Giới thiệu chương trình đào tạo cử nhân/ kỹ sư vật lý kĩ thuật
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN / KỸ SƯ VẬT LÝ KỸ THUẬT 1. Các loại hình đào tạo: Cử nhân Vật lý kỹ thuật (đào tạo 4 năm) Kỹ sư Vật lý kỹ thuật (đào tạo 5 năm) Kỹ sư tài năng Vật lý kỹ thuật (chuyên ngành Vật liệu điện tử và công nghệ nano) Kỹ sư Chương trình đào tạo Tiên tiế n - học tiếng Anh (chuyên ngành Nanotechnology) 2. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo Cử nhân / Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật (VLKT) nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan như đ iện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ đi ện tử, công nghệ nano, công nghệ vật liệu. Các Cử nhân / Kỹ sư VLKT sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các nhà khoa học, làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, hoặc làm kỹ sư nghiên cứu và phát triển trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. 3. Mục tiêu cụ thể Sau khi tốt nghiệp chương trình, sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật được trang bị: (1) Những kiến thức sâu về Vật lý, về Khoa học v ật liệu, kỹ năng thực hành tốt về công nghệ thông tin. (2) Có khả năng làm việc trong các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật tiên tiến. (3) Có kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại, có khả năng nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp đang phát triển (vật liệu, điện tử, thông tin và truyền thông, chế tạo các thiết bị công nghi ệp .) . (4) Khả năng tự tìm hướng và đề tài nghiên cứu, khả năng độc lập nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu. 1 (5) Năng lực tự tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế. (6) Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quố c tế. (7) Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước. (8) Ý thức cao được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh c ủa đất nước. (9) Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời. 4. Chương trình đào tạo: 4.1. Đào tạo Cử nhân Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ. Sinh viên học theo CTĐT Cử nhân có thể lựa chọn các định hướng cho học Kỹ sư theo chuyên ngành (Vật liệu điện tử và công nghệ nano; Quang học và quang điện tử; Vật lý tin học; Vật lý công nghi ệp; Công nghệ vi hệ thống và vi điện tử). Khối lượng kiến thức toàn khoá: 128-132 tín chỉ (TC). 4.2. Đào tạo Kỹ sư Thời gian đào tạo theo thiết kế: 5 năm (10 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ. Việc lựa chọn hình thức đào tạo Cử nhân hay Kỹ sư sẽ ở giai đoạn cuối học kỳ 7 (theo CTĐT chuẩn). Khối lượng kiến thức toàn khoá: ~ 160 tín chỉ (TC). Các chuyên ngành đào tạo: Kỹ sư chuyên ngành Vật liệu điện tử và công nghệ nano; Kỹ sư chuyên ngành Quang học và quang điện tử; Kỹ sư chuyên ngành Vật lý tin học. 5. Đối tượng tuyển sinh Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội. 2 6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 7. Điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm học ban đầu trong các đề tài, dự án; Sử dụng các thiết bị nghiên cứu hiện đại của Viện VLKT và các đơn vị liên kết đào tạo; Tham dự các Hội nghị khoa học, Hội thảo trong nước và quốc tế; Có cơ hội nhận học bổng đi học nước ngoài; Tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn thanh niên và Viện tổ chức. 8. Công việc sau khi tốt nghiệp: - Trở thành các cán bộ giảng dạy/ nghiên cứu tại các Trường ĐH, Viện nghiên cứu; - Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ở các nước tiên tiến. 9. Một số con số thống kê gần đây: - 30% số sinh viên sau khi ra trường học tiếp chương trình Tiến sĩ tại: Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Pháp; - 02 sinh viên nhận giải thưởng Honda YES (năm 2007, 2008); - 01 sinh viên là đại diện sinh viên tiêu biểu trong 100 thủ khoa tốt nghiệp của Hà Nội 2008; - Công việc các sinh viên hiện làm: giảng viên ĐH, công ty Luật, Công ty kiểm toán KPMG, tập đoàn dầu khí VN, các tổng công ty, các doanh nghiệp, công ty liên doanh… 10. Liên hệ: Viện Vật lý kỹ thuật Phòng 101-C10, ĐHBK Hà Nội E-mail: http://iep.hut.edu.vn Điện thoại: 04-38693350 11. Các thông tin liên quan đến tuyển sinh: - Thông tin tuyển sinh chính thức có trên Website của Trường ĐHBK Hà Nội: http://www.hut.edu.vn - Hỗ trợ thông tin: Phòng Đào tạo đại học và các Khoa/Viện của Trường ĐHBK Hà Nội. 3 . GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN / KỸ SƯ VẬT LÝ KỸ THUẬT 1. Các loại hình đào tạo: Cử nhân Vật lý kỹ thuật (đào tạo 4 năm) Kỹ sư Vật lý. sư Vật lý kỹ thuật (đào tạo 5 năm) Kỹ sư tài năng Vật lý kỹ thuật (chuyên ngành Vật liệu điện tử và công nghệ nano) Kỹ sư Chương trình đào tạo Tiên