Các bệnhthườnggặpởTrâu Bò
Vấn đề nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng, không còn
dừng ở mức độ lấy công làm lời nữa, mà phải tính toán kinh tế
hơn. Trong đó bệnh cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến
vấn đề kinh tế. Tàiliệu dưới đây là sưu tầm và tốn hợp lại có thể nhận diên và cách
trị bệnh thông thường
Bệnh viêm vú
NGUYÊN NHÂN: Do nhiễm khuẩn qua các tổn thươngở bầu vú và núm vú, chủ yếu là
do nhiễm các vi khuẩn : Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, E.Coli. Nấm Cida
albicans cũng gặp trong nhiều trường hợp viêm tuyến sữa. Bệnh cũng có thể do kế phát
từ cácbệnh viêm âm đạo, tử cung.
TRIỆU CHỨNG:
- Viêm vú thể tương mạc: Vú bị sưng ở một thuỳ hay toàn bộ do vi khuẩn phát triển
thành cácổ viêm. Con vật có phản ứng đau khi ấn mạnh tay vào bầu vú. Lượng sữa giảm
rõ rệt ở thuỳ bị sưng. Khi bệnh lan rộng trong tuyến sữa sẽ thấy sữa loãng và có những
hạt lổn nhổn.
- Viêm vú thể cata: Tế bào thượng bì biến dạng và bị tróc ra. Ổ viêm có dịch thẩm xuất,
dịch này cùng với bạch cầu tạo ra một màng phủ trên niêm mạc đường tiết sữa. Khi vắt
sữa màng này có thể tróc ra, lẫn vào trong sữa, tạo ra cặn sữa hoặc cục sữa vón. Đôi khi
cặn sữa này làm tắc ống dẫn sữa. Bình thường thể viêm cata ít làm cho bầu vú sưng,
nhưng làm cho núm vú to thêm do biểu bì dầy lên. Kiểm tra bằng tay sẽ thấy đầu vú và
tuyến vú có những cục mềm bên trong.
- Viêm vú có mủ: Các vi khuẩn gây mủ tạo ra cácổ viêm lan tràn trong tuyến vú nên bể
sữa, ống tiết sữa đều chứa mủ và dịch thẩm xuất. Con vật thể hiện triệu chứng toàn thân,
sốt cao 40- 41oC, mệt mỏi, kém ăn. Bầu vú và núm vú sưng đỏ từng thuỳ hay toàn bộ. Sờ
tay thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau. Lượng sữa giảm hay ngưng hẳn. Sữa
loãng, có màu hồng do sung huyết và xuất huyết tuyến sữa, sau đó sữa có lẫn các cục sữa
vón và dịch mủ, màu vàng hay vàng nhạt.
Qua thời kỳ cấp tính bầu vú giảm hiện tượng sưng đỏ, giảm đau nhưng lượng sữa vẫn ít
và loãng có các cặn mủ và nhớt, màu vàng nhạt.
- Viêm vú có máu: Các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết và tụ huyết. Bệnhthườngở
thể cấp tính, sốt cao 40- 41oC kéo dài hàng tuần, mệt mỏi và kém ăn. Bầu vú sưng to một
bên hoặc toàn thể. Trên bầu vú có từng đám tụ huyết màu đỏ sẫm. Con vật đau đớn khi ta
ấn tay vào bầu vú. Lượng sữa giảm hoặc ngưng. Sữa loãng có màu hồng, có khi loãng
như máu do xuất huyết trong tuyến sữa. Bệnh tiến triển nhanh, biến chứng thườnggặp là
nhiễm trùng huyết và súc vật bệnh sẽ chết sau 7-9 ngày.
Có thể tóm tắt để chẩn đoán bốn thể viêm vú như sau :
- Viêm vú thể tương mạc: sốt nhẹ, sữa loãng, có vón nhẹ lổn nhổn.
- Viêm vú cata: tế bào thượng bì tuyến vú biến dạng, tróc ra, sữa loãng có cặn, sốt nhẹ
hoặc không sốt.
- Viêm vú có mủ: bầu vú sưng đỏ đau, sốt cao, sữa có mủ.
- Viêm vú có máu: bầu vú sưng có tụ huyết, sốt cao, sữa có máu.
PHÒNG BỆNH:
- Vệ sinh chuồng trại và rửa sạch bầu vú sau khi vắt sữa và hai chân sau bằng dung dịch
Vimekon 1/200.
- Khi vắt sữa phải thao tác nhanh, không để tồn đọng sữa trong bầu vú.
- Dụng cụ vắt sữa phải cọ rữa sát trùng hàng ngày, tay người vắt sữa phải bảo đảm vệ
sinh.
ĐIỀU TRỊ:
- Vắt cạn sữa sữa vú viêm, chườm nóng kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm
dần.
- Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3 –5 ngày.
+ Ampiseptryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Marbovitryl : 1ml/10 kg thể trọng.
+ Penstrep: 1ml/20kg thể trọng
+ Vime-sone : 1ml/10kg thể trọng
- Kết hợp với thuốc kháng viêm như Ketovet 1ml/16kg thể trọng hoặc Dexa VMD liều
1ml/20 kg P.
Bệnh ghẻ
NGUYÊN NHÂN:
Trâu, bò, dê thường mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei, Pseuroptes natalensis và
Chorioptes.
TRIỆU CHỨNG:Ghẻ ký sinh và gây ra các đường rãnh trong biểu bì, phá hoại mặt da,
gây ngứa mẩn, con vật luôn cọ xát da vào tường và các gốc cây, tạo ra các vết xây xát
trên da, làm rụng lông. Trên da nổi mụn đỏ từng đám, mọng nước, tập trung ở những chỗ
da mềm như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Bệnh nặng, các đám da mẩn đỏ có ở hầu hết
trên mặt da. Chỗ da ghẻ bị sần sùi và rụng trụi lông.
Trâu bò bị nhiễm trùng thứ phát thường có các mụn mủ trên mặt da. Các mụn mủ vỡ ra,
chảy mủ và dịch vàng, tạo ra các vùng lở loét, sau đó sẽ đóng vảy khô màu nâu và lan
sang các mụn loét khác. Một số trâubò bị biến chứng viêm loét vùng vú, dịch hoàn, và
viêm tai.
Ở thỏ thường thấy loại ghẻ tai do loài Psoroptes gây ra. Thỏ con theo mẹ và thỏ 1-2 tháng
tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng. Từ hai tháng tuổi trở
đi bệnh mới phát triển nhanh, thỏ ngứa, rụng lông và đóng vảy. Thỏ ngứa lấy hai chân
trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh,
hai chân trước vẫy vẫy. Ởcác điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp
trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng
gây viêm da.
PHÒNG BỆNH:
-Tắm chải gia súc hàng ngày.
- Vệ sinh bãi chăn và chuồng nuôi. Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng và tiêu độc chuổng
trại định kỳ hàng tháng.
- Kiểm tra thường xuyên đàn gia súc để phát hiện cách ly và điều trị kịp thời.
ĐIỀU TRỊ:
- Tắm chải sạch sẽ ,cọ sạch các vảy ghẻ, để ráo nước, bôi mỡ ghẻ vào chỗ da ghẻ, cách
một ngày bôi một lần.
- Tiêm Vimectin: 1ml/ 15kg thể trọng đễ diệt cái ghẻ
- Tiêm Penstrep –suspension 1ml/20kg hoặc Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng để phòng
nhiễm trùng da
- Cho uống thêm BiotinH AD hoặc tiêm Poly AD để tổn thương da mau hồi phục.
Hội chứng tiêu chảy
NGUYÊN NHÂN:Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé non dưới 6 tháng tuổi và vào mùa mưa
ẩm làm bãi chăn, chuồng trại bị ô nhiễm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân: Do nhiễm
vi khuẩn gây viêm ruột, nhiễm virus (thường là virus Parvo ở bê non), do ký sinh trùng
(giun đũa, sán lá gan), do thức ăn nhiều đạm nhiều béo hoặc thức ăn ôi mốc.
TRIỆU CHỨNG:Gia súc uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại sau đó ỉa
lỏng, đầu tiên phân sệt sau đó vài ngày sau ỉa chảy nặng phân chỉ là dịch màu xám xanh,
xám vàng có mùi tanh, vật bệnh bị mất nước nhanh, da nhăn nheo. Trường hợp nặng gia
súc bị xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc lầy nhầy
PHÒNG BỆNH: -Vệ sinh thức ăn nước uống và định kỳ tiêu độc chuổng trại bãi chăn thả
bằng Vimekon 1/200.
- Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin và Vime-Fasci mỗi năm
2 lần.
-Tiêm Vimekat định kỳ để gia tăng thể lực, tăng sức đề kháng bệnh tật .
ĐIỀU TRỊ:
- Cần kiểm tra lại nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay thức ăn để
có biện pháp điều trị thích hợp. Trước mắt:
- Cách ly con bệnh, cho ăn nhẹ, giảm lượng rơm cỏ, cho ăn thêm cháo gạo, vệ sinh
chuồng trại.
- Cho uống tự do Veme - Electrolyte 1g/4 lít nước để bù nước và cân bằng chất điện giải.
Nếu tiêu chảy nặng cần truyền nước sinh lý để chống mất nước.
- Nếu tiêu chảy phân hôi thối hoặc lẫn máu cần tiêm vitamin K 1ml/20kg trọng lượng để
cầm máu và Marbovitryl 1ml/10kg trọng lượng để phòng nhiễm trùng kế phát và tiêm
Poly AD 1ml/20kg thể trọng giúp hồi phục niêm mạc ruột bị tổn thương.
Bệnh chướng hơi
NGUYÊN NHÂN:Do trâu, bò, dê ăn nhiều cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn
quá chua, mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột
TRIỆU CHỨNG:Gia súc bệnh biếng ăn, không nhai lại, bụng căng lên do tích hơi, vật
khó thở. Nếu bệnh nặng, con vật không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi đạp, bí
đái ỉa.
PHÒNG BỆNH:- Chú ý nguồn thức ăn của trâu bò.
ĐIỀU TRỊ:Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà dùng một trong các biện pháp sau:
- Cho đứng chỗ dốc, đầu hường về trên dùng rơm khô hay muối rang bọc giẻ chà xát
mạnh lên hông trái và hai bên sườn.
- Lấy 20 nhánh tỏi + 10 lá trầu + 01 chén than củi giã nát, pha với 1 - 2 lít nước dưa cải
chua cho bò uống.
- Chích dưới da Pilocarpine 3% từ 6 - 10ml/lần/ ngày, liên tục 2 - 3 ngày.
- Cho uống 50gr muối bicarbonat Na (thuốc tiêu mặn) pha với 2 - 3 lít nước ấm.
Trường hợp bị chướng hơi quá nặng (bò có thể chết), phải cấp cứu bằng cách luồng ống
thông vào dạ cỏ qua đường miệng –thực quản hoặc chọc troca vào lõm hông trái (cho hơi
thoát ra từ từ) để bò nơi thoáng mát và chích thuốc trợ sức, cho ăn cháo gạo loãng có pha
chút muối.
B nh giun đd aệ ũ
NGUYÊN NHÂN:Bệnh do giun đũa Toxocara gây ra, thường xảy ra ở bê, nghé dưới 2
tháng tuổi, bò trưởng thành không nhiễm do có sự đề kháng tự nhiên, ở dê có cả ở con
nhỏ và con trưởng thành. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá do nuốt phải trứng giun.
Bê, nghé có thể nhiễm giun đũa từ con mẹ qua nhau thai từ khi là bào thai.
TRIỆU CHỨNG:Bê nghé bệnh có dáng đi lù đù, chậm chạp, lưng cong, đuôi cụp, lông
xù. Bệnh nặng con vật nằm một chỗ, thở yếu, nằm ngửa, giãy giụa, đập chân lên phía
bụng. Phân lỏng màu trắng mùi rất thối, gầy yếu, có triệu chứng thần kinh, bê nghé gầy
sút nhanh thường chết từ 7 - 16 ngày sau khi phát bệnh.
Ấu trùng giun đi qua phổi có thể gây tụ huyết hay viêm phổi. Có thể thấy mụn nước hay
mụn mủ ngoài da về sau đóng vẩy. Giun sống nhiều trong ruột có thể gây tắt ruột, tắt ống
dẫn mật, ống tuyến tuỵ, đôi khi lồng ruột.
Khi con vật sốt cao do bệnh khác, giun có thể trườn lên dạ dày, thực quản, miệng hoặc từ
yết hầu vào thanh quản, khí quản, phổi gây ngạt thở.
PHÒNG BỆNH:
Xổ lãi cho bê nghé ở vùng có bệnh lúc 20 ngày tuổi hoặc một tháng tuổi bằng Vemectin
hoặc Levavet.
Chuồng trại sạch sẽ khô ráo, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ủ phân diệt trứng giun trước
khi sử dụng làm phân bón cây trồng. Rơm cỏ phải xử lý ngâm dung dịch Vimekon hoặc
thuốc tím 1/1000 để diệt trứng giun.
ĐIỀU TRỊ:
Tiêm thuốc tẩy trừ giun bằng 1 trong 2 loại sau: - Levavet : 1ml/15 kg thể trọng.
- Vemectin: 1ml/ 15kg thể trọng.
Kết hợp các loại thuốc trợ sức giúp tăng cường sức đề kháng như Vitamin C, B.complex,
Poly AD.
. Các bệnh thường gặp ở Trâu Bò
Vấn đề nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng, không còn
dừng ở mức độ lấy công làm lời nữa,. đó bệnh cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến
vấn đề kinh tế. Tài liệu dưới đây là sưu tầm và tốn hợp lại có thể nhận diên và cách
trị bệnh thông thường
Bệnh