Dịchvụtưvấn:Vìsaovẫnphảitrôngcậyvàonước ngoài?
Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới,
ngành dịchvụtưvấn trở thành một trong những ngành quan trọng
và càng quan trọng hơn khi Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Phải chăng các công ty tưvấn đã thực sự làm chủ được thị trường tiềm năng này, hay chỉ biết
dõi theo các đại gia nước ngoài.
Nếu chỉ tính riêng tưvấn liên quan đến lĩnh vực kinh tế, hiện nay nước ta có khoảng trên 1000
công ty tưvấn lớn nhỏ, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bao gồm: đầu tư, công nghiệp, giao
thông, xây dựng. Tuy nhiên, thống kê cho biết, tốc độ phát triển của ngành dịchvụ (trong đó có
dịch vụtư vấn) vẫn thấp hơn của sản xuất (<7%).
Chưa đúng vai trò cung cấp tri thức
Khi so sánh với các công ty tưvấnnước ngoài cũng như sự phát triển của nền kinh tế thì
dường như các công ty tưvấn Việt Nam vẫn còn thua kém và chưa tương xứng với vai trò là
“nghề cung cấp tri thức để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của xã hội” như định nghĩa của
Hiệp hội Tưvấn quốc tế.
Bằng chứng là rất nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia thuộc những ngành, lĩnh vực trọng
yếu trong nền kinh tế (công nghiệp khai thác dầu khí, điện, hoá chất, xi măng ) vẫnphải thuê
tư vấnnước ngoài. Cho dù thời gian gần đây đã có một vài công ty (trực thuộc chủ đầu tư) đã
dám đứng ra nhận tổng thầu nhưng thực ra, sau đó lại đi thuê tưvấnnước ngoài vào làm việc.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các công ty tưvấn nói chung và đội ngũ các nhà
tư vấn Việt Nam nói riêng còn yếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, theo Hiệp hội Tư
vấn xây dựng Việt Nam đánh giá, là do Chính phủ và các cơ quan có liên quan chưa chú ý đúng
mức đến ngành sản xuất phi vật chất này.
Chính vì vậy, Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ cho ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn
việc thi hành Nghị định 87/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 (về hoạt động cung ứng và sử dụng tư
vấn); xem xét các ưu tiên để phát triển dịchvụtưvấn tạo điều kiện bắt kịp khu vực thế giới như:
giá cả, thuế, điều kiện đất đai mặt bằng sản xuất, việc vay vốn, việc thanh toán
Phản ánh của Hiệp hội Tưvấn xây dựng cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp tưvấn phần lớn
không đủ thời gian để tiến hành lập dự án, khảo sát thiết kế một cách chu đáo đảm bảo chất
lượng do khâu xét duyệt thông qua rất chậm (thường quá quy định của Chính phủ), nhưng sau
khi duyệt xong lại thúc giục làm ngay công đoạn tiếp theo.
Ngoài ra, khâu thanh toán phải qua nhiều khâu xét duyệt phiền hà. Duyệt đã lâu, thanh toán lại
kéo dài có nhiều trường hợp kéo dài năm này qua năm khác. Chủ đầu tư, ban quản lý can thiệp
quá sâu, nhiều khi tự ý thay đổi thiết kế, chậm trễ lại dồn cho tư vấn, thay đổi không có thủ tục
rõ ràng nên không thanh toán được.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng vấn đề chính, theo Hiệp hội tưvấn xây dựng, là do chỉ đạo sản
xuất bằng mệnh lệnh hành chính chứ không theo hợp đồng. “Chúng ta cũng nên theo thông lệ
quốc tế mọi việc kinh doanh phải theo hợp đồng, đó là văn bản pháp lý cao nhất ràng buộc các
bên”, ông Nguyễn Cảnh Chất, Chủ tịch VECAS đề nghị.
