Bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc Bệnh LMLM là loại bệnh do Virút gây nên. Vi rút có sức đề kháng cao, nó có thể sống nhiều ngày, nhiều tháng ngoài môi trường, nhất là về mùa đông Những điều cần biết về :BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở GIA SÚC *Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh LMLM và phương thức lây lan trong thực tế như thế nào? *Đáp: Bệnh LMLM là loại bệnh do Virút gây nên. Vi rút có sức đề kháng cao, nó có thể sống nhiều ngày, nhiều tháng ngoài môi trường, nhất là về mùa đông. Bệnh có đặc tính là khả năng lây lan nhanh, mạnh, chỉ trong một thời gian ngắn bệnh có thể lây nhiễm từ nhà này sang nhà khác, từ vùng này sang vùng khác . Phương thức lây lan có thể là trực tiếp nhưng cũng có khi là gián tiếp. Ví dụ: Lây truyền trực tiếp qua nhốt chung giữa con khoẻ và con ốm, lây qua thức ăn, nước uống, qua dùng chung các dụng cụ chuồng nuôi. Còn phương thức lây gián tiếp như lây qua vật chủ chung gian, côn trùng, chim, chuột, ruồi, muỗi hoặc có thể lây ngay qua người chăn nuôi khi cho ăn, dọn chuồng có con vật ốm. * Hỏi: Bệnh LMLM thường xảy ra ở mùa nào? * Đáp: bệnh do virút gây nên do vậy bệnh có thể xảy ra quanh năm song trên thực tế những năm gần đây bệnh thường xảy ra nhiều ở thời gian trước và sau tết Nguyên đán (khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau). Nhất là khi thời tiết có nhiệt độ thấp sau chuyển sang mưa phùn kéo dài do vậy người chăn nuôi cần chú ý thời điểm này để phát hiện bệnh. Đặc biệt trước, trong và sau những ngày mưa rầm, mưa phùn. * Hỏi: Những dấu hiệu thể hiện bệnh LMLM ở trâu, bò, lợn như thế nào? Khi nào thì coi đó là bệnh LMLM? * Đáp: Bệnh LMLM xảy ra ở trâu, bò, lợn, thường có các triệu chứng cơ bản như sau: Con vật đang bình thường thấy hiện tượng bỏ ăn hoặc kém ăn, thân nhiệt tăng, một vài ngày thấy con vật đi khập khiễng, đây là những dấu hiệu đầu tiên. Khi nhìn vào vành móng thâý có những mụn đỏ li ti, dần dần xuất hiện các mụn nước, mụn nước có thể lan xuống khắp vành móng, kẽ móng dẫn đến hiện tượng tụt móng lúc nào không biết (đối với lợn rất dễ tụt móng, nhất là ở lợn con). Một điển hình nữa là quan sát thấy ở mõm và trong miệng con vật cũng có những mụn nước, mụn nước to dần lên làm cho con vật đau, khó chịu, ăn uống càng giảm, nhiều con bỏ ăn ở giai đoạn này, kiểm tra thân nhiệt thấy con vật sốt cao, gầy sút nhanh, đặc biệt con vật rất lười vận động Đối với trâu, bò còn có hiện tượng chảy nước dãi nhiều, đây cũng là một điển hình, nươc dãi thường trắng như bọt xà phòng và chảy thành dòng. Trong miệng nhiều mụn nước bị dập nát gây nhiễm trùng làm cho trâu bò không nhai lại được. Khi người chăn nuôi phát hiện thấy trâu, bò có những biểu hiện như trên thì có thể coi đó là bệnh LMLM cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để có biện pháp phòng trị kịp thời. * Hỏi: Những biện pháp cơ bản để phòng chống bệnh LMLM ? Khi trâu bò, lợn đã bị bệnh thì giải quyết như thế nào? * Đáp: Để phòng chống bệnh LMLM có hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng , vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả, cống rãnh thoát nước nơi công cộng để chủ động ngăn chặn mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng cho con vật. Khi thấy xuất hiện bệnh, cần cách ly ngay con vật để điều trị, không được bán chạy hoặc giết mổ bừa bãi. Đối với trâu, bò dừng ngay việc chăn thả, để trâu, bò ở nhà để điều trị. Sát trùng chuồng trại bằng các loại thuôc sát trùng như Halamít, Vikol, BKA, Biocid. Dùng vôi bột rắc xung quanh chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, đường có trâu bò đi qua. Nên sát trùng trên diện rộng cả khu vưc chuồng nuôi và hệ thống cống rãnh. Đối với những con vật bệnh dùng thuốc sát trùng, nước muối, nước chanh, khế chua…. để rửa vết thương sau đó báo cho cán bộ thú y để được điều trị kịp thời. Trường hợp gia súc chết phải được xử lý đúng quy định, tránh lây nhiễm ra xung quanh. Để chủ động phòng bệnh phải thực hiện việc tiêm phòng vác xin LMLM theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. * Hỏi : Khả năng gây ô nhiễm môi trường khi trâu, bò, lợn mắc bệnh LMLM như thế nào? Thời gian vi rút ở cơ thể con vật đào thải ra ngoài môi trường là bao lâu? * Đáp: Tuỳ theo mưc độ bị nhiễm bệnh LMLM ở trâu, bò, lợn mà con vật trở thành gia súc mang trùng. Lợn thường đào thải một lượng vi rút rất lớn nên ít mang trùng còn trâu, bò thường là loài mang trùng lâu hơn. Khi con vật đang bệnh nặng là lúc chúng bài xuất vi rút ra ngoài môi trường nhiều nhất, chính vì vậy trong giai đoạn này cần áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc là có hiệu quả nhất để tiêu diệt mầm bệnh. Nguồn dongtamxanh.com . điều cần biết về :BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) Ở GIA SÚC *Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh LMLM và phương thức lây lan trong thực tế như thế nào? *Đáp: Bệnh LMLM là loại bệnh do Virút gây. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc Bệnh LMLM là loại bệnh do Virút gây nên. Vi rút có sức đề kháng cao, nó có thể sống. nào? Thời gian vi rút ở cơ thể con vật đào thải ra ngoài môi trường là bao lâu? * Đáp: Tuỳ theo mưc độ bị nhiễm bệnh LMLM ở trâu, bò, lợn mà con vật trở thành gia súc mang trùng. Lợn thường