đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương

315 649 1
đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ t pháp Viện khoa học pháp lý Đề tài KHOA HọC CấP Bộ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dỡng đội ngũ công chức t pháp địa phơng 7524 22/10/2009 Hà Nội, 2007 Bộ t pháp Viện khoa học pháp lý Đề tài khoa học cấp bộ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dỡng đội ngũ công chức t pháp địa phơng Hà Nội, 2007 Bộ t pháp Viện khoa học pháp lý Đề tài khoa học cấp bộ đổi mới công tác đào tạo, bồi dỡng đội ngũ công chức t pháp địa phơng Ban chủ nhiệm đề tài: Trần Văn Quảng Chủ nhiệm Vũ Văn Quý Phó Chủ nhiệm Vũ Thị Hờng Th ký Trần Thu Hờng Th ký Nguyễn Thị Nhung Th ký Hà Nội, 2007 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 6 Phần thứ nhất: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 10 I. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tư pháp địa phương 10 1. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tư pháp địa phương 10 2. Thực trạng năng lực của đội ngũ công chức tư pháp địa phương 14 II. Công tác đào tạo, bồi dưỡ ng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 20 1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng 21 2. Đặc điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 24 Phần thứ hai: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 33 I. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng 33 1. Công tác xây d ựng quy hoạch, kế hoạch 33 2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 36 3. Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng 36 4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng 41 5. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 42 6. Giảng viên 42 7. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 43 II. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 44 1. Đánh giá 44 1.1. Nh ững ưu điểm, kết quả 44 1.2. Những hạn chế 46 2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 50 Phần thứ ba: PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 53 I. Mục tiêu và yêu cầu 53 1. Mục tiêu chung 53 2. Mục tiêu cụ thể 53 3. Yêu cầu 54 II. Giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡ ng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 54 1. Hoàn thiện chính sách quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng 54 4 2. Đổi mới tổ chức bộ máy các cơ quan và bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức tư pháp địa phương 56 3. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 57 4. Đổi mới chương trình, nội dung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng 58 5. Đa dạng hoá hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 61 6. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 63 7. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác đào tạo, bồi dưỡng 65 III. Một số kiến nghị 65 KẾT LUẬN 73 CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng năng lực và yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương Trần Thu Hường - Vụ Tổ chức cán bộ 74 2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương Vũ Văn Quý - Vụ Tổ chức cán bộ 91 3. Đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình và ph ương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương Vũ Thị Hường - Vụ Tổ chức cán bộ 110 4. Đổi mới công tác đào tạo Trung học pháp lý đối với cán bộ, công chức tư pháp địa phương Ths Phan Xuân Trường - Trường Đại học Luật Hà Nội 120 5. Phương hướng đổi mới quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chứ c tư pháp địa phương TS Trần Quang Minh - Vụ Đào tạo, Bộ Nội vụ 132 6. Phương hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên môn, nghiệp vụ ở địa phương TS Trần Quang Minh - Vụ Đào tạo, Bộ Nội vụ 158 7. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng, thẩm định và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương - Thực trạng và phương hướng đổi mới TS Lê Hồng Sơn - Cục Kiểm tra VBQPPL 167 8. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thi hành án dân sự cho cán bộ, công chức tư pháp địa phương - thực trạng và phương hướng đổi mới Ths Nguyễn Thanh Thuỷ - Cục Thi hành án dân sự 178 5 9. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan tư pháp địa phương thông qua đội ngũ cán bộ tư pháp PGS - TS Nguyễn Tất Viễn - Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 195 10. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ hành chính tư pháp cho cán bộ tư pháp địa phương TS Trần Thất - Vụ Hành chính tư pháp 207 11. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp tỉnh Hải D ương - thực trạng và phương hướng đổi mới Đoàn Quang Định - Sở Tư pháp Hải Dương 216 12. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở thành phố Hải Phòng - thực trạng và phương hướng đổi mới TS Nguyễn Văn Thái - Sở Tư pháp Hải Phòng 221 13. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở thành phố Cần Thơ - Thực trạng và phương hướ ng đổi mới Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ 236 14. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở Hà Giang - Thực trạng và phương hướng đổi mới Sở Tư pháp Hà Giang 250 15. Đánh giá thực trạng năng lực công tác và phương hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh 256 16. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở Vĩnh Long - Thực trạng và phương hướng đổi mới Sở Tư pháp Vĩnh Long 278 PHỤ LỤC 1. Thống kê các lớp đào tạo, bồi dưỡng dành cho đội ngũ công chức tư pháp địa phương 290 2. Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn 300 3. Báo cáo tổng hợp k ết quả hội thảo về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 304 4. Tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2001-2005 309 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ công chức các cơ quan tư pháp địa phương bao gồm Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), công chức Tư pháp - Hộ tịch (cấp xã) và các cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện (sau đây gọi chung là công chứ c tư pháp địa phương) đã không ngừng được củng cố và kiện toàn. Hơn 20 vạn công chức tư pháp đã giúp chính quyền các cấp quản lý nhà nước về công tác tư pháp, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương, đồng thời bảo đảm sự thống nhất quản lý công tác tư pháp từ trung ương đến cơ sở. Trong giai đoạn xây d ựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn bộ tổ chức và hoạt động tư pháp cùng những yêu cầu mới và nhiệm vụ mới đặt ra cho ngành tư pháp, đặc biệt là các cơ quan tư pháp địa phương. Trong dòng chảy của đổi mới và cải cách, bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, đội ngũ công chức tư pháp địa phương đang bộc lộ những hạn chế và bất cập. Thực trạng năng lực chuyên môn của nhiều công chức chưa ngang tầm với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Trình độ nghiệp vụ của một b ộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, khả năng tham mưu tổ chức thực hiện pháp luật, tư vấn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế. Trình độ ngoại ngữ, tin học bất cập trước yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nhiều công chức tư pháp công tác tại vùng đồng bào dân tộc ít người l ại không biết tiếng của dân tộc nơi công tác nên ảnh hưởng đến việc triển khai các công tác tư pháp cơ sở như hoà giải, phổ biến giáo dục pháp luật Trong bối cảnh đó, việc củng cố kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước đặt ra trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng c ủa các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Những năm qua, để củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp địa phương, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được đẩy mạnh, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được với yêu cầu nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội 7 ngũ cán bộ. Thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vẫn bị coi là thứ yếu, chi phí tốn kém mà chưa thực sự được coi là một giải pháp then chốt cho việc nâng cao trình độ, năng lực cán bộ. Ở một số địa phương, công tác này còn mang tính chất tình thế, chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức ch ưa được xây dựng thống nhất, có hệ thống và phù hợp với năng lực của cán bộ và đặc thù của từng nơi, từng giai đoạn. Hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa linh hoạt và chậm được đổi mới. Thêm vào đó là khó khăn về thiếu giảng viên, thiếu kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ngh ị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị xác định phương hướng cải cách tư pháp tới năm 2020 là “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng nâng cao và cụ thể hoá tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ”. Chiến lượ c cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ Ba (Khoá VIII) đã đề ra và chỉ rõ: học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, “mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạ o đức cách mạng”. Thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương nói trên, chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 xác định mục tiêu đến năm 2010 “tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Kế hoạ ch đào tạo, bồi dưỡng cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là đến năm 2010 có đội ngũ những người làm công tác hội nhập kinh tế, quốc tế thông thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật quốc tế, đáp ứng được với những yêu cầu của hội nhập kinh tế, quốc tế. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò của công tác đào tạo bồi dưỡng trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay, việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ công chức tư pháp địa phương nói riêng được xác định là một nhi ệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp, chính quyền và cơ quan tư pháp địa phương. 8 Thời gian qua, việc nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Một số công trình khoa học đã đề cập đến vấn đề này, nhưng phạm vi nghiên cứu không toàn diện, đối tượng hạn chế như Đề tài khoa học cấp Bộ " Thực trạng và mô hình đào tạo, bồi d ưỡng cán bộ tư pháp cấp xã trong giai đoạn hiện nay" năm 2002 của Viện Khoa học pháp lý, Đề tài khoa học cấp Bộ "Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp cấp huyện - Thực trạng và giải pháp kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động" Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương” là hết sức cần thiết nhằm góp phần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá khái quát về đội ngũ cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương: nhữ ng ưu điểm, kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập; tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, bất cập. - Xác định được mục tiêu, định hướng và những giải pháp cơ bản để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệ m vụ trong giai đoạn mới. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đội ngũ cán bộ công tác tại các cơ quan tư pháp địa phương đang đảm nhận công việc khác nhau, trong đó có những nhiệm vụ công tác tư pháp và những công việc hỗ trợ như kế toán, văn thư, thủ quỹ Tuy nhiên, đội ngũ công chức tư pháp địa phương được xác định thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những cán bộ đang trực tiếp thực hiện những công việc liên quan đến pháp luật, bao gồm: - Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương, bao gồm: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch. - Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan thi hành án địa phương gồm thi hành án cấp tỉnh và thi hành án cấ p huyện. 