Chỉ trông cậy vào tình thương doc

5 95 0
Chỉ trông cậy vào tình thương doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chỉ trông cậy vào tình thương Một cảnh trên xe lửa: trước mặt tôi là hai nữ hành khách lớn tuổi, y phục lịch sự, có vẻ là hạng trung lưu hiền lương. Tới ga sau, một nữ hành khách nữa bước lên toa của chúng tôi, bà này mặc dầu đã ngoại tứ tuần mà ăn vận lòe loẹt: tóc nhuộm màu xanh xám, lòa xòa xuống vai, quần trắng chẹt, chiếu áo pull-over màu đỏ bó sát mình, môi, móng tay, móng chân cũng bôi một màu đỏ. Rõ ra cái vẻ lố lăng, không phải con người đứng đắn, đàng hoàng. Nhưng bà ta ngồi yên đọc sách trong một góc toa, thái độ không có gì là chướng mắt, mà cũng chẳng làm phiền ai cả. Vậy mà hai bà lịch sự, hiền lương kia cũng tỏ vẻ lạnh lùng, không ưa. Tại sao vậy? Chỉ tại bà đó không giống họ, điều đó họ không sao tha thứ được. Bạn bảo tôi cái đó vô hại, quan hệ quái gì đâu? Có thực là vô hại không? Tôi thì tôi không nghĩ vậy. Vì bạn xin tưởng tượng rằng nếu cảnh đó xảy ra ở Huê Kỳ, mà bà hành khách tới sau đó không phải chỉ ăn bận lố lăng mà thôi, còn là một phụ nữ da đen nữa. Hoặc nếu bạn là người Đức thì xin bạn nhớ lại cái thời ba chục năm trước và tưởng tượng rằng đó là một người Do Thái. Hoặc xin bạn tưởng tượng cảnh đó xảy ra ở Công mà hai bà trung lưu hiền lương kia là người da đen còn bà thứ ba là người da trắng. Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho bạn hoảng sợ - tôi mong như vậy nhận thấy cái nguy hại của thái độ không ưa được người khác chỉ vì người đó khác mình. Thái độ ác cảm đó không có chút gì là hợp lý cả. Nó phát sinh từ chỗ thầm kín nhất của tâm hồn con người, từ cái tiềm thức hỗn độn mà "huyết thống" cùng "bản năng" làm chủ. Chính vì "thành kiến" không phải là những suy xét sáng suốt mà chỉ là những tình cảm mơ hồ mà mẹnh mẽ rất khó diệt. Nhưng vẫn có cách chế ngự được nó. Chúng ta trở lại cảnh đi trên xe lửa. Tại sao hai bà ác cảm với bà này? Có phải vì không ưa lối phục sức của bà này không? Vì không chấp nhận được rằng một người đàn bà không còn trẻ trung gì mà lại ăn bận lòe loẹt đập vào mắt thiên hạ như vậy, chứ không ăn bận kín đáo, nhã nhặn như mình? Chắc chắn là có một phần vì vậy. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính của một ác cảm mà nguồn gốc sâu vô cùng. Ai cũng mong được người khác chấp nhận mình, tán thành mình nữa, cả khi mình có cái gì khác người. Mình thấy dễ chịu khi những người chung quanh mình có thiện cảm với mình. Nhưng khi phải đụng chạm với những người khác hoặc tập thể khác mình trong cách ở, cư xử, thì mình thấy hoang mang. Tại sao vậy? Tại sự khác biệt của những người đó chứng tỏ rằng cái bản ngã của mình bị hạn chế; do đó mà sinh lòng ganh tị, chỉ trích, phủ nhận. Và "người khác" đó bỗng hóa ra kẻ thù của mình. Tôi còn nhớ hồi tôi mười tuổi, đương học ở một trường làng miền thượng - bavière, thì một hôm một bạn gái ở Bắc Đức xin vô học lớp tôi. Chị ấy để tóc ngắn còn tóc của chúng tôi thì kết thành bím dài thòng: chị ấy nói tiếng Đức rất giống giọng Phổ và hễ cô giáo hỏi thì trả lời liền, đôi khi trả lời bậy. Tóm lại chị ấy có nhiều chỗ khác chúng tôi, làm cho chúng tôi trố mắt. Ngày đầu chúng tôi phục lắm, nhưng từ ngày hôm sau, chúng tôi họp thành một khối chống lại con bé "ngoại quốc" đó. Bây giờ tôi hiểu lý do rồi, chị bạn Phổ đó lanh lợi hơn chúng tôi nhiều khiến cho chúng tôi nhận thấy mình cục mịch, quê mùa quá. Lần đó là lần đầu tiên chúng tôi đâm ra tự nghi ngờ mình: nếu y phục cử chỉ, ngôn ngữ của chị ấy đáng khen thì y phục cử chỉ, ngôn ngữ của chúng tôi đáng chê rồi. Vài chị bạn tôi ráng tìm cách thích ứng: bắt chước giọng nói của chị đó, bỏ thổ âm của chúng tôi đi và cắt ngắn váy cho nó cao lên trên đầu gối. Nhưng hầu hết chúng tôi đều có thái độ tự vệ, thù địch. Chúng tôi có tâm trạng ghen ghét mà không hay. Tâm trạng đó có nhiều hình thức: mẹ cảm thấy con gái xa lánh mình, chê bỏ mình, vì chúng trang điểm, ăn bận đẹp hơn mình nhiều; cha mẹ cảm thấy mình lạc hậu vì con trai mình có những ý mới mẻ quá, chánh đảng này coi một chánh đảng khác là kẻ thù, giáo phái này cảm thấy giáo phái khác chống lại "chân lý" của mình, dân tộc này, chủng tộc này khiêu khích dân tộc khác, chủng tộc khác chỉ vì họ không giống mình, giáo sự tầm thường muốn có học sinh giỏi, cha mẹ tầm thường thì muốn có những đứa con kiểu mẫu; sau cùng hết thảy chúng ta đều muốn kết thân với những người sẵn sàng theo ý ta, mà gạt bỏ những người bướng bỉnh. Nhưng loài người có ai giống ai đâu, mà luật thiên nhiên đâu có diệt một loài nào để làm lợi cho các loài khác, trái lại muốn tạo ra những loài mới, cho ngày càng đa dạng. Ai cũng có quyền giữ bản sắc của mình cho dù người khác không thích thì cũng mặc. Chúng ta phải tập thích nghi với sự đa dạng đó. Nhưng thích ứng cái nào đây? Goethe, nhà đại minh triết Đức đã nói: "Khi thấy người khác hơn ta, muốn cho khỏi bực mình thì chỉ có cách là trông cậy vào tình thương". Tôi muốn nói thêm: "Khi thấy người khác kém ta, muốn cho khỏi tự cao tự đại thì cũng phải nhờ vào tình thương". "Thương" đây, có nghĩa là tha thứ cho người khác cái "tội" người đó sao lại khác mình. Muốn vậy thì làm sao? Thì phải đừng coi sự khác biệt đó là yếu tố tiêu cực. Trời sinh ra mỗi loài khác nhau, mỗi người khác nhau, không phải là gây ra sự đối địch, mà để gây sự hợp tác với nhau, tạo hạnh phúc cho nhau đồng thời vẫn giữ được cá tính của mỗi phần tử. Như vậy thì sự đa dạng đó chẳng phải là tuyệt diệu ư? Có những thiếu nữ duyên dáng, lại có những cô gái ế chồng, nghiêm khắc, có những bà nội trợ mập lù, lại có những cô làm kiểu mẫu thanh lịch; có những người chẳng thẳng như cây cột, lại có những người gù; có người thông minh, lại có người cục mịch, có người bảo thủ lại có người cấp tiến; có đàn ông và đàn bà, có người Hồi giáo, người Ấn giáo, Do Thái giáo, Ki Tô giáo; tóm lại cả một thế giới trong đó mỗi người sống theo cách thức riêng của mình mà vẫn là một phần tử của một toàn thể lớn vô cùng do hóa công tạo ra, như vậy chẳng là tuyệt diệu ư? Vậy chúng ta nên tha thứ cho người khác cái độc đáo của họ và nên yêu họ chính vì họ cái độc đáo đó. . mình thì chỉ có cách là trông cậy vào tình thương& quot;. Tôi muốn nói thêm: "Khi thấy người khác kém ta, muốn cho khỏi tự cao tự đại thì cũng phải nhờ vào tình thương& quot;. " ;Thương& quot;. Chỉ trông cậy vào tình thương Một cảnh trên xe lửa: trước mặt tôi là hai nữ hành khách lớn tuổi, y phục. Lần đó là lần đầu tiên chúng tôi đâm ra tự nghi ngờ mình: nếu y phục cử chỉ, ngôn ngữ của chị ấy đáng khen thì y phục cử chỉ, ngôn ngữ của chúng tôi đáng chê rồi. Vài chị bạn tôi ráng tìm cách

Ngày đăng: 31/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan