1. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Hà Nội: Mới chỉ làm phần ngọn ( báo cáo tổng kết công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội năm 2008 ) * Kiểm tra xong vẫn tái phạm Theo báo cáo tổng kết của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2008, Sở Y tế đã thành lập 653 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành kiểm tra 43.547 cơ sở, trong đó số cơ sở không đạt yêu cầu vẫn còn 16%, có tới gần 5.000 cơ sở vi phạm Sở Công Thương chỉ kiểm tra được 65 vụ hàng hoá thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Sở NNPTNT cũng chỉ kiểm tra được vài chục cơ sở Đó chỉ là những con số nhỏ như "muối bỏ bể". Bởi trên thực tế, những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hiển hiện khắp nơi. Đại diện của quận Hoàn Kiếm đã thừa nhận rằng, các cơ sở vi phạm chỉ bị đình chỉ khi có đoàn kiểm tra, sau khi đoàn đi vẫn tiếp tục bán hàng Đại diện của Sở Công Thương cho rằng, những tồn tại của các sở kinh doanh vẫn khá phổ biến: Kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc, nhãn mác không đảm bảo, đặc biệt là hàng hoá Trung Quốc. Đa số các cửa hàng thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh Tình trạng thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã vượt qua tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tất cả những lỗ hổng đó đã được chỉ ra trong nhiều năm qua, song để làm thay đổi nó vẫn còn là chuyện lâu dài. * Phần gốc còn bỏ ngỏ Hà Nội đã có rất nhiều chủ trương, kế hoạch để lập lại trật tự về Vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng trên thực tế không khả thi. Điển hình là việc đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng một trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm, khi đi vào hoạt động, mỗi tháng chỉ bán được 200-300 con gia cầm. Vùng rau an toàn được đầu tư khá tốn kém, song sản phẩm bán ra thị trường lại bị lẫn lộn giữa rau sạch và rau bẩn. Người tiêu dùng không có cách nào để phân biệt và lựa chọn Năng lực quản lý về Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang là một tồn tại lớn. Chính quyền ở các cấp quận, huyện hầu như khoán trắng công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngành y tế. Khi có sai phạm xử lý không kiên quyết, đã dẫn đến tình trạng "làm cho có". Tất cả mới đang dừng ở phần "ngọn", mà phần "gốc" của công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm là các hoạt động kiểm soát nguồn thực phẩm, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ý thức tránh nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn bị bỏ ngỏ.Từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội đề ra rất nhiều chỉ tiêu: 80% cơ sở kinh doanh, chế biến, 85% cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về Vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% cơ sở thức ăn đường phố ký cam kết đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, 70% cơ sở dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm Những con số này liệu có đúng như trên thực tế hay không, có lẽ vẫn chưa có đủ cơ sở để tin cậy. * Thực phẩm không an toàn, đâu cũng gặp Trong khi Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội liên tục tuyên truyền, kêu gọi ý thức chấp hành Vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân; tổ chức thanh, kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ hàng tuần, thì tại nhiều địa phương, cơ sở trên địa bàn, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ cần kiểm tra đột xuất thì có thể bắt gặp vi phạm ở bất kỳ đâu. Tại chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình), hàng loạt cửa hàng kinh doanh thực phẩm, từ nem chả, xôi sáng, đến bún, phở đều không có tủ kính che đậy. Ngày 10/3/2008, đoàn kiểm tra liên ngành cũng phát hiện tại chợ này 2 hộ kinh doanh trứng gia cầm sống không có dấu kiểm dịch và giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ Tại chợ Ngọc Lâm (quận Long Biên), đoàn kiểm tra cũng phát hiện một cửa hàng kinh doanh gia cầm mổ sẵn không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, không có giấy tờ chứng minh xuất xứ của gia cầm. 2. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trước Tết Nguyên đán 2011 tại Hà Nội Đoàn kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ đi kiểm tra tại chỗ một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, báo cáo là có nhiều cơ sở vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những trường hợp bị lập biên bản, xử lý gồm có các cửa hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hoá bày bán, vi phạm về nhãn hiệu không rõ ràng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Sở Y tế Hà Nội thì số vụ vi phạm bị đoàn kiểm tra phát hiện và báo cáo chỉ là “phần nổi” vì trên phạm vi Hà Nội và vùng phụ cận đã có hàng ngàn, hàng vạn cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối lớn nhỏ, thì khó có thể tìm bắt quả tang những mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, mứt, trái cây khô, nhập lậu từ Trung Quốc xâm nhập thị trường Việt Nam, bằng đủ các ngõ ngách. Theo báo chí, càng gần đến ba ngày đầu xuân thì các loại bánh kẹo nguy hại bị nghi là được lén đưa từ Trung Quốc vào, tràn ngập khắp các tỉnh thành. Trong khi đó, các bộ ngành chức năng dù có tích cực kiểm tra, xử phạt thì những chiến dịch chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém vệ sinh…vẫn chỉ là chuyện “bắt cóc bỏ dĩa”. Khi nhìn tận mắt những hàng “ngoại nhập”, giới tiêu dùng không khỏi rùng mình khi thấy bánh mứt kẹo, hoa quả, thịt gia cầm, không có hạn sử dụng, không biết xuất xứ…chất đầy ắp trong thùng chứa, nhiều món đã bốc mùi hôi. Cũng liên quan đến việc cung cấp hàng phục vụ Tết, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho hay, trong thời gian gần Tết Nguyên đán 2011, hoạt động hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng gia tăng và trở nên phức tạp. Chỉ trong vòng hai tháng, số trường hợp vi phạm đã lên tới trên 1200 vụ, tổng số hàng hoá trái phép bị tịch thu trị giá hơn 8 tỷ đồng. Mặt khác, nhân viên quản lý thị trường cũng chặn bắt nhiều tấn gia súc, gia cầm xuất phát từ Trung Quốc được chuyển đến các lò giết mổ tại Hà Nội. Năm nào cũng thế, ngay từ trước Tết Nguyên đán, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các ngành, chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa lễ hội. Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm đông khách nhất của Hà Nội vào những ngày đầu xuân. Ngay từ đêm 30 Tết, dòng người đã nườm nượp đổ về phủ. Theo ông Trương Công Đức, Trưởng ban Quản lý di tích phủ Tây Hồ thì do năm nay có điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa ở chùa Tảo Sách (phường Nhật Tân) nên người dân đi chơi và đi lễ ngay từ đêm 30 đến nay. Chính vì vậy mà ngay từ các ngả đường dẫn vào phủ đã mọc lên hàng loạt các dịch vụ ăn theo lễ hội như viết sớ, bán vàng mã, cành vàng, cành lộc, đặc biệt là hàng ăn san sát. Tuy các cửa hàng kinh doanh ăn uống ở đây đã để thực phẩm chín trên kệ cao, nhưng không để trong tủ kính theo quy định. Từng rổ bánh tôm rán sẵn, bánh bột lọc, bánh đúc, xúc xích… cao ngất để ngay cạnh lối đi. Trong khi ấy, dòng người đổ về lễ phủ lúc nào cũng đông rầm rập, đi bộ qua các nơi để thực phẩm "phơi" sát đường đi khiến bụi bặm và ô nhiễm bay vào, vi phạm nghiêm trọng các quy định về thức ăn đường phố. Các nồi nước dùng của món bún ốc nghi ngút khói cũng để phơi ngay cạnh đường đi. Do lượng khách quá đông nên nhiều hàng ăn không kịp phục vụ. Do diện tích chật chội, có cửa hàng tận dụng vỉa hè, lòng đường để rửa bát và để thức ăn thừa. Nước thải vô tư thải ra đường. Ở một số lễ hội, điểm vui chơi và khu di tích lịch sử trong những ngày đầu năm mới đều tồn tại tình trạng mất Vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số hàng ăn, quán xá. Tuy nhiên, để phục vụ khách du lịch, một số hàng ăn di động cũng mọc ngay phía ngoài, không đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm vì nhiều gánh bún rong, trứng vịt lộn đều để thực phẩm không che đậy ở dưới đất. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xây dựng 10 tiêu chí đối với thức ăn đường phố và được áp dụng trong nhiều năm nay. Nhưng ở một số nơi, việc kiểm tra, giám sát thức ăn đường phố hiện nay vẫn khá hời hợt. Ngay như ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, một điểm vui chơi trung tâm của Thủ đô những ngày Tết, thức ăn đường phố ở đây vẫn còn bị thả nổi. Người bán hàng bán thực phẩm chín ngay tại lối đi, nơi có hàng nghìn lượt người qua lại mỗi ngày. Hình ảnh này diễn ra suốt những ngày Tết, nhưng vẫn tồn tại mà không thấy kiểm tra, nhắc nhở. Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội thì thành phố đã phân cấp cho các địa phương kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, các địa phương nơi có di tích lịch sử, các điểm vui chơi phải có phương án kiểm tra trong dịp Tết, tránh để xảy ra tình trạng mất Vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm… Có một nghịch lý tồn tại đã lâu là mặc dù công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm những năm qua được đầu tư, tăng cường nhưng số cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm, số người bị ngộ độc lại cứ năm sau cao hơn năm trước. . về Vệ sinh an toàn thực phẩm, 100% cơ sở thức ăn đường phố ký cam kết đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, 70% cơ sở dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực. doanh thực phẩm vẫn bị bỏ ngỏ.Từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội đề ra rất nhiều chỉ tiêu: 80% cơ sở kinh doanh, chế biến, 85% cơ sở sản xuất thực phẩm được. Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Hà Nội: Mới chỉ làm phần ngọn ( báo cáo tổng kết công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nội năm 2008 ) * Kiểm tra xong vẫn tái phạm Theo báo cáo tổng kết của Sở