Mỹ phẩm hàng hiệu sắp... sập tiệm pptx

6 261 0
Mỹ phẩm hàng hiệu sắp... sập tiệm pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mỹ phẩm hàng hiệu sắp sập tiệm? Sớm nhận ra bản chất “2 mặt” của mỹ phẩm, hiện nay nhiều chị em đã tìm đến những biện pháp chăm sóc nhan sắc mà không cần “vung tiền” cho hàng hiệu. Hiếm có phụ nữ nào lại từ chối sức hấp dẫn của hàng hiệu, đặc biệt là mỹ phẩm. Nhưng thời gian gần đây, một số ý kiến phản hồi về chất lượng của mỹ phẩm hàng hiệu khiến chị em “đứng ngồi không yên”, mà chủ yếu là những phàn nàn về tác dụng “không có thật” của mỹ phẩm đắt tiền. Từ đó, thói quen dùng mỹ phẩm đã có những bước ngoặt đáng kể, phái đẹp bắt đầu tìm đến những công thức mỹ phẩm tự chế để chăm sóc nhan sắc. Tẩy chay hàng “xa xỉ phẩm” Bất cứ sản phẩm nào được gắn mác hàng hiệu cũng có cái giá “trên trời”, ai cũng biết quy luật bất thành văn này. “Đốt tiền” vào mỹ phẩm hàng hiệu cũng trở thành thói quen xa xỉ của người giàu. Tuy nhiên, mỹ phẩm hàng hiệu có thực sự hiệu quả hay không thì chưa ai dám khẳng định. Chị Phan Thu Huyền (27 tuổi) cho biết: Nhiều người quan niệm sử dụng hàng hiệu mới là khẳng định đẳng cấp, họ đua nhau vung tiền cho những sản phẩm được gắn mác “quý tộc” để không thua chị kém em. Thật ra, hàng hiệu không thể giúp con người “cải lão hoàn đồng”, đấy là chưa kể đến những tác dụng phụ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường do mỹ phẩm sử dụng chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi… Mình nghĩ, sử dụng mỹ phẩm hàng hiệu chỉ là sự “chạy đua” phù phiếm của những người nhiều tiền. Chị Nguyễn Thị Thu (29 tuổi) thì cho rằng: Cảm giác được dùng mỹ phẩm hàng hiệu cũng “phê” lắm. Mình từng dùng nhiều sản phẩm hàng hiệu rồi, da mịn, săn chắc và sáng hẳn lên sau vài tuần. Tuy nhiên, mình vẫn luôn cảm thấy ghen tị với những phụ nữ có làn da khỏe mạnh, hồng hào và đầy sức sống… nhưng không biết họ sở hữu bí quyết gì? Có lẽ mỹ phẩm hàng hiệu chưa thể làm được điều đó. Mỹ phẩm hàng hiệu – Con dao hai lưỡi? Những tranh luận của phái đẹp xung quanh vấn đề “Tác dụng thực sự của mỹ phẩm hàng hiệu” đã tạo nên những cơn sóng nhỏ trong ngành công nghiệp làm đẹp. Tuy nhiên, người ta vẫn không thể phủ nhận sức hút mãnh liệt của hàng hiệu cho đến khi xuất hiện những cảnh báo về nguy cơ “ủ bệnh” trong những sản phẩm được gắn mác nổi tiếng. Lúc này, những cơn sóng nhỏ đã thực sự tạo thành một làn sóng lớn, tác động mạnh mẽ và làm rung chuyển uy tín của những hãng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới. Dù luôn khẳng định sản phẩm của mình sử dụng thành phần thiên nhiên, nhưng không có hãng mỹ phẩm nào dám “phủ định” sự phản hồi của khách hàng, mà chủ yếu là những thắc mắc: “Mỹ phẩm hàng hiệu có sử dụng chất bảo quản không”; hay “Mỹ phẩm hàng hiệu có thực sự vô hại?” Tìm hiểu về những thành phần tạo nên chất bảo quản trong mỹ phẩm khiến nhiều người phải “rùng mình” vì tác hại của nó. Các sản phẩm có chứa paraben (là biến thể của dầu hỏa), người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm. Tác hại của paraben có thể gây ra những biến chứng như: dị ứng da; propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam, thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời (thành phần này rất nguy hiểm vì có nhiều trong sản phẩm dưỡng da ban ngày). Thậm chí paraben có thể gây ung thư. Ngoài ra, trong mỹ phẩm còn có các biến thể của khoáng dầu dưới tên paraffinum liquidum, cera microcristallina hoặc petroleatum, các chất này ngăn chặn nhịp thở của làn da. Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng một khi xâm nhập được vào cơ thể, khoáng dầu có thể làm tổn thương gan hoặc làm viêm van tim. Hoạt chất triclosan hay được dùng quảng cáo là trị mụn, giảm viêm kì thực là chất phá hủy hormon, gây rối loạn nội tiết, giảm khả năng sinh sản ở nam giới, có nhiều trong chất tẩy rửa, kháng khuẩn. Formaldehyte có nhiều trong sơn móng tay, keo dán mi, keo dán móng, gel tóc và rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, nó có thể gây dị ứng, viêm da, ung thư (đặc biệt là vòm họng và phổi), ung thư bạch cầu. Ngoài ra, còn có rất nhiều kim loại (chì trong son môi có màu), các chế phẩm từ dầu hỏa gây dị ứng và ung thư. Các chất hóa học này khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ (nhất là sử dụng bình xịt nén) đến nguồn nước và sinh vật (đặt biệt là sinh vật thủy sinh). Biện pháp làm đẹp thông minh Giờ đây, nhiều chị em đã tự chế những loại kem dưỡng ẩm, kem chống lão hóa từ những nguyên liệu thiên nhiên rất gần gũi như: lô hội, mật ong, bột ngũ cốc, dâu tây, bơ, táo, nho… Vì không sử dụng chất bảo quản nên thời hạn sử dụng của những loại mặt nạ dưỡng da tự chế không được bao lâu. Nhưng điều đó cũng không phải là vấn đề bất cập, chị em có thể bảo quản mỹ phẩm tự chế trong tủ lạnh và sử dụng chúng một cách thoải mái. Hiện nay, nhiều phương pháp tự chế mỹ phẩm được phái đẹp chia sẻ trên các diễn đàn đã tạo nên trào lưu mới về làm đẹp. Công thức tự chế mỹ phẩm không quá cầu kỳ, không mất nhiều thời gian và không tốn nhiều tiền như khi sử dụng mỹ phẩm hàng hiệu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng có lời khuyên cho chị em khi sử dụng mỹ phẩm tự chế từ các sản phẩm tự nhiên: cần dùng thử trước ở những vùng da nhạy cảm trước khi bôi lên mặt và cẩn thận trong khâu bảo quản bởi mỹ phẩm tự chế dễ bị nhiễm khuẩn gây tác hại không mong muốn. Những ngộ nhận khi bảo vệ da mùa nắng Đa số chị em phụ nữ khi đi ra ngoài nắng thường bịt kín từ đầu đến chân, chỉ để lộ mỗi cửa sổ tâm hồn và yên tâm nghĩ rằng như vậy là an toàn cho làn da, giúp da khỏi bị đen, sạm nắng Chống nắng và những ngộ nhận Có rất nhiều ngộ nhận xung quanh chuyện chống nắng mà lý do chủ yếu là vì chưa hiểu đúng về tác hại của ánh sáng mặt trời lên da. Mặc áo tay dài, đeo khẩu trang có thể chống nắng? Chưa đúng. Thực tế thì tia UV (tia cực tím) trong ánh mặt trời có thể xuyên qua vải và phản chiếu với bê tông, mặt đường, cửa kính…nên dù bạn mặc áo tay dài, che dù hay đội mũ cũng chưa thể bảo vệ bạn toàn diện khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Trời nhiều mây, âm u thì không cần che chắn chống nắng? Sai. Gần 90% tia UV trong ánh sáng mặt trời vẫn vượt rào thành công khi trời nhiều mây. Tia UV có thể xuyên qua mây mù, sương, thậm chí cả cửa sổ nhà, rèm che, v.v Vì thế da bạn vẫn có khả năng bị cháy nắng dù đứng trong bóng râm. Thật không ngờ, phải không nào? Gần 90% tia UV trong ánh sáng mặt trời vẫn vượt rào thành công khi trời nhiều mây. Ngồi trong xế hộp, trong phòng có thể yên tâm chống nắng? Sai. Tia UV có thể xuyên qua kính, kim loại và tác động lên làn da của bạn. Khi bạn ngồi trong xế hộp, nếu cửa kính xe không có chức năng chống tia UV thì da bạn vẫn bị ảnh hưởng như thường do khúc xạ ánh sáng. Tương tự như khi bạn ngồi trong văn phòng toàn kính vậy. Giải pháp nào để dưỡng trắng da và chống nắng? Việt Nam, Thái Lan nằm gần đường xích đạo là nơi bị tác động mạnh nhất bởi ánh sáng mặt trời, chính vì vậy mà các chuyên gia da liễu khuyến cáo khi đi ra ngoài nắng, ngoài việc đội nón, đeo kính, che chắn cẩn thận, mỗi người nên sử dụng hàng ngày sữa dưỡng da có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF15, không chỉ cho mặt mà toàn bộ cơ thể nếu bạn muốn bảo vệ da khỏi tác hại của nắng mặt trời. Trên các sản phẩm chống nắng luôn ghi rõ chỉ số chống nắng SPF. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ cho biết hiệu quả chống lại tia UVB chứ không thể hiện khả năng chống lại những tổn thương do UVA. Tia UVA không gây đỏ, rát, phồng rộp như UVB, hay nguy cơ ung thư da nhưng lại làm tổn thương ADN của các tế bào sâu trong da và các sợi colagen, khiến cho da bị đen, lão hóa nhanh chóng. Chính vì vậy mà ngoài chỉ số SPF, cần phải kiểm tra xem sản phẩm có chứa thành phần chống tia UVA hay không. Thành phần chống tia UVA được thể hiện bằng ký hiệu PA, bao gồm 4 mức độ +,++,+++, và tối đa là 4 dấu ++++. Tuy nhiên, không phải sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì hiệu quả chống nắng càng nhiều. Kem chống nắng có SPF càng cao thì khả năng lọc tia UV càng tốt, nhưng sự chênh lệch này không lớn bằng con số chúng thể hiện. Ví dụ như sản phẩm SPF 30 lọc được khoảng 95% tia UV, nhưng SPF 60 cũng chỉ lọc được 97% tia UV mà thôi. Bên cạnh đó các bạn cũng phải lưu ý SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt, nhưng da cũng sẽ bị khô tương ứng, do đó việc sử dụng đúng sản phẩm với SPF thích hợp là đã góp phần bảo vệ da hữu hiệu. Chính vì vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ làn da trắng, ngoài trường hợp đi biển, chơi thể thao, vận động dưới nắng gắt cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao, bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm dưỡng da có thành phần chống nắng SPF15 cho đến SPF 24 cho việc đi lại hàng ngày cũng đã đủ bảo vệ làn da yêu dấu. Cách bảo vệ da dưới nắng hè Dưới thời tiết nắng nóng của mùa hè da bạn rất dễ bị tổn thương. Vậy làm cách nào để có một làn da đẹp và khỏe mạnh? Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo vệ da từ nắng nóng của mùa hè. Mũ vành to giúp bạn che đầu, mặt, và vai Nếu bạn muốn da mình tiếp xúc với ánh nắng (tắm nắng) nhưng lại không muốn da bị cháy nắng, hãy mặc quần áo chống nắng. Đó là cách đơn giản để bạn vừa thưởng thức được ánh nắng mặt trời vừa không bị tổn hại da. Ngoài ra bạn cũng nên đội loại mũ vành rộng để che được đầu, mặt, và vai. Bạn cũng nên đeo kính bảo vệ mắt khỏi ánh nắng chói chang của mùa hè. Khi giải lao, thư giãn, nên ngồi dưới bóng dâm Bạn có thể ngồi trò chuyện với gia đình, bạn bè, hoặc nằm bên một hồ bơi dưới bóng mát. Ở đó bạn sẽ cảm nhận được không khí mát mẻ và gần như không bị đổ mồ hôi. Uống nhiều nước Trong khi thời tiết nóng, cơ thể của bạn dễ dàng hấp thụ nhiều chất hydrat. Chất này sẽ làm tổn thương da nếu bạn không biết cách tránh nắng. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước để giữ cho cơ thể bạn mát và làn da của bạn không bị mất nước. Chăm dùng kem chống nắng Để tránh da bị rám nắng, bạn cần phải thường xuyên bôi kem dưỡng da và kem chống nắng khi ra ngoài. Chỉ với vài bước đơn giản trên, bạn vừa có thể bảo vệ được da mình dưới ánh nắng của mùa hè, vừa giữ được vẻ đẹp mịn màng và tươi sáng cho da. . gì? Có lẽ mỹ phẩm hàng hiệu chưa thể làm được điều đó. Mỹ phẩm hàng hiệu – Con dao hai lưỡi? Những tranh luận của phái đẹp xung quanh vấn đề “Tác dụng thực sự của mỹ phẩm hàng hiệu đã. Mỹ phẩm hàng hiệu sắp sập tiệm? Sớm nhận ra bản chất “2 mặt” của mỹ phẩm, hiện nay nhiều chị em đã tìm đến những biện pháp chăm sóc nhan sắc mà không cần “vung tiền” cho hàng hiệu. Hiếm. những thắc mắc: Mỹ phẩm hàng hiệu có sử dụng chất bảo quản không”; hay Mỹ phẩm hàng hiệu có thực sự vô hại?” Tìm hiểu về những thành phần tạo nên chất bảo quản trong mỹ phẩm khiến nhiều người

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan