1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện

122 544 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1 Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.2 Đối tượng kiểm toán BCTC 3

1.1.3 Mục tiêu của kiểm toán BCTC 5

1.1.4 Phương pháp kiểm toán BCTC 6

1.1.4.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) 6

1.1.4.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát) 7

1.2 Chu trình mua hàng thanh toán và hạch toán chu trình 7

1.2.1 Bản chất của chu trình mua hàng thanh toán 7

1.2.2 Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 8

1.3 Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán 10

1.3.1 Quy trình hạch toán kế toán đối với chu trình nghiệp vụ mua hàng thanh toán 10

1.3.2 Chứng từ, sổ sách và các tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán 11

1.4 Nội dung kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 13

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 13

1.4.2 Hệ thống KSNB trong quản lý chu trình mua hàng thanh toán 15

1.4.3 Quy trình cuộc kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 18

1.4.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 18

1.4.3.2 Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 22

1.4.3.3 Kết thúc kiểm toán 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG-THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 32

2.1 Tổng quan về Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) 32

Trang 2

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ tư vấn tài chính

kế toán và kiểm toán (AASC) 32

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 32

2.1.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 35

2.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty AASC 39

2.1.4 Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán tại công ty AASC 39

2.1.4.1 Đặc điểm hoạt động của công ty 39

2.1.4.2.Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty 41

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán do công ty AASC thực hiện 43

1) Giới thiệu về khách hàng 43

2) Quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán tại Công ty 50

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 51

2.2.1.1 Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng 51

2.2.1.2 Đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro tại hai Công ty khách hàng .58 2.2.1.3 Việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 63

2.2.1.4.Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán ở Công ty 65

2.2.2 Kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 74

2.2.2.1 Thực trạng về thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong giai đoạn kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 74

2.2.2.2 Thực trạng về thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kiểm toán 77

2.2.2.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu trình mua hàng thanh toán 78

2.2.2.4 Thực hiện chương trình kiểm toán bổ sung (hàng tồn kho) 86

2.2.2.5 Kết luận kiểm toán đối với chu trình mua hàng thanh toán 88

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 91

2.2.3.1.Thực trạng xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lậpBCTC 91

2.2.3.2 Đánh giá bằng chứng và tống nhất kết quả kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 91

2.2.3.3.Công việc soát xét 3 cấp, tổng hợp các sai sót đề nghị điều chỉnh 92

Trang 3

2.2.3.4 Phát hành báo cáo chính thức sau khi thông qua bản dự thảo 93

2.3 Tổng kết quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện 93

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN-AASC THỰC HIỆN 96

3.1 Nhận xét, đánh giá chung về quy trình kiểm toán do AASC thực hiện 96

3.1.1 Giai đoạn tiếp cận khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán 97

3.1.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 99

3.1.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 99

3.2 Một số nhận xét kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 100

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 100

3.2.2 Những yêu cầu về hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán 101

3.2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 101

3.2.2.1.Kiến nghị về giai đoạn tiếp cận khách hàng và lập kế hoạch 101

3.2.2.2 Kiến nghị về quy trình thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 105

3.2.2.3 Hoàn thiện thủ tục đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán hàng tồn kho 109

3.3 Điều kiện để thực hiện các kiến nghị tại Công ty 110

3.3.1 Sự giúp đỡ của Nhà nước và các cơ quan chức năng 110

3.3.2 Về phía Công ty kiểm toán dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán 112

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng thanh toán 11

Bảng 1.2: Thủ tục KSNB đối với nghiệp vụ mua hàng 15

Bảng 1.3: Thủ tục KSNB đối với nghiệp vụ thanh toán 16

Bảng 1.4: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả người bán 28

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006 35

Sơ đồ2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 36

Bảng 2.3: Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC 41

Bảng 2.4: Thông tin cơ bản của khách hàng ABC 45

Bảng 2.5 Thông tin cơ bản về khách hàng XYZ 49

Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại Công ty ABC 53

Bảng 2.7 Bảng đánh giá hệ thống KSNB của khoản phải trả và hàng tồn kho Công ty ABC 54

Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại XYZ 56

Bảng 2.9 Bảng đánh giá hệ thống KSNB của khoản phải trả 56

Bảng 2.10 Bảng đánh giá hệ thống KSNB về hàng tồn kho 57

Bảng 2.11 Bảng quy định mức trọng yếu 59

Bảng 2.12 Bảng ước lượng mức trọng yếu tại Công ty ABC 59

Bảng 2.13: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 60

Bảng 2.14 Đánh giá rủi ro tại công ty khách hàng ABC 62

Bảng 2.15 Biến động số dư TK331, TK152 của công ty ABC 63

Bảng 2.16 Phân tích tỷ suất thanh toán tại Công ty ABC 64

Bảng 2.17 Biến động số dư TK 331,TK152,TK155 của công ty XYZ 65

Bảng 2.18: Chương trình kiểm toán công ty ABC 66

Bảng 2.19 Chương trình kiểm toán hàng tồn kho 70

Bảng 2.20 Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại ABC 75

Bảng 2.21 Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại XYZ 76

Bảng 2.22: Trang xem xét đối ứng bất thường tại công ty ABC 78

Bảng 2.23: Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Công ty ABC 79

Trang 6

Bảng 2.25 Giấy làm việc KTV giai đoạn khẳng định số dư đối với khoản 331 của công

ty ABC 81

Bảng 2.26: Thư xác nhận nợ tới nhà cung cấp 82

Bảng 2.27: Kiểm tra chi tiết số phát sinh (Công ty ABC) 84

Bảng 2.28: Bảng kết quả bước kiểm tra chi tiết chu trình khách hàng XYZ 85

Bảng 2.29: Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ 86

Bảng 2.30: Đối chiếu số dư hàng tồn kho 87

Bảng 2.31: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho tài khoản 152(XYZ) 88

Bảng 2.32: Trang kết luận kiểm toán khoản mục 331 tại Công ty ABC 89

Bảng 2.33: Bảng kết luận kiểm toán khoản mục 331 tại công ty XYZ 90

Sơ đồ 2.34 Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán tại công ty AASC 95

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế củaViệt Nam là ngày 11/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO Điều đó cónghĩa là chúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động vàcạnh tranh gay gắt Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tếthế giới, các doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để cóđược những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọngđặc biệt tới công tác hạch toán kế toán Trên thực tế, trình độ công tác kế toán củacác doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế Do đó để cho các doanh nghiệp hoạtđộng đúng hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng vàcần thiết

Là sinh viên kinh tế năm cuối chuyên nghành kiểm toán, sau gần bốn nămhọc trong nhà trường em đã được trang bị những kiến thức về mặt lý thuyết mộtcách sâu rộng Việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành là một nguyêntắc quan trọng quyết định sự thành công của việc học tập và nghiên cứu Tronggiai đoạn thực tập tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toánAASC và được trực tiếp tìm hiểu và tham gia thực tế công tác kiểm toán củaCông ty dưới sự giúp đỡ của thầy giáo Thạc sĩ Đinh Thế Hùng và cácanh chị tại phòng kiểm toán sản xuất vật chất đã giúp em nắm được đặcđiểm, tình hình và qui trình hoạt động của đơn vị AASC

Chu trình mua hàng và thanh toán là chu trình kiểm toán quan trọng trongkiểm toán BCTC Nhận thức được tầm quan trọng của công việc kiểm toánBCTC nói chung, cũng như kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán nóiriêng, qua lý luận được trang bị ở trường, trong thời gian thực tập tại AASC em

đã chọn đề tài “Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện”.

Trang 8

Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận chu trình mua hàng thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Chương2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh

toán trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán-AASC thực hiện

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về quy trình kiểm toán chu trình mua

hàng và thanh toán trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán-AASC thực hiện

Bài viết này được hoàn thiện dưới sự giúp đỡ của thầy giáo Ths Đinh ThếHùng và các anh chị kiểm toán của Công ty AASC

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nói đến kiểm toánthường là nói đến kiểm toán độc lập và chủ yếu là kiểm toán BCTC, nên có nhiềuquan điểm đồng nhất giữa kiểm toán độc lập với kiểm toán BCTC Theo địnhnghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants -IFAC) thì: “Kiểm toán là việc kiểm tra và trình bày ý kiến của KTV độc lập vềBCTC” Theo định nghĩa trong chuẩn mực kế toán của Vương quốc Anh thì:

“Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chínhcủa một đơn vị do KTV được bổ nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng vớibất cứ nghĩa vụ và pháp định có liên quan.Theo định nghĩa của Hiệp hội Kế toán

Mỹ (American Accounting Association - AAA) thì: “Kiểm toán là quá trình có

hệ thống nhằm thu nhập, đánh giá bằng chứng có liên quan đến việc xác nhận củaKTV chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp

lý của các tài liệu, sổ kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, hội đồng, tổ chứcđoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của đơn vị này”

Qua các định nghĩa và các quan điểm nêu trên có nhiều cách giải thích khácnhau về kiểm toán BCTC nhưng chúng đều khẳng định đối tượng kiểm toánBCTC là các BCTC, chủ thể kiểm toán BCTC là các KTV chuyên nghiệp Từ đó

ta có thể kết luận nói chung kiểm toán BCTC là sự kiểm tra và trình bày ý kiếnnhận xét của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp thức và tính hợp pháp của

BCTC

1.1.2 Đối tượng kiểm toán BCTC

Đối tượng kiểm toán BCTC là các BCTC do đơn vị được kiểm toán (khách

Trang 10

kiểm toán BCTC" thì:" BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế,tài chính chủ yếu của đơn vị" Các BCTC đều chứa đựng những thông tin kinh tế,tài chính được lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu, chứng từ

và những thông tin liên quan khác Bởi vậy, để có những bằng chứng đủ sứcthuyết phục, tin cậy về mọi khía cạnh nhằm đưa ra ý kiến về BCTC của kháchhàng thì KTV phải tiến hành kiểm toán những tài liệu, chứng từ và những thôngtin liên quan đến BCTC theo những phương pháp kỹ thuật cụ thể

Mỗi thông tin trong BCTC đều mang trong nó nhiều mối quan hệ theonhững hướng khác nhau: giữa khoản mục này với các khoản mục khác có liênquan, giữa số tiền ghi trong khoản mục với số dư hoặc số phát sinh của những tàikhoản tương ứng, giữa các thông tin trên từng khoản mục với các nguyên tắc xáclập chúng… Bởi vậy, kiểm toán BCTC thực chất là kiểm toán các tài liệu kế toán,các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý trong doanh nghiệp Nói một cáchkhác đối tượng kiểm toán BCTC có thể được chi tiết như sau:

- Các tài liệu kế toán;

- Hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp;

- Tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định về tàichính kế toán

Khi tiến hành kiểm toán BCTC, KTV có thể tiếp cận theo hai hướng làtheo khoản mục hoặc theo chu trình

Tiếp cận BCTC theo khoản mục là cách mà KTV phân chia BCTC thành

từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong BCTC

Tiếp cận BCTC theo chu trình là cách phân chia BCTC thành các chu trình

căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấuthành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính

Trang 11

1.1.3 Mục tiêu của kiểm toán BCTC

BCTC của các doanh nghiệp dành được sự quan tâm của nhiều đối tượngkhác nhau như Nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, cácnhà đầu tư, các nhà cung cấp… tuy mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC ở các góc

độ khác nhau song tựu chung lại, họ đều cần một BCTC trung thực và có độ tincậy cao

Mục tiêu của kiểm toán BCTC là nhằm xác định độ tin cậy của BCTC, làmcăn cứ để doanh nghiệp quyết toán thuế đối với Nhà nước và các đối tượng sửdụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ Như vậy, thôngtin trên BCTC đã được kiểm toán là thông tin đáng tin cậy và có ý nghĩa quantrọng đối với bản thân doanh nghiệp, Nhà nước và bên thứ ba

Tại VSA số 200 - "Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toánBCTC" - đoạn 11 nêu rõ: "Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV vàcông ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và cóphản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?"

Có thể nói rằng sự tham gia của KTV làm tăng thêm độ tin cậy đối vớiBCTC của doanh nghiệp Tuy nhiên, người sử dụng BCTC đã được kiểm toánphải có hiểu biết về chuẩn mực kiểm toán để tránh nhầm tưởng rằng ý kiến KTV

là sự bảo đảm về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai và việc kiểmtoán BCTC làm giảm trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp được kiểm toánđối với BCTC

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp được kiểm toán kiểm toán BCTC còngiúp cho doanh nghiệp thấy được những tồn tại, sai sót của hệ thống kế toán và

hệ thống KSNB Từ đó, có thể nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán vàquản lý kinh doanh trong doanh nghiệp

Trang 12

1.1.4 Phương pháp kiểm toán BCTC

Kiểm toán BCTC hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứngkiểm toán, để có được những bằng chứng này, KTV cần vận dụng các phươngpháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra Xéttrên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đểphản ánh vào BCTC người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm toán đó làphương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ

1.1.4.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản)

Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp kiểm toán được thiết kế, sử

dụng để thu nhập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do kế toáncung cấp Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là mọi thử nghiệm, phân tích,đánh giá đều dựa vào số liệu do kế toán cung cấp Phương pháp kiểm toán cơ bảngồm kỹ thuật phân tích và kỹ thuật kiểm tra chi tiết

Kỹ thuật phân tích là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan

hệ và tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC Kỹ thuật này giúp KTV khai thác bằngchứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thôngtin, những chỉ tiêu bất thường trên BCTC từ đó KTV xác định mục tiêu, phạm

vi, quy mô, khối lượng công việc cần thực hiện

Kỹ thuật khảo sát chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Kỹ thuật khảo sát chi tiết nghiệp vụ là kỹ thuật xem xét các nghiệp vụ từ khiphát sinh đến khi lập BCTC

Kỹ thuật khảo sát chi tiết số dư tài khoản là kỹ thuật tìm các cơ sở dẫn liệucủa số dư các tài khoản

Việc sử dụng kết hợp hai kỹ thuật này cho phép KTV có thể dễ dàng pháthiện ra những gian lận và sai sót trong quá trình ghi chép và xử lý số liệu Đồngthời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy của những bằng chứng đã thu thập, để

Trang 13

từ đó KTV quyết định có mở rộng hay thu hẹp quy mô mẫu kiểm toán cần thửnghiệm.

1.1.4.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ (thử nghiệm kiểm soát)

Phương pháp kiểm toán tuân thủ là phương pháp kiểm toán được thiết kế và

sử dụng để thu nhập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thốngKSNB Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích,đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB của doanh nghiệp Do vậy điềukiện áp dụng đối với phương pháp này là hệ thống KSNB của doanh nghiệp phảimạnh, hiệu quả và KTV có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB đó Phương phápkiểm toán tuân thủ gồm kỹ thuật kiểm tra các hệ thống và thử nghiệm chi tiết vềkiểm soát

Kỹ thuật kiểm tra các hệ thống là việc kiểm tra chi tiết một loạt các

nghiệm vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét đánhgiá các bước kiểm soát trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp

Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu

thập các bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB trong doanh nghiệp.Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ hai phươngpháp này vì phạm vi và mức độ vận dụng phương pháp kiểm toán cơ bản tuỳthuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB doanh nghiệp; Trong khi đó việcđánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB lại được thực hiện bởi phương phápkiểm toán tuân thủ

1.2 Chu trình mua hàng thanh toán và hạch toán chu trình

1.2.1 Bản chất của chu trình mua hàng thanh toán .

Chu trình mua vào và thanh toán gồm các quyết định và các quá trình cầnthiết để có hàng hoá và dịch vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Chu trình thường được bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt muacủa người có trách nhiệm tại bộ phận cần hàng hoá hay dịch vụ và kết thúc bằng

Trang 14

Quá trình mua vào của hàng hoá hay dịch vụ bao gồm những khoản mụcnhư nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư, điện nước, sửa chữa và bảo trì,nghiên cứu và phát triển… Chu trình này không bao gồm quá trình mua vàthanh toán các dịch vụ lao động hoặc những sự chuyển nhượng và phân bổ củachi phí ở bên trong tổ chức.

1.2.2 Chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán

Các chức năng của chu trình được bàn đến theo trình tự mà chúng phát sinhtrong một chu trình nghiệp vụ điển hình Chu trình mua vào và thanh toán thường baogồm 4 chức năng cơ bản sau:

1 Xử lý các đơn đặt hàng hoá hay dịch vụ

2 Nhận hàng hoá hay dịch vụ

3 Ghi nhận các khoản nợ người bán

4 Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán

* Xử lý các đơn đặt hàng hoá và dịch vụ

Lập đơn đặt hàng gửi cho nhà cung cấp đây được coi là điểm khởi đầu củachu trình Mẫu của đơn đặt hàng và sự phê chuẩn quy định phụ thuộc vào bảnchất của hàng hóa dịch vụ và quy định của công ty

Sự phê chuẩn đúng đắn nghiệp vụ mua hàng là phần chính của chức năngnày vì nó bảo đảm hàng hóa và dịch vụ được mua theo các mục đích đã đượcphê chuẩn của công ty và tránh cho việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàngkhông cần thiết Hầu hết các công ty cho phép một sự phê chuẩn chung cho việcmua phục vụ các nhu cầu hoạt động thường xuyên như hàng tồn kho ở mức chophép (phù hợp với định mức hàng tồn kho) Các trường hợp có thể xảy ra, cáclần mua tài sản thường xuyên vượt quá một giới hạn tiền nhất định nào đó có thểyêu cầu sự phê chuẩn của Hội đồng quản trị; các mặt hàng được mua tương đốikhông thường xuyên, như các hợp đồng dịch vụ dài hạn thì được phê chuẩnbằng các viên chức nhất định; vật tư và các dịch vụ có giá trị thấp hơn một giátrị quy định thì được phê chuẩn bởi quản đốc và trưởng phòng; và một số loạinguyên liệu và vật tư được tự động tái đặt hàng bất cứ lúc nào chúng ở mức giớihạn ấn định trước Sau khi việc mua đã được phê chuẩn thì phải có đơn để đặt

Trang 15

mua hàng hóa hoặc dịch vụ Một đơn dặt hàng đựợc gửi cho người bán ghi rõmặt hàng cụ thể ở một mức giá nhất định, được giao vào một ngày quy định.Đơn đặt hàng được xem như một chứng từ hợp pháp và được xem như một đềnghị để mua hàng hóa hay dịch vụ Trong một số trường hợp khác, nếu ngườimua va người bán mới có quan hệ giao dịch hoặc thực hiện những giao dịch lớn

và phức tạp thì đòi hỏi phải ký kết hợp đồng cung ứng hàng hóa hay dịch vụnhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham giahợp đồng

* Nhận hàng hoá hay dịch vụ

Việc nhận hàng hoá từ người bán là một điểm quyết định trong chu trìnhmua hàng và thanh toán vì đây là thời điểm mà tại đó bên mua thừa nhận khoản

nợ liên quan đối với bên bán trên sổ sách của họ Bộ phận mua hàng của công ty

sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng tiến hành quá trình kiểm soát thích hợp về mẫu mã,

số lượng, thời gian đến và các điều kiện khác Sau đó sẽ ký nhận trên phiếu giaohàng của người bán, đồng thời bộ phận này cũng lập báo cáo nhận hàng như mộtbằng chứng của sự nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá Một bản sao thườngđược gửi cho thủ kho để thủ kho làm căn cứ nhận hàng ghi vào phiếu nhập kho

và theo dõi trên thẻ kho và một bản khác gửi cho kế toán các khoản phải trả đểthông báo Để ngăn ngừa sự mất mát và sự lạm dụng thì điều quan trọng là hànghoá phải được kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận chúng cho đến khi chúngđược chuyển đi Nhân viên trong phòng tiếp nhận phải được độc lập với thủ kho

và phòng kế toán Cuối cùng, sổ sách kế toán (kế toán vật tư và kế toán chi phí)

sẽ phản ánh việc chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá đượcchuyển từ phòng tiếp nhận qua kho và từ kho vào quá trình sản xuất hay đưa đitiêu thụ

* Ghi nhận các khoản nợ người bán

Việc ghi nhận đúng đắn khoản nợ người bán về hàng hoá hay dịch vụnhận được là rất quan trọng nên đòi hỏi việc ghi sổ chính xác và nhanhchóng.Việc ghi sổ ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC và đến khoảnthanh toán thực tế, do đó, kế toán chỉ được phép ghi vào các lần mua có cơ sở

Trang 16

Kế toán các khoản phải trả thường có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắncủa các lần mua vào và ghi chúng vào sổ nhật ký và sổ hạch toán chi tiết cáckhoản phải trả Khi kế toán các khoản phải trả nhận được hoá đơn của người bánthì phải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, phương thức và chi phí vận chuyển ghitrên hóa đơn với thông tin trên đơn đặt mua (hoặc hợp đồng) và báo cáo nhậnhàng (nếu hàng đã về) Mặt khác, kế toán các khoản phải trả cần tính toán lại cácphép nhân và phép cộng tổng và được ghi vào hoá đơn Sau đó, số tiền đượcchuyển vào sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả.

* Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán

Đối với hầu hết các công ty, các hoá đơn do kế toán các khoản nợ phải trảlưu giữ cho đến khi thanh toán Thanh toán thường được thực hiện bằng uỷnhiệm chi, séc hoặc phiếu chi làm thành nhiều bản Một bản được gửi cho ngườiđược thanh toán, một bản sao được lưu lại trong hồ sơ theo người được thanhtoán Trên cơ sở đó kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chi tiền, cơ sở báo nợ vào

sổ chi tiết 112

1.3 Kế toán chu trình mua hàng và thanh toán

1.3.1 Quy trình hạch toán kế toán đối với chu trình nghiệp vụ mua hàng thanh toán

Quy trình hạch toán kế toán đối với chu trình nghiệp vụ mua hàng vàthanh toán được thể hiện qua sơ đồ 1.2:

Trang 17

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng thanh toán

1.3.2 Chứng từ, sổ sách và các tài khoản liên quan đến chu trình mua hàng

và thanh toán

Trong chu trình mua hàng và thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp sử

dụng các loại chứng từ, sổ sách và các tài khoản sau:

Chứng từ:

- Yêu cầu mua: Tài liệu được lập bởi bộ phận sử dụng (như bộ phận sản

xuất) để đề nghị mua hàng hoá và dịch vụ Trong một số trường hợp, các

bộ phận trong kinh doanh có thể trực tiếp lập đơn đặt hàng, trình phê

duyệt và gửi cho nhà cung cấp

- Đơn đặt hàng: lặp lại các chi tiết có trong đề nghị mua, được gửi cho nhà

cung cấp hàng hoá và dịch vụ

- Phiếu giao hàng (biên bản giao nhận hàng hoá hoặc nghiệm thu dịch vụ):

là tài liệu được chuẩn bị bởi nhà cung cấp Phiếu giao nhận phải được ký

nhận bởi khách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá (hay dịch

vụ) thực tế

- Báo cáo nhận hàng: được bộ phận nhận hàng lập như một bằng chứng của

việc nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá (dấu hiệu của một thủ tục kiểm soát)

- Hoá đơn của người bán: chứng từ nhận được từ người cung cấp hàng, đề

nghị thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ đã được chuyển giao Một hoá

đơn thường bao gồm các chi tiết sau:

 Tên bên bán và bên mua, mã số thuế

 Chủng loại hàng hoá hay dịch vụ

 Số lượng

 Giá đơn vị

Mua chịu vật tư, hàng hóa

Thuế GTGT được khấu trừ phải thanh

trước tiền

TK 331

Chiết khấu thanh toán mua hàng được

hưởng trừ vào nợ phải trả

Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng

mua trả lại người bán trừ vào nợ phải trả

người bán

TK 711

Xử lý các khoản nợ phải trả vắng chủ

không ai đòi

Trang 18

 Thành tiền.

 Thuế VAT và các loại thuế khác

 Ngày lập hoá đơn, chữ ký và đóng dấu

Sổ sách:

- Nhật ký mua hàng: đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán

để ghi lại các khoản mua Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn (từngcái một), cùng với việc chỉ ra tên nhà cung cấp hàng, ngày của hoá đơn vàkhoản tiền của các hoá đơn đó

- Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp: danh sách các khoản tiền

phải trả cho mỗi người cung cấp hàng Tổng số của tài khoản người cungcấp hàng trong sổ hạch toán chi tiết phải bằng khoản tiền ghi trên khoảnmục phải trả người bán

- Bảng đối chiếu của nhà cung cấp (Bảng đối chiếu công nợ): báo cáo nhận

được của nhà cung cấp hàng (thường là hàng tháng) chỉ ra các hoá đơnchưa thanh toán vào một ngày đối chiếu nhất định

Thông tin, số liệu vận động từ các chứng từ vào sổ sách kế toán thông qua

hệ thống tài khoản kế toán Đối với chu trình mua hàng thanh toán, các tài khoảnchịu ảnh hưởng của chu trình gồm có các tài khoản trong khoản mục vốn bằngtiền, hàng tồn kho, nợ phải trả Nhìn chung đa số các tài khoản chịu ảnh hưởngtrong chu trình mua hàng thanh toán có liên quan đến các chu trình nghiệp vụkhác

Vốn bằng tiền: TK 111, TK 112, TK 113,…

Hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 156…

Các khoản phải trả: TK 331, TK 338…

Các tài khoản khác: TK 211,133, TK 515, TK 611,TK 627,641,642,TK311,711…

1.4 Nội dung kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Trang 19

1.4.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Việc xây dựng mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán nhằmgiúp cho KTV thu thập các bằng chứng cần thiết để đi đến kết luận kiểm toánđối với chu trình Theo mục đích của kiểm toán BCTC là xác minh và bày tỏ ýkiến về độ tin cậy của các thông tin và tính tuân thủ các nguyên tắc trong việclập và trình bày BCTC Do vậy mục đích chung của kiểm toán chu trình muahàng thanh toán là đánh giá xem liệu các số dư các tài khoản có liên quan cóđược trình bày trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặcđược thừa nhận hay không Từ mục đích chung của cuộc kiểm toán có thể cụ thểhóa thành các mục tiêu đối với chu trình

Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình (chung cho cả nghiệp vụ mua hàng

và thanh toán) bao gồm các 2 loại mục tiêu: mục tiêu hợp lý chung và các mục tiêu kiểm toán đặc thù khác

Mục tiêu tính hợp lý chung là đánh giá xem các số dư có liên quan (số dư

tài khoản phải trả người bán và số dư trong sổ hạch toán chi tiết các khoản phảitrả, các tài khoản hàng tồn kho, tài sản và tài khoản chi phí liên quan) có đượcphản ánh trung thực, hợp lý và có phù hợp với nguyên tắc kế toán theo chuẩnmực kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi haykhông

Mục tiêu kiểm toán đặc thù khác bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất: Tính có thực của hàng hoá hay dịch vụ mua vào cũng như các

khoản nợ người bán với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc công nợphải trả được bảo đảm bằng sự tồn tại của các tài sản cũng như công nợ đó

Thứ hai: Tính trọn vẹn của việc ghi nhận các hàng hoá và dịch vụ mua

vào và các khoản phải trả người bán với ý nghĩa thông tin phản ánh trên sổ sách,tài khoản kế toán không bị bỏ sót trong quá trình xử lý

Thứ ba: Tính đúng đắn của việc tính giá vốn thực tế hàng nhập kho được

tính theo chi phí thực tế thực hiện nghiệp vụ, việc tính toán các khoản phải trả

Trang 20

người bán phù hợp với hợp đồng mua bán, phù hợp với hoá đơn người bán vàbiên bản giao nhận hàng hoá hay dịch vụ.

Thứ tư: Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày các tài sản mua

vào cũng như các khoản phải trả người bán với ý nghĩa tuân thủ các quy địnhtrong việc phân loại các tài sản và công nợ cùng việc thể hiện chúng qua hệthống tài khoản tổng hợp và chi tiết

Thứ năm: Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ với ý

nghĩa tài sản mua vào phản ánh trên báo cáo tài chính phải thuộc quyền sở hữucủa đơn vị và nợ phải trả người bán thể hiện đúng nghĩa vụ của đơn vị này

Thứ sáu: Tính chính xác về cơ học trong việc tính toán, cộng dồn, chuyển

sổ đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán

Các mục tiêu kiểm toán nêu trên chính là khung tham chiếu cho việc xácđịnh các thủ tục kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán để thu thập bằngchứng kiểm toán Căn cứ vào các mục tiêu đó, KTV phải thiết kế các thửnghiệm tuân thủ để nhận diện được cơ cấu, các quá trình kiểm soát hiện có vàcác nhược điểm theo từng mục tiêu Từ đó đánh giá lại rủi ro kiểm soát theotừng mục tiêu và xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụmột cách tương ứng

1.4.2 Hệ thống KSNB trong quản lý chu trình mua hàng thanh toán

Hiểu được các thủ tục KSNB then chốt có tác dụng thiết thực trong việc địnhhướng các công việc kiểm toán Tuy nhiên, để triển khai cụ thể hướng kiểm toán đãxác định, cần cụ thể hơn các thủ tục kiểm soát theo các mục tiêu kiểm toán đối với

cả nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán Các thủ tục kiểm soát đối vớinghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán có thể thấy rõ qua các bảng sau:

B ng 1.2: Th t c KSNB ảng 1.2: Thủ tục KSNB đối với nghiệp vụ mua hàng ủ tục KSNB đối với nghiệp vụ mua hàng ục KSNB đối với nghiệp vụ mua hàng đối với nghiệp vụ mua hàng ới nghiệp vụ mua hàngi v i nghi p v mua hàngệp vụ mua hàng ục KSNB đối với nghiệp vụ mua hàng

- Tính hiệu lực: Các nghiệp vụ

mua hàng ghi sổ đều thực tế

phát sinh; hàng hóa mua về nhập

- Đánh số thứ tự trước các chứngtừ mua hàng, phê chuẩn các nghiệp vụ mua hàng.

- Cách ly trách nhiệm và đối chiếu thường xuyên

Trang 21

kho là có thật giữa bộ phận kế toán và bộ phận mua hàng

- Có quy định về việc lập hồ sơ hàng mua đang đi đường và hàng chưa có hóa đơn.

- KSNB quá trình mua hàng

- Tính trọn vẹn: Mỗi nghiệp vụ

mua hàng đều được ghi sổ ; các

hàng hóa đã mua đều được phản

ánh đầy đủ.

- Đánh số thứ tự trước các chứng từ mua hàng

- Kiểm kê hàng tồn kho

- Cách ky trách nhiệm và đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kế toán và bộ phận mua hàng

- Phân loại và trình bày: Các

nghiệp vụ mua hàng được phân

- Quyền và nghĩa vụ: Hàng mua

vào phản ánh trên BCTC thuộc

quyền sở hữu của đơn vị.

- Hàng trong kho đính kèm chứng từ gốc (hóa đơn, biên bản nhận )

- Lập bảng theo dõi riêng hàng hóa nhận ký gửi

chi tiết đến sổ tổng hợp đều

đồng khớp đối với nghiệp vụ

đều được phê duyệt.

- Quá trình mua hàng được phê duyệt bởi các cấp cps thẩm quyền.

- Quy định về việc cấp phiếu yêu cầu mua hoặc đơn đặt hàng được phê duyệt.

Trang 22

- Có biên bản kiểm nhận vật tư hàng hóa.

Bảng 1.3: Thủ tục KSNB đối với nghiệp vụ thanh toán

- Tính hiệu lực: Các nghiệp vụ

chi tiền ghi sổ đều thực tế phát

sinh; các khoản phải trả đều phát

sinh thực tế hay đều có đối

tượng thanh toán.

- Đánh số thứ tự trước các chứngtừ : phiếu chi và ủy nhiệm chi.

- Có quy định về việc cách ly trách nhiệm và đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận thanh toán và

bộ phận ghi sổ nghiệp vụ thanh toán.

- Đối chiếu độc lập với ngân hàng

- KSNB quá trình mua hàng

- Tính trọn vẹn: Mọi khoản

thanh toán thực tế phát sinh với

người bán đều được ghi sổ; Các

khoản thanh toán đều được phản

ánh đầy đủ trên sổ sách tương

ứng với đối tượng thanh toán.

- Đánh số thứ tự trước các chứng từ (phiếu chi, ủy nhiệm vhi )

- Lập bảng đối chiếu giữa ngân hàng với việc ghi

sổ các khoản chi tiền mặt hoặc thanh toán.

- KSNB quá trình thanh toán

- Phân loại và trình bày: Các

khoản phải trả được phân loại

đúng, ghi nhận theo từng đối

- KSNB quá trình thanh toán.

- Quyền và nghĩa vụ: Các khoản

nợ phải trả thể hiện đúng các

nghiệp vụ của đơn vị.

- Lập sổ theo dõi riêng các khoản thanh toán theo khách hàng.

- KSNB quá trình thanh toán.

- Tính giá và định giá: các

nghiệp vụ mua hàng đều được

- Lập bảng đối chiếu với ngân hàng.

- KSNB quá trình tính toán

Trang 23

ghi nhận đúng đắn, khoản chiết

khấu thanh toán được ghi nhận

phép): Phương thức, thời gian,

địa điểm thanh toán đều được

- KSNB quá trình thanh toán.

1.4.3 Quy trình cuộc kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Để đảm bảo tính hiệu quả của từng cuộc kiểm toán, cũng như để thu thậpbằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV vềtính trung thực hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiếnhành theo quy trình gồm ba giai đoạn sau:

C¸c giai ®o¹n cña cuéc kiÓm to¸n BCTC

Giai đoạn I

Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn III

Hoàn thành kiểm toán

Trang 24

Kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán là một phần cụ thể trong kiểmtoán BCTC Do đó, kiểm toán chu trình cũng thực hiện qua ba giai đoạn của cuộckiểm toán nêu trên.

1.4.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch là công việc đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi

cuộc kiểm toán VSA số 300 - "Lập kế hoạch kiểm toán", đã nêu rõ "KTV và công

ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả" Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán không

chỉ xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản

đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủnhằm đảm bảo tiến hành cuộc kiểm toán có chất lượng và hiệu quả

Lập kế hoạch kiểm toán đối với chu trình mua hàng thanh toán bao gồmcác bước công việc như sau:

a) Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán được bắt đầu bằng việc KTV tiếp nhận mộtkhách hàng, KTV sẽ tiến hành các công việc cần thiết bao gồm: tiếp nhận yêucầu của khách hàng, điều tra khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểmtoán, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và làm hợp đồng kiểmtoán

b) Thu thập thông tin cơ sở.

Đoạn 10, VSA số 300 - "Lập kế hoạch kiểm toán" đã chỉ rõ: " Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải có hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán

để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC".

Theo quy định này thì khi lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng thanh toánKTV cần thực hiện ở bước:

- Tìm hiểu các thông tin về chu trình mua hàng thanh toán của khách hàng;

Trang 25

- Xem xét lại kết quả kiểm toán chu trình của cuộc kiểm toán trước và hồ sơkiểm toán chung.

- Nhận diện các bên hữu quan

- Tham quan nhà xưởng và dự kiến nhu cầu về chuyên gia bên ngoài trongtrường hợp cần thiết

c) Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng đối với chutrình mua hàng thanh toán giúp cho KTV nắm bắt được quy trình mang tính pháp

lý có ảnh hưởng đến chu trình Những thông tin này được thu thập trong quá trìnhtiếp xúc với khách hàng thông qua:

- Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty;

- Các BCTC, BCKT, biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hànhhay trong vài năm trước;

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Trang 26

d) Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đã

được ghi rõ trong đoạn 02, VSA số 520 - "Quy trình phân tích": " KTV phải thực hiện các quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán ".

Nhìn chung trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàngthanh toán, thủ tục phân tích sơ bộ rất đơn giản KTV chỉ tiến hành công việcphân tích đối với một số chỉ tiêu liên quan đến khoản thanh toán với người bán,hàng tồn kho trên BCTC Các thủ tục phân tích chủ yếu được áp dụng trong giaiđoạn này là thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc

Phân tích ngang: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của

cùng một chỉ tiêu liên quan đến thanh toán, hàng mua trên BCTC

KTV tiến hành so sánh số dư của từng khoản mục thanh toán và hàng tồnkho kỳ này so với kỳ trước để phát hiện những biến động đáng kể đối với chutrình.

Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương

quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau liên quan đến khoản thanh toánngười bán, hàng tồn kho trên BCTC

e) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng của chu trình mua hàng thanh toán

ISA và VSA số 320 - "Tính trọng yếu trong kiểm toán" yêu cầu: " Khi lập

kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được

để làm tiêu chuẩn phát hiện những sai sót trọng yếu về mặt định lượng"

Mức độ trọng yếu sẽ được các KTV xác định trong từng cuộc kiểm toán

và chỉ có ý nghĩa trong cuộc kiểm toán đó Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào cácyếu tố sau: Qui mô và hoạt động của doanh nghiệp; Hệ thống tổ chức và quản lý

Trang 27

của doanh nghiệp; Kinh nghiệm của KTV đối với doanh nghiệp; Các yếu tố định

tính như quy định của pháp luật, quy chế của doanh nghiệp

Trong BCTC của phần lớn các doanh nghiệp khoản thanh toán với ngườibán, hàng tồn kho luôn ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Việc đánh giá tính trọng yếu đối với chu trình muahàng thanh toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành theo haibước sau:

- Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu (rủi ro kiểm toán có thể chấp nhậnđược)

- Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho khoản thanh toán vớingười bán và hàng tồn kho

Cùng với việc đánh giá tính trọng yếu KTV phải thực hiện đánh giá rủi rotiềm tàng đối với chu trình Trên thực tế có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khảnăng xảy ra sai phạm đối với chu trình như: Số lượng các nghiệp vụ mua hàng vàthanh toán trong kỳ làm tăng cơ hội cho các sai phạm nảy sinh; Việc tính giá và

đo lường thường mang tính chủ quan; Hàng tồn kho thường được bảo quản ởnhiều kho bãi khác nhau, nhiều nơi nên khó kiểm soát vật chất do đó dễ bị mấttrộm, hỏng hóc…

f) Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình

Khi tiến hành tìm hiểu cơ cấu KSNB đối với chu trình mua hàng thanh toánKTV cần tìm hiểu những vấn đề: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủtục kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với hàng tồn kho

Quy trình đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình được tiến hành qua haibước thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Để hiểu biết về hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng thanh toán, KTVcần phải tìm hiểu các thủ tục và quy trình đối với các chức năng mua hàng, thanhtoán đồng thời phải tìm hiểu hệ thống kế toán áp dụng đối với chu trình Để đánh giá

hệ thống KSNB KTV thường lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với chu trình

Trang 28

mua hàng thanh toán, mô tả thực trạng của KSNB mà KTV thu thập được, nguyêntắc thiết kế các thủ tục kiểm soát tương ứng với thực trạng đó Ngoài ra, KTV còn sửdụng phương pháp lưu đồ và Bảng tường thuật để mô tả và đánh giá hệ thốngKSNB Căn cứ vào hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng KTV sẽ đánh giárủi ro kiểm soát KTV có thể đánh giá rủi ro kiểm soát theo yếu tố định tính như cácmức thấp, trung bình, cao hoặc tỷ lệ phần trăm.

g) Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán là những dự kiến chitiết về nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện và sựphân công công việc trong nhóm kiểm toán cũng như dự kiến về những tư liệu,thông tin liên quan đến chu trình cần sử dụng và thu thập Việc thiết kế chươngtrình kiểm toán phải dựa trên những hiểu biết về tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát, mức độ bảo đảm phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản,kinh nghiệm của KTV trong những lần kiểm toán trước

Khi tiến hành thiết kế chương trình kiểm toánchu trình mua hàng thanhtoán, KTV phải xác định các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với chu trình(phỏng vấn, quan sát, đối chiếu sổ sách kế toán các khoản mục ), quy mô chọnmẫu các khoản mục của chu trình (các nghiệp vụ được lựa chọn phải mang tínhđại diện cao), những phần tử được chọn và thời gian áp dụng các thủ tục kiểmtoán chu trình đã được lựa chọn

Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán là căn cứ để phốihợp công việc, giám sát và kiểm tra cuộc kiểm toán Đồng thời, chương trìnhkiểm toán chu trình còn được KTV sử dụng để ghi chép các công việc đã thựchiện được làm căn cứ đẻ kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán chu trình.Chương trình kiểm toán này sẽ theo KTV trong suốt quá trình kiểm toán và cóthể có những sửa đổi trong từng trường hợp cụ thể

1.4.3.2 Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán

Trang 29

Khi thực hiện kiểm toánchu trình mua hàng thanh toán, KTV phải thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản theo chương trình kiểm toán

đã được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát chu trình mua hàng thanh toán

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được tiến hành sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB,với đánh giá ban đầu là khách hàng có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực.Khi đó thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng về thiết

kế và hoạt động của hệ thống KSNB

Theo VSA số 500 - "Bằng chứng kiểm toán" thì: "Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB"

Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống KSNB đốivới chu trình mua hàng thanh toán bao gồm: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thựchiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại

Sau khi đạt được sự hiểu biết sơ bộ về hệ thống KSNB của khách hàng đốivới chu trình, KTV đưa ra mức rủi ro kiểm soát ban đầu đối với các cơ sở dẫnliệu trên BCTC Để khẳng định đánh giá ban đầu này, KTV phải thu thập bằngchứng bổ sung về sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với chu trìnhbằng việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát bổ sung Việc thiết kế các thửnghiệm kiểm soát này có thể giúp KTV giảm bớt khối lượng thử nghiệm cơ bảntrong kiểm toán chu trình

Các thử nghiệm kiểm soát hướng vào tính hiệu lực của hệ thống KSNBnhằm giúp KTV đánh giá được tính hiệu lực đó và khẳng định lại mức rủi rokiểm soát ban đầu mà họ đưa ra đối với các cơ sở dẫn liệu về chu trình mua hàngthanh toán Một số thử nghiệm kiểm soát phổ biến được KTV thực hiện nhằm thuthập bằng chứng kiểm toán về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát đối với chu

Trang 30

trình thường tập trung vào các chức năng chính như chức năng mua hàng, chứcnăng thanh toán với người bán.

* Thử nghiệm kiểm soát quá trình mua hàng

Trong giai đoạn mua hàng, các trắc nghiệm được KTV áp dụng để kiểm trađược tiến hành như sau:

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn của các nghiệp vụ mua hàng có đúng cấp có thẩm quyền không

- Kiểm tra chứng từ để đảm bảo sự có thật của việc mua hàng, đơn đặthàng, báo cáo nhận hàng và hoá đơn của người bán

- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ như phần gạch thừa của chứng từ để đảm bảo chứng từ không bị sử dụng lại

- Theo dõi một chuỗi các đơn đặt mua và báo cáo nhận hàng để đảm bảocác nghiệp vụ mua đều được ghi sổ (Tính đầy đủ)

- Kiểm tra dấu hiệu của sự KSNB trên hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, đơn đặt mua, phiếu yêu cầu mua

* Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thanh toán

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán ghi sổ là của hàng hoá, dịch vụthực tế nhận được (tính có căn cứ hợp lý) kiểm toán viên cần thu thập xem hệthống kiểm soát nội bộ có tách biệt giữa nhân viên ghi sổ với nhân viên lập và

ký các chứng từ thanh toán Đồng thời kiểm toán viên cần thảo luận với ngườighi sổ, quan sát hoạt động và kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và được phê chuẩnđúng đắn (tính phê chuẩn) kiểm toán viên cần thu thập xem hệ thống kiếm soátnội bộ có đảm bảo các khoản chi được phê chuẩn tại thời điểm lập phiếu chi vàcác chứng từ thanh toán Đồng thời kiểm toán viên cần kiểm tra dấu hiệu củaviệc phê chuẩn

Trang 31

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán hiện có đều được ghi sổ (tính đầyđủ) kiểm toán viên cần thu thập xem hệ thống kiểm soát nội bộ có thực hiệnđánh số trước các chứng từ thanh toán hay không? Đồng thời kiểm toán viêntheo dõi một chuỗi các chứng từ thanh toán như phiếu chi, uỷ nhiệm chi, kiểmtra bảng đối chiếu với ngân hàng và kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán đều được đánh giá đúng (mục tiêutính giá) kiểm toán viên cần thu thập xem hệ thống kiểm soát nội bộ có thiết kếcác quy trình tính toán các khoản thanh toán hay không? Đồng thời kiểm toánviên kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán có được phân loại đúng hay không?(mục tiêu phân loại) kiểm toán viên cần kiểm tra xem hệ thống kiểm soát nội bộ

có thiết kế và sử dụng một sơ đồ kiểm toán đầy đủ phù hợp với từng loại hìnhthanh toán Đồng thời kiểm toán viên kiểm tra việc vào sổ, kiểm tra sơ đồ tàikhoản, kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ

- Để kiểm tra các nghiệp vụ thanh toán có được ghi sổ đúng lúc hay không(mục tiêu đúng kỳ) kiểm toán viên cần thu thập xem hệ thống kiểm soát nội bộ

có quy định thủ tục ghi sổ sau khi các phiếu chi và chứng từ thanh toán đượcthực hiện Đồng thời kiểm toán viên kiểm tra các thủ tục vào sổ, quan sát việcghi sổ các nghiệp vụ thanh toán và kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ

- Để kiểm tra các khoản thanh toán có phản ánh đúng đắn vào sổ chi tiết vàđược tổng hợp đúng đắn vào các sổ tổng hợp không kiểm toán viên cần thu thậpxem hệ thống kiểm soát nội bộ có thiết kế quá trình kiểm tra tổng hợp và chuyển

sổ đúng đắn trong các sổ chi tiết liên quan Đồng thời kiểm toán viên kiểm tradấu hiệu của kiểm soát nội bộ

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát chu trình mua hàng thanh toán, cầnlưu hồ sơ và xem xét ảnh hưởng của những phát hiện qua kiểm tra đến việc lựachọn các thử nghiệm với mỗi hoạt động kiểm soát Nếu phát hiện qua kiểm tra phùhợp với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán chu trình thì các thủ tục kiểmtoán cơ bản được giữ nguyên theo kế hoạch Trong trường hợp ngược lại cần thực

Trang 32

hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung và có thể thay đổi lại việc đánh giá hệ thốngKSNB ở giai đoạn lập kế hoạch và mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản kể

cả thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết

b) Thực hiện các thủ tục phân tích

Khi tiến hành kiểm toánchu trình mua hàng thanh toán, KTV có thể ápdụng rất nhiều thủ tục phân tích Các sai phạm trọng yếu có thể dễ dàng pháthiện ra thông qua việc thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra tính hợp lýcủa các con số Việc thiết lập các tỷ lệ, tỷ suất không những giúp cho kiểm toánviên đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thấyđược những điểm bất hợp lý đối với chu trình để từ đó dựa trên kinh nghiệm củamình mà thực hiện kiểm tra chi tiết trọng tâm vào những khoản mục nào?

Khi thực hiện thủ tục phân tích đối với chu trình mua hàng và thanh toán,kiểm toán viên tiến hành:

- So sánh chi phí mua hàng của kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kếhoạch, giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên hay giữa thực tế của đơn vịvới các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô để xem xét xu thế biến động

- Phân tích xu thế tăng hoặc giảm hoặc kiểm tra tính hợp lý của các yếu tốchi phí giữa các kỳ để phát hiện những biến động bất thường

- Phân tích tỷ lệ của chi phí mua hàng của từng tháng với nợ phải trả đượcghi nhận trong tháng và các khoản thực tế đã trả trong tháng

Kiểm toán viên cần cân nhắc xem tính thường xuyên của việc phân tích nhưphân tích biến động theo tháng, theo quý, hay theo năm là có hiệu quả Nếu cóbiến động xảy ra đối với chu trình thì kiểm toán viên phải xem tính biến động này

là tất yếu hay bất thường Sau đó phân tích nguyên nhân của sự chênh lệch đó Từ

đó, kiểm toán viên sẽ định hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiệnđối với các nghiệp vụ và các khoản mụcchu trình mua hàng thanh toán

Trang 33

c) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết chu trình mua hàng thanh toán

Chu trình mua hàng và thanh toán có liên quan đến nhiều các khoản mụcquan trọng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên nhiều khoản mụctrong số đó có liên quan đến các chu trình kiểm toán khác như kiểm toán vốnbằng tiền, kiểm toán hàng tồn kho…Vì vậy nội dung kiểm tra chi tiết các số dư vànghiệp vụ chỉ tập trung tới nợ phải trả người bán

Nợ phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hoá vàdịch vụ nhận được trong quá trình sản xuất kinh doanh Nợ phải trả người bánbao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị điện nước, sửachữa và rất nhiều sản phẩm dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kếtthúc năm

Các rủi ro cơ bản liên quan đến nợ phải trả người bán trong kiểm toán báocáo tài chính:

- Nếu nợ phải trả không được quản lý chặt chẽ sẽ góp phần làm cho doanhnghiệp mất cân đối về tài chính và mất khả năng thanh toán

- Phản ánh nợ phải trả người bán không đầy đủ do cố tình ghi giảm nợ phảitrả người bán hoặc nhận hàng hoá hay dịch vụ mà không phản ánh nợ phải trảngười bán Sai phạm này xảy ra do không tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơbản và thường dẫn tới sai lệch trên báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh (do chi phí phản ánh không đúng kỳ) và làm tăng một cách giả tạokhả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phản ánh nợ phải trả người bán không có thật (phản ánh khống) cũng làmthay đổi các tỷ suất tài chính cơ bản và là dấu hiệu về một hành vi gian lận, rúttiền công quỹ đang thực hiện

- Không phân loại và trình bày đúng nợ phải trả hay nợ phải thu khi lậpbáo cáo tài chính: sai sót này không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

kỳ kế toán nhưng làm người sử dụng báo cáo tài chính hiểu sai khả năng thanhtoán thực tế của đơn vị được kiểm toán

Trang 34

Bảng 1.4: Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả người bán

Tính hợp lý chung:

- Số dư tài khoản nợ phải trả

người bán, các số dư chi tiết

trong sổ hạch toán chi tiết các

khoản phải trả, các tài khoản

phản ánh tài sản và chi phí liên

quan đều hợp lý.

- So sánh với tổng chi phí mua hàng năm trước.

- Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản bất hợp lý như không có bên bán và các khoản phải trả có chịu lãi.

- Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi tiết với các năm trước (theo từng khách hàng)

- Đối chiếu số tổng cộng với Sổ cái tổng hợp.

- Đối chiếu các hoá đơn của từng người bán với

sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên người bán

và số tiền.

Các khoản phải trả trong sổ

hạch toán chi tiết phải có căn cứ

Các khoản phải trả hiện có đều

ở trong danh sách (Bảng kê)

Các khoản phải trả (tính đầy

đủ).

- Kiểm tra chi tiết các khoản nợ quá hạn

Các khoản phải trả trong danh

sách (Bảng kê) được đánh giá

đúng đắn

- Thực hiện các thủ tục tương tự như đối với các khoản nợ quá hạn và đối với tính có căn cứ hợp lý.

Các khoản phải trả trong danh

sách được phân loại đúng đắn

- Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phải trả

Việc phản ánh nợ phải trả người

bán trong chu kỳ mua hàng và

thanh toán được vào sổ đúng kỳ

- Thực hiện việc kiểm tra công nợ quá hạn

- Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng

Trang 35

tồn kho, xem xét hồ sơ mua hàng đi đường Tài khoản nợ phải trả người bán

trong chu trình mua hàng và

thanh toán được trình bày đúng

đắn.

- Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phải trả người bán, nợ ngắn hạn và dài hạn (chịu lãi) được tách riêng

Tuỳ thuộc quy mô cuộc kiểm toán cũng như việc đối chiếu số liệu giữacác phần hành kiểm toán, việc kiểm tra chi tiết các số dư liên quan trong chutrình có thể mở rộng sang kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán vốn bằng tiền,kiểm toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước Các thử nghiệm cơ bản nhằmphát hiện các sai sót về mặt tiền tệ liên quan tới các tài khoản trên sẽ được thiết

kế trên cơ sở của việc đánh giá rủi ro kiểm soát tương ứng đối với chu trìnhnghiệp vụ Cũng như các chu trình khác, sự chú trọng trong phương pháp luận ởchu trình mua hàng và thanh toán là nhằm vào việc xác định các thủ tục kiểmtoán, quy mô mẫu, các khoản mục được chọn và thời gian thích hợp

1.4.3.3 Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là bước cuối cùng của cuộc kiểm toán Trong giai đoạnnày, KTV tiến hành xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC liên quanđến chu trình mua hàng thanh toán tập hợp và đánh giá các bằng chứng thu thậpđược trong quá trình kiểm toán chu trình để đưa ra ý kiến về khoản mục của chutrình trên BCKT

a) Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC

KTV phải xem xét những sự kiện có thể dẫn đến việc yêu cầu khách hàngphải điều chỉnh hoặc phải thuyết minh trong BCTC vào thời điểm gần ngày kýBCKT và thiết kế những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế tối đa rủi rokiểm toán

Thủ tục nhằm xác nhận sự kiện này đối với chu trình mua hàng thanh toánthường gồm những bước sau:

Trang 36

- Xem xét lại các thủ tục do khách hàng áp dụng đối với chu trình nhằm bảođảm mọi sự kiện pháp sinh sau ngày khoá sổ kế toán đều được xác định;

- Xem xét các biên bản họp Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họpBan Giám đốc, biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng sau ngàykhoá sổ kế toán để tìm kiếm những sự kiện có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu của chutrình;

- Trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng để xác định những sự kiện liênquan đến chu trình mua hàng thanh toán xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán có ảnhhưởng trọng yếu đến BCTC

b) Đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc quá trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán,KTV phải quyết định liệu các bằng chứng đã thu thập được có đầy đủ và thích hợp

để đảm bảo cho kết luận là khoản thanh toán với người bán và hàng tồn kho trênBCTC được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, áp

dụng nhất quán với báo cáo của các năm trước hay không.

Việc đánh giá của KTV về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứngkiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào:

- Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của khoản mục thanh toánvới người bán, hàng tồn kho và các nghiệp vụ liên quan;

- Hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát đốivới chu trình;

- Kinh nghiệm của KTV về kiểm toán khoản mục của chu trình trong nhữnglần kiểm toán trước;

- Kết quả của các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót và gian lận đã đượcphát hiện;

- Nguồn gốc và độ tin cậy của tài liệu, thông tin

Sau khi đánh giá các bằng chứng đã thu thập được, KTV phải đưa ra ý kiếnrằng chỉ tiêu của chu trình mua hàng thanh toán trên BCTC có đảm bảo tính

Trang 37

trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu không, các mục tiêu của kiểmtoán có thoả mãn không Trường hợp có sai sót trọng yếu trong khoản mục củachu trình nhưng khách hàng chấp nhận bút toán điều chỉnh thì KTV sẽ đưa ra ýkiến chấp nhận toàn bộ đối với các khoản mục này trên BCTC Ngược lại, nếukhách hàng không chấp nhận bút toán điều chỉnh đối với khoản mục đó, kiểmtoán sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ trên BCKT đối với khoản mục của chu trình

c) Phát hành BCKT và Thư quản lý

Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, KTV đưa ra ý kiếnxác nhận về tính trung thực hợp lý của BCTC cũng như việc tuân thủ chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành trên BCKT Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán đối vớiBCTC đã được kiểm toán có thể là một trong bốn loại sau: ý kiến chấp nhận toànphần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến

Cùng với việc phát hành BCKT, KTV có thể phát hành Thư quản lý để đưa ranhững kiến nghị nhằm giúp khách hàng chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kếtoán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB Thư quản lý mô

tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của

Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, KTV vẫn phải có trách nhiệm xem xét các sựkiện có thể xảy ra sau khi phát hành BCKT đối với BCTC nói chung và khoản mục

của chu trình mua hàng thanh toán nói riêng Theo VSA số 560 - "Các sự kiện phát

sinh sau ngày khoá sổ kế toán, lập BCTC" thì KTV không bắt buộc phải áp dụng các

thủ tục hoặc phải xem xét những vấn đề có liên quan đến BCTC sau ngày ký BCKT.Tuy nhiên, khi KTV nhận thấy hoặc được doanh nghiệp thông báo rằng có sự kiệnxảy ra sau ngày ký BCKT có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì KTV phải cânnhắc có nên sửa lại BCKT hay không Trong trường hợp này KTV phải trao đổi vớiBan Giám đốc khách hàng và có biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụthể

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG- THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN

2.1 Tổng quan về Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán(AASC)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty dịch vụ tư vấn tài

chính kế toán và kiểm toán (AASC)

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đổi mới từ nền kinh tế tập trung sangnền kinh tế thị trường, ngày 13 tháng 5 năm 1991 Bộ Tài Chính ra Quyết định

số 164TC/QĐ/TCCB thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán tên giao dịch là

Accounting Service Company (ASC), là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc

lập, tự trang trải chi phí hoạt động bằng nguồn thu được từ các hoạt động dịch

vụ do khách hàng trả theo hợp đồng và có trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nướcnhư các doanh nghiệp khác ASC là một trong hai công ty kiểm toán được thànhlập sớm nhất tại Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực hoạt động mới

có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiệnnay

Trong thời gian đầu, Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kế toán Sauhai năm hoạt động ASC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Ngày 6tháng 9 năm 1993 thủ tướng chính phủ đã uỷ nhiệm cho Uỷ ban kế hoạch Nhànước ra công văn số 1798/UB/KHH bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên cho Công

ty Ngày 14 tháng 9 năm 1993 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 639/

TC-TCCB đổi tên Công ty thành: Công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm

toán - AASC đồng thời giao bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán cho Công ty.

Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đối vớicác dịch vụ tư vấn, kế toán, kiểm toán cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ Để đápứng nhu cầu đó, AASC cũng không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động nhanh

Trang 39

chóng với sự ra đời lần lượt của các Chi nhánh và Văn phòng đại diện Tháng3/1992, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và đếntháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, chi nhánh này tách ra khỏi AASC vàthành lập Công ty kiểm toán Sài Gòn (AFC) Tháng 03 năm 1997, Công tyquyết định thành lập lại văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh để đảmbảo yêu cầu hoạt động cho chi nhánh cũ đã tách ra kinh doanh độc lập Đếntháng 05 năm 1998, Công ty nâng cấp văn phòng đại diện thành chi nhánh Công

ty tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là chi nhánh lớn nhất của công ty

Hiện tại, trụ sở chính của Công ty đặt tại số 1 Lê Phụng Hiểu, Quận hoànKiếm, Hà nội với bốn chi nhánh tại Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,Vũng Tàu, Thanh Hoá

Hàng năm, Công ty dành một khoản chi phí tương đối lớn cho công tác đàotạo và bồi dưỡng nhân viên Nhờ đó, đội ngũ nhân lực của AASC lớn mạnhkhông ngừng cả về số lượng và chất lượng Nếu tại thời điểm thành lập, Công tychỉ có 8 cán bộ nhân viên, thì đến nay Công ty đã có hơn 300 cán bộ nhân viên

và cộng tác viên, trong đó 118 KTV được cấp chứng chỉ KTV nhà nước, 5 thẩmđịnh viên về giá, 35 tiến sĩ, thạc sĩ và nhiều cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ,chuyên gia đầu ngành về tài chính - kế toán - kiểm toán

Qua 15 năm phát triển, với những nỗ lực không ngừng của lãnh đạo cũngnhư tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

và Kiểm toán đã gặt hái được những thành tựu đáng tự hào, chiếm được lòng tincủa khách hàng bằng việc cung cấp những dịch vụ chuyên môn đảm bảo chấtlượng Đồng thời, với cương vị là công ty đầu ngành, AASC đã có những đónggóp đáng kể trong việc cộng tác với các công ty và tổ chức nước ngoài nhằmphát triển sự nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

Tháng 4 năm 2005, AASC chính thức trở thành Hội viên Hội KTV hànhnghề Việt Nam (VACPA) Tháng 7 năm 2005, AASC chính thức gia nhập Tổ

Trang 40

chức Kế toán và Kiểm toán quốc tế INPACT và trở thành đại diện của INPACTquốc tế tại Việt Nam.

Do những thành tích đã đạt được và những đóng góp của AASC đối vớiNgành Tài chính, Kế toán và Kiểm toán Việt nam, ngày 15/08/2001 - Chủ tịchnước đã có Quyết định số 586 KT/CT tặng thưởng Huân chương lao động Hạng

Ba cho AASC và ngày 27/07/2001 - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờ thi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân.AASC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kiểm toánđộc lập được Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao quý này

Hiện nay, AASC là công ty kiểm toán được Ủy ban chứng khoán nhà nướcchấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổchức phát hành và kinh doanh chứng khoán; được Ngân hàng Nhà nước ViệtNam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chứctín dụng; là một trong 4 công ty kiểm toán Việt Nam cùng với 4 công ty kiểmtoán quốc tế hoạt động tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tàitrợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triểnchâu Á (ADB) và các tổ chức khác

AASC đang chuẩn bị chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang

mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

2.1.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế

toán và Kiểm toán đã cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán,

tư vấn thuế… cho các khách hàng trên cả nước với doanh thu tăng trưởng khôngngừng Trong các loại hình dịch vụ, dịch vụ kiểm toán luôn là dịch vụ đem lạidoanh thu cao nhất cho Công ty Lợi nhuận của Công ty cũng tăng tương đối ổnđịnh qua các năm

Trên chặng đường phát triển của mình, AASC cũng gặp phải nhiều khókhăn, đó là sự xuất hiện của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước trong

