Thoái hóa đất và mối quan hệ giữa thoái hóa đất với xói mòn đất? Thoái hoá đất đai là dấu hiệu chung của sự suy giảm nhất thời hoặc thường xuyên khả năng sản xuất của đất đai (UNEP, 1992). Hoặc có thể định nghĩa thoái hóa đất là những quá trình thay đổi các tính chất lý-hóa-sinh học của đất dẫn đến đất giảm ( hoặc mất ) khả năng thực hiện các chức năng của mình. Xói mòn được định nghĩa như là sự mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm các quá trình sạt lở do trọng lực (Rattan Lai,1990). Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan. Thoái hóa đất đai có thể được xem là sự mất khả năng sản xuất hiện tại hoặc tiềm tàng của đất do tác động của các tác nhân tự nhiên hoặc con người; đó là sự giảm chất lượng đất hoặc giảm khả năng sản xuất của nó. Một trong những quá trình quan trọng là sự xói mòn 1 Xói mòn đến các loại hình thoái hóa đất Xói mòn phá hủy cấu trúc đất, làm các hạt đất rời rạc, làm mất mùn và chất dinh dưỡng độ xốp giảm xuống, dung trọng và độ chặt tăng lên. (đất bị thoái hóa). Gây ảnh hưởng đến đời sống của vsv, cũng như sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Xói mòn gây sự sụp lún đất Xói mòn làm rửa trôi mùn và keo đất CEC giảm. Rửa trôi Ca 2+, Mg 2+ đất chua CEC giảm, V% giảm. (đất bị thoái hóa). 1) Xói mòn đất do nước: Sự di chuyển các hạt đất do tác động của nước. Xói mòn do nước bao gồm xói mòn mặt (một lớp đất mỏng trên bề mặt bị mất đi), xói mòn rãnh (tạo thành các rãnh nhỏ trên mặt đất) hoặc xói mòn mương máng (tạo thành khe rộng như sông, suối). Một đặc trưng quan trọng của xói mòn do nước là sự di chuyển chọn lọc cấp hạt mịn hơn và phì nhiêu hơn của đất. Ảnh hưởng xa của xói mòn do nước xuất hiện thông qua sự thay đổi về chế độ nước bao gồm sự giảm chất lượng nước, sự lắng đọng dưới đáy sông và hồ chứa nước. Ảnh hưởng xa chủ yếu của xói mòn do gió là sử thổi bay và lắng đọng cát. (2) Xói mòn đất do gió: Sự di chuyển các hạt đất do tác động của gió. Thường thì kiểu xói mòn này là xói mòn mặt, một lớp mỏng trên mặt đất bị bào mòn, nhưng đôi khi tác động của gió có thể khoét thành hố sâu hoắm và những đặc trưng khác. Xói mòn do gió hầu hết xảy ra với các hạt cát trung bình và cát mịn. Gió làm tách rời những phần tử nhỏ từ các hạt hoặc cục đất, sau đó lôi cuốn các hạt này theo gió và tạo ra sức va đập mài mòn lớn hơn và cuốn đi xa làm mất đất, mât cấu trúc đất, và làm thay đổi tính chất lý – hóa – sinh của đất (làm đất thoái hóa) giống như xói mòn do nước. Xói mòn làm đất bị phá vỡ cấu trúc. Nguyên nhân chính của quá trình này là việc lạm dụng cơ giới trong khai hoang và canh tác không bảo vệ đất. Bên cạnh đó hạt mưa va đập vào các hạt đất, sự rửa trôi mùn và canxi, hoạt động sinh dưỡng của vi sinh vật cũng khiến đất bị suy giảm cấu trúc. Đất bị cày xới, rửa trôi chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, mất cấu trúc sẽ làm cho độ xốp giảm xuống, dung trọng và độ chặt tăng lên. • Bạc màu hóa học Các hạt keo màu mỡ và vi đoàn lạp rất dễ bị rửa trôi, hơn nữa chúng chứa rất nhiều hữu cơ-khoáng và đạm nên khi đất mất cấu trúc cũng đi đôi với thất thoát đạm và chất hữu cơ > giảm độ phì nhiêu của đất. Xói mòn, Rữa trôi để lại những hậu quả sau: - Suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng như N, P, K, Ca, Mg, và một số nguyên tố vi lượng. - Tăng độ chua và khả năng cố định lân ở tầng mặt. Tạo ra loại đất có tpcg nhẹ, nghèo dinh dưỡng, CEC thấp ở tầng mặt, đồng thời chặt bí, kết von, khả năng thấm nước kém ở tầng dưới. (3) Sự suy giảm độ phì nhiêu của đất: Sự thoái hoá các đặc tính vật lý, sinh học và hoá học của đất dẫn đến khả năng sản xuất của đất bị suy giảm như: + Sự suy giảm chất hữu cơ của đất cùng với sự suy giảm hoạt tính sinh học của đất + Sự thoái hoá các đặc tính vật lý của đất do chất hữu cơ của đất bị mất đi (cấu trúc đất, tính thoáng khí và khả năng giữ nước của đất có thể bị ảnh hưởng). + Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng dẫn đến thiếu, hoặc đạt đến mức độ gây độc của các chất dinh dưỡng đối với sinh trưởng của cây trồng. + Tích luỹ các chất độc ví dụ như sự tích luỹ các chất gây ô nhiễm, sử dụng phân bón không đúng. (4) Sự úng nước và nén dẽ: Sự úng nước được gây ra do sự nâng cao của nuớc ngầm đến gần mặt đất hoặc do tiêu nước mặt chưa đủ, thường diễn ra do quản lý tưới kém. Do úng nước, nước bão hoà vùng dễ dẫn đến sự thiếu oxy. (5) Sự tăng lên của nồng độ muối: Loại này có thể hoặc là sự mặn hoá - sự tăng của muối trong dung dịch đất hoặc là sự kiềm hoá (sodication) - sự tăng cation Na + trên các hạt đất. Sự mặn hoá thường xuất hiện cùng với quản lý tưới kém. Hầu hết sự kiềm hoá có xu hướng xuất hiện một cách tự nhiên. Các vùng có mực nước ngầm thay đổi thất thường có thể dễ xảy ra sự kiềm hoá. (6) Sự lắng đọng hoặc “sự chôn vùi đất”: Loại này có thể xảy ra khi ngập lụt, lúc này lớp đất phì nhiêu bị chôn vùi dưới một lớp cặn lắng kém phì nhiêu hơn; hoặc có thể xảy ra do gió thổi làm cho cát có thể tràn ngập các đồng cỏ; hoặc có thể là các thảm hoạ khác ví dụ như sự phun núi lửa. Ngoài những loại thoái hoá đất chủ yếu trên còn tồn tại những loại thoái hoá đất đai thông thường khác như: (7) Sự hạ thấp mực nước ngầm: Loại này thường xuất hiện khi khai thác nước ngầm vượt quá khả năng hồi phục tự nhiên. (8) Sự suy giảm mật độ che phủ của thảm thực vật: Thảm thực vật có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện. Nó có tác dụng bảo vệ đất khỏi xói mòn do gió và nước và cung cấp chất hữu cơ để duy trì các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Rễ cây có tác dụng duy trì cấu trúc và cải thiện tính thấm nước của đất. Mất sự che phủ của thực vật thường diễn ra do tác động của con người: Ví dụ, phá rừng, thoái hoá rừng, thoái hoá các bãi chăn thả (đồng cỏ). (9) Quá trình hình thành đá ong và kết von: Loại thoái hoá này thường xuất hiện cùng với sự xói mòn đất mãnh liệt làm trơ đá ra ngoài. (10) Sa mạc hóa Mặc dù tách riêng các loại thoái hóa đất đai, nhưng trong thực tế các loại thoái hoá kể trên có tác động lẫn nhau. Ví dụ, gió mạnh thường xuất hiện trước một cơn bão, vì vậy xói mòn do gió và xói mòn do nước có thể xảy ra trong cùng một trường hợp. Ngoài ra, một loại đất đã diễn ra một loại thoái hóa đất đai nào đấy thì nó rất dễ tiếp tục bị thoái hóa hơn những loại đất khác giống nó về mọi mặt nhưng chưa bị thoái hóa. Bảng 3.4. Thiệt hại do sa mạc hoá, xói mòn do gió và xói mòn do nước (Eswaran và Reich, 1998). Ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, bán ẩm ướt diện tích thoái hoá (triệu km 2 ) được tính theo định nghĩa của UNEP. Ước tính diện tích đất xói mòn do nước bao gồm cả vùng ẩm ướt. Tính khốc liệt Sa mạc hoá Xói mòn do nước Xói mòn do gió Thấp 14,653 17,331 9,250 Trung bình 13,668 15,373 6,308 Cao 7,135 10,970 7,795 Rất cao 7,863 12,196 9,320 Tổng số 43,319 55,870 32,373 thoái hóa đến xói mòn đất Khi đất bị thoái hóa thay đổi các tính chất lý – hóa – sinh học đất, cụ thể như trên đất có kết cấu xấu, CEC thấp nguy cơ rửa trôi, xói mòn cao. Đất thoái hóa mất Ca 2+ , Mg 2+ thì làm cho đất bị chua, giảm khả năng hoạt động cho vi sinh vật hoạt động, tạo liên kết với các axit mùn yếu => bị rửa trôi, xói mòn. - Sự suy thoái về cấu trúc đất khả năng thấm giữ nước giảm dần,sức chứa ẩm đồng ruộng bị thu hẹp đất dễ khô hạn xói mòn diễn ra mạnh hơn. Xói mòn, Rữa trôi để lại những hậu quả sau: Suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng như N, P, K, Ca, Mg, và một số nguyên tố vi lượng. - Tăng độ chua và khả năng cố định lân ở tầng mặt. Tạo ra loại đất có tpcg nhẹ, nghèo dinh dưỡng, CEC thấp ở tầng mặt, đồng thời chặt bí, kết von, khả năng thấm nước kém ở tầng dưới. - Đất mất cấu trúc thất thoát dinh dưỡng và chất hữu cơ làm nguy cơ xói mòn tăng. - Sự úng thủy và yếm khí trong đất tích lũy nhiều chất hữu cơ nhưng chất lượng mùn kém, phân giải nhiều chất hữu cơ, nhiều axit hữu cơ làm đất chua, nghèo Ca 2+ ,Mg 2+ và vi lượng tăng nguy cơ xói mòn. - Đất chua: nghèo các cation kiềm và kiềm thổ, ảnh hưởng tới sự ngưng tụ của keo đất, giảm CEC và V% tăng nguy cơ xói mòn. Đất chua làm ảnh hưởng đến đời sống của vsv và cây trồng. Đất đai canh tác không hợp lý, bị mất cấu trúc, chặt nén sẽ bị giảm tính thấm nước, sức chứa ẩm đồng ruộng bị thu hẹp kéo theo sự rút ngắn cung độ ẩm hoạt động, tăng nguy cơ khô hạn. do vậy có thể thấy cây bị héo nhanh chóng, thậm chí sau cơn mưa không lâu. Tốc độ thấm nước giảm nhanh tất yếu tăng cường sự mất nước trên bề mặt. Việc giảm sức chứa ẩm dẫn đến việc giảm năng suất cây trồng, làm các loại cây trồng trong giai đoạn còn non bị héo chết trong giai đoạn hạn gay gắt. một nguy cơ lớn cho môi trường là đất sút giảm nhanh khả năng thấm hút ẩm sẽ là tiền đề cho xói mòn diễn ra mãnh liệt và sinh ra lũ quét trên miền cao. Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Giảm mật độ độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra là nguyên nhân gây xói mòn lớn nhất . Thoái hóa đất và mối quan hệ giữa thoái hóa đất với xói mòn đất? Thoái hoá đất đai là dấu hiệu chung của sự suy giảm nhất thời hoặc thường xuyên khả năng sản xuất của đất đai (UNEP,. 32,373 thoái hóa đến xói mòn đất Khi đất bị thoái hóa thay đổi các tính chất lý – hóa – sinh học đất, cụ thể như trên đất có kết cấu xấu, CEC thấp nguy cơ rửa trôi, xói mòn cao. Đất thoái hóa. trình quan trọng là sự xói mòn 1 Xói mòn đến các loại hình thoái hóa đất Xói mòn phá hủy cấu trúc đất, làm các hạt đất rời rạc, làm mất mùn và chất dinh dưỡng độ xốp giảm xuống, dung trọng và