Một thực tế đang diễn ra là các hợp đồng ở nước ta hiện nay còn quá sơ sài, trừ các hợp đồng
dự án có vốn ODA hoặc chủ đầu tư là người nước ngoài. Mới đây, 10 tổ chức tài chính quốc tế
trong đó có ADB, WB đã thống nhất yêu cầu phải dùng cho các dự án do họ tài trợ không
hoàn lại hoặc cho vay theo mẫu Điều kiện hợp đồng chung của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư
vấn (FIDIC) (đã được áp dụng từ mấy chục năm nay trên thị trường quốc tế và mới đây đã có
sửa đổi là phiên bản 1999).
Cần một chiến lược phát triển dịchvụtư vấn
Để thực hiện được một cách rộng rãi, đáp ứng yêu cầu hội nhập, các chuyên gia cho rằng Việt
Nam nên theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc, tổ chức học tập Điều kiện chung của
hợp đồng FIDIC một cách rộng khắp từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến các doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần có một chiến lược xúc tiến việc xuất khẩu dịchvụtrong đó có dịchvụtư vấn, đây
là một biện pháp để giúp các doanh nghiệp thông qua đó sẽ mau chóng trưởng thành. Không
chỉ kém hiểu biết về luật lệ, thông lệ quốc tế, khâu đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng cũng
không nắm vững.
Ông Nguyễn Cảnh Chất cho biết, hiện nay việc áp dụng ISO 9000 (nay là ISO 9001-2000) quá
chậm. Các đơn vị được cấp chứng chỉ, các đơn vị thực sự áp dụng còn quá ít so với số lượng
doanh nghiệp hiện nay. Ngay khi đã áp dụng ISO 9000 cũng chưa thực sự phát huy đúng hiệu
quả yêu cầu.
Trước thực tế đó, đề xuất của các chuyên gia đưa ra là Chính phủ cần có một chủ trương chiến
lược và có sự chỉ đạo sát sao về áp dụng ISO 9000 ở nước ta, ở các doanh nghiệp và cả ở cơ
quan hành chính sự nghiệp.
Ngoài ra, việc triển khai áp dụng ISO 14000 (hệ thống quốc tế về quản lý môi trường) so với
ISO 9000 ở các doanh nghiệp tưvấn lại còn chậm hơn. Trong khi đó, ở trên thế giới việc áp
dụng ISO 14000 còn yêu cầu cấp thiết hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu tiến hành đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cũng như phương
thức quản lý sao cho có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng và môi trường (ISO 9000 và
ISO 14000), các chuyên gia cũng đề nghị lồng ghép để áp dụng 2 tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO
14000 một lần cho tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Để những dự án và công trình của Việt Nam sử dụng tưvấn Việt Nam, cũng như để ngành dịch
vụ tưvấntự tin bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, Hiệp hội Tưvấn xây dựng đã đưa ra một số
kiến nghị.
Trước hết, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo tính độc lập, tính khách quan của tư vấn, đảm
bảo cho tưvấn phát huy hiệu quả, làm tốt việc phản biện kinh tế-xã hội cho các cấp, các ngành.
Đồng thời cũng cần có chính sách mạnh dạn sử dụng tưvấntrongnước ở các lĩnh vực có thể
làm được, nếu cần cho phép thuê chuyên gia nước ngoài trong từng việc, tạo cơ chế liên danh,
liên kết với doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm. Nhà nước nên có cơ chế điều chỉnh giá
tư vấn thoả đáng để khuyến khích tưvấntrong nước, hạn chế chảy máu chất xám hoặc tốn phí
ngoại tệ thuê tưvấnnước ngoài.
Admin (Theo
TBKTVN
)
. Dịch vụ tư vấn: Vì sao vẫn phải trông cậy vào nước ngoài?
Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới,
ngành dịch vụ tư vấn. ngành dịch vụ (trong đó có
dịch vụ tư vấn) vẫn thấp hơn của sản xuất (<7%).
Chưa đúng vai trò cung cấp tri thức
Khi so sánh với các công ty tư vấn nước