Sai lầm trong thỏa thuận mức lương của các ứng viên Trong công việc, mức lương phần nào biểu thị năng lực của mỗi cá nhân. Nếu quá hấp tấp, thiếu trung thực hoặc thiếu kỹ năng đàm phán, mức lương của bạn sẽ không đạt được như mong đợi, hơn thế, nhà tuyển dụng đôi khi lại có cái nhìn khác về bạn. Cần thận trọng trong từng câu nói của mình trong buổi phỏng vấn để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Quá hấp tấp đề cập đến vấn đề lương lậu và đưa ra một con số cụ thể Lời khuyện dành cho các ứng viên là nên trao đổi mức lương khi được nhà tuyển dụng hỏi hoặc đến cuối buổi phỏng vấn. Ngoài ra, khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra một mức lương cụ thể, tốt nhất bạn đừng vội vàng đưa ra một con số cụ thể mà hãy để nhà tuyển dụng thấy rõ mong muốn của bạn về một mức lương cạnh tranh theo năng lực. Nếu có thể, nên tránh đàm phán chi tiết về mức lương cụ thể, ít nhất là trong vòng phỏng vấn đầu tiên. Nói sai về mức lương cũ Không ít ứng viên cho rằng công ty mới này khá tiềm năng nên tự đánh giá cao giá trị bản thân, khi được hỏi về mức lương cũ thì tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba số lương ấy. Bạn đừng nên làm điều này, bởi nhà tuyển dụng chẳng khó khăn gì để tìm ra mức lương mà bạn đã có trong quá khứ. Lúc đó họ sẽ đánh giá bạn thiếu trung thực và có cái nhìn tiêu cực về bạn. Không cần phải nói chính xác mức lương trong quá khứ, bạn chỉ cần tổng hợp lại, đưa ra con số tương đối miễn sao đó là sự thật. Điều đó khiến nhà tuyển dụng tin tưởng bạn hơn, biết đâu đó “tấm vé” vào công ty lại dành cho bạn. Chỉ chú trọng mức lương cơ bản, bỏ qua mức phụ cấp Nhiều người chỉ chăm chăm đến mức lương cơ bản mình được hưởng chứ không hề đả động tới các mức phụ cấp khác. Điều này quả là một sai lầm. Bởi nhiều người chỉ nhìn thấy mức lương cơ bản thấp mà không có ý định làm việc, hãy chú ý và tính toán thật nhanh tổng mức lương bạn sẽ nhận được. Không quan tâm về thời gian làm việc Vì chỉ “nhắm” vào mức lương mà quên mất thời gian làm việc kéo dài lê thê tại công ty. Dù bạn có phần hài lòng vì năng lực của mình được phát huy, số tiền kiếm được cũng khá hơn người khác, nhưng lúc này, đồng nghĩa với việc bạn chẳng có thời gian để thư giãn hay làm điều gì yêu thích. Lâu dần bạn sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và tất nhiên, hiệu quả công việc lúc đó sẽ giảm, bạn sẽ sinh ra chán nản và lại muốn nhảy việc. Mức lương là vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên lại không phải là yếu tố khiến bạn có thể gắn bó cả cuộc đời với lựa chọn của mình. Cần cân nhắc cả thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ, nghỉ ngơi để đưa ra chọn lựa đúng đắn nhất. . Sai lầm trong thỏa thuận mức lương của các ứng viên Trong công việc, mức lương phần nào biểu thị năng lực của mỗi cá nhân. Nếu quá hấp tấp, thiếu trung thực hoặc thiếu kỹ năng đàm phán, mức. chú trọng mức lương cơ bản, bỏ qua mức phụ cấp Nhiều người chỉ chăm chăm đến mức lương cơ bản mình được hưởng chứ không hề đả động tới các mức phụ cấp khác. Điều này quả là một sai lầm. Bởi. Nếu có thể, nên tránh đàm phán chi tiết về mức lương cụ thể, ít nhất là trong vòng phỏng vấn đầu tiên. Nói sai về mức lương cũ Không ít ứng viên cho rằng công ty mới này khá tiềm năng