Ngày đăng: 18/03/2013, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AASC, các tài liệu đào tạo nội bộ,2003 2. AASC, Chương trình kiểm toán Khác
4. Lý thuyết kiểm toán- GSTS Nguyễn Quang Quynh, Năm 2005- Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
5. Kiểm toán - Alvil A. Arens & Jame.Loebbeck, năm 2001, NXB Thống kê, 2001 Khác
7. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB, tài chính, 2002 Khác
8. Bộ tài chính, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Quyển I,II, III, IV, NXB Tài chính Khác
9. AASC, File kiểm toán của công ty ABC, XYZ, 2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tớnh hiệu lực: Cỏc nghiệp vụ mua hàng ghi sổ đều thực tế phỏt  - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
nh hiệu lực: Cỏc nghiệp vụ mua hàng ghi sổ đều thực tế phỏt (Trang 20)
-Lập bảng đối chiếu với ngõn hàng. - KSNB quỏ trỡnh tớnh toỏn  - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
p bảng đối chiếu với ngõn hàng. - KSNB quỏ trỡnh tớnh toỏn (Trang 22)
- Tớnh chớnh xỏc số học: Cỏc nghiệp vụ thanh toỏn được thanh  - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
nh chớnh xỏc số học: Cỏc nghiệp vụ thanh toỏn được thanh (Trang 22)
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006 - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006 (Trang 40)
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lý của Cụng ty - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lý của Cụng ty (Trang 40)
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006 - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của AASC trong giai đoạn 2001-2006 (Trang 40)
Bảng 2.4: Thụng tin cơ bản của khỏch hàng ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.4 Thụng tin cơ bản của khỏch hàng ABC (Trang 50)
Bảng 2.4: Thông tin cơ bản của khách hàng ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.4 Thông tin cơ bản của khách hàng ABC (Trang 50)
Bảng 2.5. Thụng tin cơ bản về khỏch hàng XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.5. Thụng tin cơ bản về khỏch hàng XYZ (Trang 55)
Bảng 2.5. Thông tin cơ bản về khách hàng XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.5. Thông tin cơ bản về khách hàng XYZ (Trang 55)
c, Hình thức kế toán  Nhật ký chung Nhật ký chứngtừ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
c Hình thức kế toán  Nhật ký chung Nhật ký chứngtừ (Trang 56)
Bảng 2.6: Đỏnh giỏ hệ thống KSNB về nhõn sự kế toỏn tại Cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.6 Đỏnh giỏ hệ thống KSNB về nhõn sự kế toỏn tại Cụng ty ABC (Trang 59)
Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại Công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.6 Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại Công ty ABC (Trang 59)
Bảng 2.7. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB của khoản phải trả và hàng tồn kho Cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.7. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB của khoản phải trả và hàng tồn kho Cụng ty ABC (Trang 60)
Bảng 2.9. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB của khoản phải trả - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.9. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB của khoản phải trả (Trang 62)
Bảng 2.8: Đỏnh giỏ hệ thống KSNB về nhõn sự kế toỏn tại XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.8 Đỏnh giỏ hệ thống KSNB về nhõn sự kế toỏn tại XYZ (Trang 62)
Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.8 Đánh giá hệ thống KSNB về nhân sự kế toán tại XYZ (Trang 62)
Bảng 2.10. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB về hàng tồn kho - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.10. Bảng đỏnh giỏ hệ thống KSNB về hàng tồn kho (Trang 63)
Bảng 2.10. Bảng đánh giá hệ thống KSNB về hàng tồn kho - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.10. Bảng đánh giá hệ thống KSNB về hàng tồn kho (Trang 63)
Bảng 2.12. Bảng ước lượng mức trọng yếu tại Cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.12. Bảng ước lượng mức trọng yếu tại Cụng ty ABC (Trang 65)
Bảng 2.11. Bảng quy định mức trọng yếu - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.11. Bảng quy định mức trọng yếu (Trang 65)
Bảng 2.12. Bảng ước lượng mức trọng yếu tại Công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.12. Bảng ước lượng mức trọng yếu tại Công ty ABC (Trang 65)
Bảng 2.11. Bảng quy định mức trọng yếu - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.11. Bảng quy định mức trọng yếu (Trang 65)
Sau đõy là bảng phõn bổ mức ước lượng về mức độ trọng yếu do KTV cụng ty AASC thực hiện đối với Cụng ty ABC. - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
au đõy là bảng phõn bổ mức ước lượng về mức độ trọng yếu do KTV cụng ty AASC thực hiện đối với Cụng ty ABC (Trang 66)
Bảng 2.13:  Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.13 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Trang 66)
Bảng 2.16. Phõn tớch tỷ suất thanh toỏn tại Cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.16. Phõn tớch tỷ suất thanh toỏn tại Cụng ty ABC (Trang 71)
Bảng 2.16. Phân tích tỷ suất thanh toán tại Công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.16. Phân tích tỷ suất thanh toán tại Công ty ABC (Trang 71)
Bảng 2.17. Biến động số dư TK 331,TK152,TK155 của cụng ty XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.17. Biến động số dư TK 331,TK152,TK155 của cụng ty XYZ (Trang 72)
Bảng 2.17.  Biến động số dư TK 331,TK152,TK155 của công ty XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.17. Biến động số dư TK 331,TK152,TK155 của công ty XYZ (Trang 72)
Bảng 2.19. Chương trỡnh kiểm toỏn hàng tồn kho Mục tiờu: - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.19. Chương trỡnh kiểm toỏn hàng tồn kho Mục tiờu: (Trang 78)
Bảng 2.19. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho  Mục tiêu: - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.19. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho Mục tiêu: (Trang 78)
Bảng 2.20. Thủ tục thử nghiệm kiểm soỏt tại ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.20. Thủ tục thử nghiệm kiểm soỏt tại ABC (Trang 83)
Bảng 2.20. Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.20. Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại ABC (Trang 83)
Bảng 2.21. Thủ tục thử nghiệm kiểm soỏt tại XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.21. Thủ tục thử nghiệm kiểm soỏt tại XYZ (Trang 84)
Bảng 2.21. Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.21. Thủ tục thử nghiệm kiểm soát tại XYZ (Trang 84)
Bảng 2.22: Trang xem xột đối ứng bất thường tại cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.22 Trang xem xột đối ứng bất thường tại cụng ty ABC (Trang 86)
Bảng 2.22: Trang xem xét đối ứng bất thường tại công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.22 Trang xem xét đối ứng bất thường tại công ty ABC (Trang 86)
Bảng 2.23: Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.23 Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Cụng ty ABC (Trang 87)
Bảng 2.24: Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Công ty XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.24 Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Công ty XYZ (Trang 87)
Bảng 2.23: Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.23 Trang tổng hợp kiểm tra chi tiết số dư Công ty ABC (Trang 87)
Bảng 2.25. Giấy làm việc KTV giai đoạn khẳng định số dư đối với khoản 331 của cụng ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.25. Giấy làm việc KTV giai đoạn khẳng định số dư đối với khoản 331 của cụng ty ABC (Trang 89)
Bảng 2.25. Giấy làm việc KTV giai đoạn khẳng định số dư đối với khoản 331  của công ty ABC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.25. Giấy làm việc KTV giai đoạn khẳng định số dư đối với khoản 331 của công ty ABC (Trang 89)
Bảng 2.27: Kiểm tra chi tiết số phỏt sinh (Cụng ty ABC) - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.27 Kiểm tra chi tiết số phỏt sinh (Cụng ty ABC) (Trang 92)
Bảng 2.27: Kiểm tra chi tiết số phát sinh (Công ty ABC) - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.27 Kiểm tra chi tiết số phát sinh (Công ty ABC) (Trang 92)
Bảng 2.28: Bảng kết quả bước kiểm tra chi tiết chu trỡnh khỏch hàng XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.28 Bảng kết quả bước kiểm tra chi tiết chu trỡnh khỏch hàng XYZ (Trang 93)
Bảng 2.28: Bảng kết quả bước kiểm tra chi tiết chu trình khách hàng XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.28 Bảng kết quả bước kiểm tra chi tiết chu trình khách hàng XYZ (Trang 93)
Bảng 2.29: Kiểm tra chọn mẫu cỏc nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.29 Kiểm tra chọn mẫu cỏc nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ (Trang 94)
Bảng 2.29:    Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.29 Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ (Trang 94)
Bảng 2.30: Đối chiếu số dư hàng tồn kho - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.30 Đối chiếu số dư hàng tồn kho (Trang 95)
Bảng 2.30: Đối chiếu số dư hàng tồn kho - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.30 Đối chiếu số dư hàng tồn kho (Trang 95)
Bảng 2.31: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho tài khoản 152(XYZ) - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.31 Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho tài khoản 152(XYZ) (Trang 96)
Bảng 2.31: Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho tài khoản 152(XYZ) - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.31 Kiểm tra chi tiết hàng tồn kho tài khoản 152(XYZ) (Trang 96)
Bảng 2.33: Bảng kết luận kiểm toán khoản mục 331 tại công ty XYZ - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Bảng 2.33 Bảng kết luận kiểm toán khoản mục 331 tại công ty XYZ (Trang 98)
Sơ đồ 2.34. Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán tại công ty AASC - 149 Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty DV Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán thực hiện
Sơ đồ 2.34. Sơ đồ khái quát quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán tại công ty AASC (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w