9 4. Nhu cầu kinh tế - xã hội và địa chỉ áp dụng Việc nghiên cứu đề tài đã phục vụ có hiệu quả cho việc xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp mà trực tiếp là tài liệu “Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp huyện”, “Bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã”, tài liệu bồi dưỡng dành cho cán bộ Tư pháp cấp xã các tỉnh Tây Nguyên và các tỉ nh khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện Đề án Tổng rà soát đội ngũ cán bộ, công chức; Đề án Tăng cường năng lực của cơ quan, công chức trực tiếp tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Chương trình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (ban hành kèm theo Quyết định s ố 909/QĐ-TTg ngày 14/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ); xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức tư pháp địa phương. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, so sánh, hệ thống, thống kê… để từ đó làm rõ thực trạng, xác định mục tiêu, phương hướng và các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương. 6. Tổ chức thực hiện Đề tài “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương” được tổ chức thực hiện bởi: - Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp; - Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học pháp lý; - Chủ nhiệm: TS Trần Văn Quảng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; - Phó Chủ nhiệm: Vũ Văn Quý - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; - Thư ký đề tài: Vũ Thị Hường - Vụ Tổ chức cán bộ Trần Thu Hường - Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Nhung - V ụ Tổ chức cán bộ [...]... CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG I/ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 1 Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tư pháp địa phương Với vai trò là người trực tiếp thực thi pháp luật, là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và uy tín của ngành tư pháp, đội ngũ công chức của ngành Tư pháp nói chung và đội ngũ công chức tư pháp địa phương. .. tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp 32 Phần thứ hai THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 1 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương là việc xác định các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức một cách tổng... yêu cầu công việc, loại hình, cấp đào tạo, bồi dưỡng Mục tiêu Hình thức Nội dung Đối tư ng Phương pháp Cơ sở VC-KT Người dạy 23 2 Đặc điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương Với ý nghĩa là quá trình nâng cao trình độ, năng lực hiểu biết, bổ sung kiến thức cho người được đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ công chức thì đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương. .. các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp theo quy định có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước 2.5 Hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là cách thức tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Như vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phản... Phương pháp này mang tính 30 thụ động, trước đây được sử dụng nhiều trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trong đó có đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng giáo dục và đào tạo, phương pháp thuyết trình đang dần dần được áp dụng kết hợp với các phương pháp khác Đây là phương pháp phổ biến đang được áp dụng trong đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp địa phương. .. dung đào tạo, bồi dưỡng Đây là phương pháp mới được áp dụng ở nước ta Trung tâm đào tạo các chức danh tư pháp, nay là Học viện Tư pháp là một trong những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đầu tiên áp dụng phương pháp tình huống vào đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp - Phương pháp song giảng: Cùng với phương pháp tình huống, phương pháp song giảng cũng mới được sử dụng trong công tác đào. .. Đội ngũ công chức thuộc Sở Tư pháp cấp tỉnh; - Đội ngũ công chức thuộc Phòng Tư pháp cấp huyện; - Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; - Đội ngũ công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện Là một bộ phận của chính quyền địa phương, đội ngũ công chức tư pháp đã và đang đảm nhận một khối lượng công việc lớn và không ngừng gia tăng trong các lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện pháp. .. kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tư pháp địa phương được xác định như sau: 33 - Đối với đội ngũ công chức thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã, Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; - Đối với đội ngũ công chức cơ quan thi... ngạch công chức chuyên ngành (Điều 44) 1.2 Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành Tư pháp 1.2.1 Về công tác xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng Kết quả khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Tư pháp trong 5 năm qua cho thấy số lượng cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày một đông về số lượng, đa dạng về đối tư ng, nội dung và hình thức đào tạo,. .. hành án… 2.2 Tình hình đội ngũ công chức tư pháp thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch Kết quả tổng rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp cho thấy, trong 7 năm (từ năm 1996 đến năm 2004), đội ngũ công chức Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã tăng 40% Đặc biệt là sau khi Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV được ban hành, đội ngũ công chức tư pháp địa phương đã được quan tâm củng cố, kiện . của đội ngũ công chức tư pháp địa phương 14 II. Công tác đào tạo, bồi dưỡ ng đội ngũ công chức tư pháp địa phương 20 1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng 21 2. Đặc điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng. nhất: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 10 I. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tư pháp địa phương 10 1. Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức tư pháp địa phương. đội ngũ công chức tư pháp địa phương 24 Phần thứ hai: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG 33 I. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng 33 1. Công tác

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Muc luc

  • Loi noi dau

  • Phan 1: Cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

    • 1. Vi tri, vai tro cua doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

    • 2. Cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

    • Phan 2: Thuc trang cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

      • 1. Thuc trang cong tac dao tao, boi duong

      • 2. Danh gia ve cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

      • Phan 3: Phuong huong doi moi cong tac dao tao, boi duong cong chuc tu phap dia phuong

        • 1. Muc tieu va yeu cau

        • 2. Giai phap doi moi cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

        • 3. Mot so kien nghi

        • Ket luan

        • Cac chuyen de nghien cuu

          • Thuc trang nang luc va yeu cau doi moi cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

          • Xay dung quy hoach, ke hoach dao tao, boi duong cong chuc tu phap dia phuong

          • Doi moi, hoan thien chuong trinh, giao trinh va phuong phap dao tao doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

          • Doi moi cong tac dao tao trung hoc phap ly doi voi can bo, cong chuc tu phap dia phuong

          • Doi moi quan ly cong tac dao tao, boi duong doi ngu cong chuc tu phap dia phuong

          • Phuong huong doi moi cong tac dao tao, boi duong doingu cong chuc chuyen mon nghiep vu o dia phuong

          • Boi duong ky nang xay dung, tham dinh va kiem tra van ban quy pham phap luat cho doi ngu can bo tu phap dia phuong-Thuc trang va phuong huong doi moi

          • Dao tao, boi duong kien thuc, ky nang thi hanh an dan su cho doi ngu can bo, cong chuc tu phap o dia phuong-Thuc trang va phuong huong doi moi

          • Cong tac pho bien, giao duc phap luat cua cac co quan tu phap dia phuong thong qua doi ngu can bo tu phap

          • Dao tao, boi duong kien thuc va nghiep vu hanh chinh tu phap cho can bo tu phap dia phuong

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan