Nhà xuất bản trẻ. 3. David Stafford (1998): Freud đã thực sự nói gì, Nhà xuất bản thế giới. 4. Hoàng Thị Anh (1992): Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án PTS trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. H.G. Giainot (Nguyễn Văn Toại dịch - 2000), Thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Nhà xuất bản phụ nữ Hà Nội. 6. Keith Atkin (2006), Sự thú nhận và phát triển lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp, Trường đại học sư phạm Hà Nội. 7. Lê Minh Nguyệt (2010), Mức độ tương tác giữa cha mẹ và con tuổi thiếu niên, luận án tiến sĩ tâm lý học. 8. Lê Xuân Hồng (1996), Đặc điểm giao tiếp của trẻ em mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi, Luận án PTSKH sư phạm tâm lý, Đại học sư phạm Hà Nội. 9. Ngô Công Hoàn (1995), Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em, Đại học sư phạm Hà Nội I. 10. Ngô Công Hoàn (1992): Một số vấn đề giao tiếp sư phạm, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội. 11. Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lý học gia đình, Đại học sư phạm Hà Nội I 12. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ tâm lý học. 13. Nguyễn Ánh Tuyết, Chơi với bạn bè là nhu cầu bức thiết của trẻ mẫu giáo, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 14. Nguyễn Ánh Tuyết (1987), Giáo dục trẻ mẫu giáo chơi trong nhóm bạn bè, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 15. Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Sự hình thành xã hội trẻ em trước tuổi học, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 16. Nguyễn Ánh Tuyết, Giao tiếp xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 17. Nguyễn Ánh Tuyết (1992), Những điều cần biết về sự phát triển của trẻ thơ, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 18. Nguyễn Ánh Tuyết (1995), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 19. Nguyễn Hiến Lê (1992), Nghệ thuật nói chuyện, Nhà xuất bản trẻ. 20. Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy, Nhập môn khoa học giao tiếp, Nhà xuất bản giáo dục. 21. Nguyễn Khắc Viện (1990), Bàn về quan hệ xã hội của trẻ em, Trung tâm nghiên cứu N – T. 22. Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 23. Nguyễn Khắc Viện (1995), Từ điểm tâm lý, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Thanh Liên (2009), Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, luận văn thạc sỹ tâm lý học. 25. Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Lê (1992): Vấn đề giao tiếp, Nhà xuất bản giáo dục. 27. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên 2003): Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Thành (1995), Để giúp trẻ em phát triển 0 đến 6 tuổi, Nhà xuất bản tôn giáo. 29. Nguyễn Văn Thành (2007), Phát huy quan hệ trong vấn đề giáo dục trẻ em tự kỷ, Tài liệu tập huấn về cách chăm sóc trẻ tự kỷ, Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em tự kỷ, Nhà xuất bản tôn giáo. 31. Nguyễn Thạc (1995), Đặc điểm giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Trường cao đẳng sư phạm nhà trẻ mẫu giáo trung ương I. 32. Nguyễn Thạc, Nguyễn Xuân Thức (1995), Nhóm giao tiếp bè bạn của trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Kỉ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục mầm non, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Oanh (1995), Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học, Tài liệu lưu hành nội bộ. 34. Nguyễn Xuân Nghĩa (2000), Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em, Bộ giáo dục và đào tạo – Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh. 35. Trần Thị Kim Xuyến (2002), Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, Nhà xuất bản thống kê. 36. Phạm Minh Hạc, Lê Khang, Trần Trọng Thủy (1988): Tâm lý học tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 37. Tora Winterton, Giao tiếp với trẻ em, Viện khoa học và giáo dục. 38. Võ Nguyễn Tinh Vân (2004), Chứng Asperger và chứng NLD, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, Nxb Bamboo, Australia. 39. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Để hiểu chứng tự kỷ, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, Nxb Bamboo, Australia. 40. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi con bị tự kỷ, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, Nxb Bamboo, Austrailia. 41. Võ Nguyễn Tinh Vân (2006), Tự kỷ và trị liệu, Nhóm tương trợ phụ huynh Việt Nam có con khuyết tật và chậm phát triển tại New South Wales, Nxb Bamboo, Austrailia. 42. Vũ Hiến Dân, Ngân Hà (2001), Văn hóa tâm lý gia đình, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội. 43. Vũ Thị Nho (1999): Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Tương Lai, Trịnh Duy Luân, Lê Truyền (1994): Người cao tuổi và an sinh xã hội, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 45. J.Garcia Fonc, J.C. Lemaireet L, Darcourt (1996): Bệnh tự kỷ psychanalytique de Paris. 46. World Health Organization Geneva, Trương Xuân Liễu chủ biên (1998), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật (tập 2), Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu Tiếng Anh 47. Dr. Miriam Stoppard (1993), Test your child or how to discover and enhance your child's true patential – Lon don. 48. Richard G.J (1997), The source for autims, LinguiSystems, U.S.A. 49. Scott J, Clark C, Brady M.P (2000), “Characteristics and Instructional Programming for Special Educators”, Students With Autism, Singular Publishing, U.S. A. 50. Volkmar F.R, Paul R, Klin A, Cohen D (2005), Handbook of Autism and Pervasive Developmental Disorders, Volume Two, Published by John Wiley & Sons, Inc, U.S.A. . của trẻ tự kỷ và đề xuất cách thức giao tiếp phù hợp đối với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ. 3. Đối tượng nghiên cứu Giao tiếp giữa cha mẹ và. cảnh, thời gian giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ tự kỷ. Từ đó, đề xuất cách thức giao tiếp phù hợp của bậc làm cha làm mẹ với con mắc chứng tự kỷ. 7. Các