Ngoại KST ở trâu bò và các biện pháp phòng trị giả: minhminhvet Trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay các bệnh ký sinh trùng đường máu thường xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do ngoại ký sinh trùng, các loài ve, mòng, rận là trung gian truyền bệnh gây lên. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không nhận biết được nguyên nhân này chỉ đơn giản nghĩ rằng các loài côn trùng này đốt chỉ gây nên các biểu hiện ngoài da do vậy không có biện pháp phòng trị tích cực. Bài viết này chúng tôi xin nêu về tác hại của các loài con trùng nêu trên, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trị để giúp người chăn nuôi chủ động phòng bệnh cho trâu, bò. Các loài ve và rận là những côn trùng ký sinh phổ biến ở ngoài da, hút máu và truyền một số bệnh cho trâu, bò. Ve và rận phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam đã phát hiện được 42 loài ve thuộc họ ve cứng bao gồm một số loài phổ biến, phân bố rộng ở hầu hết các vùng sinh thái. Rận có hai nhóm gồm nhóm rận hút máu mới chỉ phát hiện một loài ký sinh ở bò. Còn nhóm rận ăn lông đã phát hiện được 3 loài ký sinh trên bò. Ve và rận ký sinh đều gây hại phổ biến cho trâu bò nước ta. Về đặc điểm sinh học - Ve: Ve trưởng thành ký sinh và hút máu bò để phát triển và sinh sản. Ve cái sau khi giao phối với ve đực sẽ rời khỏi bò, đẻ trứng ở môi trường tự nhiên. Trứng sau một thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc loài ve sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng phát triển thành trĩ trùng và trĩ trùng bám vào bò là vật chủ cuối cùng để phát triển thành ve trưởng thành. Thời gian phát triển vòng đời tuỳ thuộc vào loài ve, có loài chỉ cần vài tháng song có loài kéo dài 1 - 1,5 năm. - Rận hút máu: Rận cái trưởng thành ký sinh ở trâu bò sau khi giao phối, đẻ trứng trên những chiếc lông của bò, mỗi rận cái đẻ khoảng 24 trứng. Trứng sẽ nở thành ấu trùng sau 9 - 19 ngày ở nhiệt độ ấm áp (27,50C), sau đó phát triển thành rận trưởng thành. Thời gian từ trứng phát triển đến trưởng thành của rận cần 28 ngày. - Rận ăn lông: trưởng thành sống ký sinh trên da lông của trâu bò. Sau khi giao phối, rận cái đẻ trứng trên lông trâu bò, mỗi rận cái đẻ 13 trứng. Trứng nở thành ấu trùng sau 7 - 10 ngày, phát triển đến giai đoạn trưởng thành khoảng 29 ngày. Rận sống và phát triển nhờ ăn lông của trâu bò. Tác hại - Các loài ve và loài rận đều sống và phát triển nhờ hút máu trâu bò, làm cho trâu bò suy nhược, thiếu máu. - Các loài ve còn truyền một số bệnh quan trọng cho bò như tiên mao trùng, lê dạng trùng, biên trùng, thê lê trùng và một số bệnh nguy hiểm khác gây ra do virus như bệnh viêm màng não, bệnh sốt phát ban. - Ve và các loài rận còn làm cho trâu bò ngứa mẩn không yên tĩnh, giảm tăng trọng và giảm tiết sữa. Điều kiện lây truyền - Ve và rận ký sinh không những ở trâu bò mà cũng thấy ở hầu hết các động vật nhai lại như dê, cừu, hươu, nai - Ve và rận lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. - Các tháng nóng ẩm trong năm là điều kiện thuận lợi cho ve và rận phát triển và lây truyền trong đàn trâu bò. - Điều kiện dễ lây truyền là trong gia đình hay sử dụng các loại cây, hoa quả có mùi thơm ngọt như các loài mít, rứa, mía, vải, nhãn Các biện pháp phòng trị ve, rận. - Định kỳ dùng các loại thuốc diệt ve cho đàn trâu bò (đặc biệt đối với bò, bò sữa) dùng một trong các thuốc sau: - Hanmectin – 25: 4ml/50kgTT tiêm dưới da - Hanmectin – 50: 2ml/50kgTT tiêm dưới da - Hantox spray: Thuốc chứa trong lọ nhựa 300ml có thể xịt cho bò vào nơi có nhiều ve như gốc đuôi, nách, tai Không xịt thuốc vào mắt, mũi bò vì sẽ gây độc. - Hantox 200: là dung dịch trong khi pha với nước có màu trắng sữa. Thuốc diệt được ve, ghẻ, rận, bọ nhảy, bọ mạt, ruồi, muỗi, kiến, gián . - Liều dùng và cách sử dụng pha với nước theo tỷ lệ 1 lọ Hantox-200 loại 50ml pha với 10 - 20 lít nước. Sau đó phun hoặc xoa ngoài da cho súc vật. Chú ý không để thuốc vào mắt và miệng súc vật. - Định kỳ: Dùng liên tục 3-4 tuần lễ. Mỗi tuần dùng một lần - Luân phiên chăn thả bò trên các bãi chăn. - Trong hệ thống chuồng nuôi cần tạo sự thông thoáng, không nên để nhiều khoảng tối để ve, rận và các loài côn trùng khác phát triển. - Định kỳ phun phòng và tẩy uế chuồng trại, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thực hiện tốt việc ủ phân - Khi sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều đường cần nhanh chóng sử lý (bã mía, vỏ rứa, vỏ mít, vải, nhãn) không để các loài côn trùng kéo đến. Tổng hợp: Internet . Ngoại KST ở trâu bò và các biện pháp phòng trị giả: minhminhvet Trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay các bệnh ký sinh trùng đường máu thường xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do ngoại. chủ động phòng bệnh cho trâu, bò. Các loài ve và rận là những côn trùng ký sinh phổ biến ở ngoài da, hút máu và truyền một số bệnh cho trâu, bò. Ve và rận phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước. nên các biểu hiện ngoài da do vậy không có biện pháp phòng trị tích cực. Bài viết này chúng tôi xin nêu về tác hại của các loài con trùng nêu trên, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng trị