LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA docx

28 222 0
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA 1. Lịch sử ngoại khoa. Ngoại khoa có một bề dày lịch sử và sự phát triển như ngày nay là nhờ sự đóng góp to lớn của nhiều lĩnh vực. ở thời tiền cổ, thuật ngữ "ngoại khoa" không chỉ là các phương pháp điều trị bệnh mà còn là các biện pháp để thực hiện các nghi lễ (cúng quỷ thần, lễ siêu thoát). Vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, người cổ đại đã biết cách thắt và khâu buộc, cầm máu vết thương. Từ 3000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết sử dụng những loại chỉ được chế tạo từ ruột động vật để khâu vết thương và chữa gẫy xương, khoan sọ để giải thoát "thần kinh" cho người bệnh. Vào thời kỳ La Mã cổ đại, Hippocrate (người Hi Lạp, sinh năm thứ 460 trước công nguyên) đã xuất bản hơn 70 cuốn sách y học về gẫy xương, sai khớp và những bệnh cần điều trị ngoại khoa. Trong thời kỳ của các nền văn minh cổ đại, Hippocrate đã biết dùng nước đun sôi để nguội và rượu để rửa các vết thương, cố định ổ gẫy để chữa gãy xương, nắn chỉnh để chữa sai khớp, áp nhiệt để đốt các búi trĩ và cầm máu bằng các dùi sắt nung đỏ, chích tháo mủ để điều trị các ổ áp xe Trong cuốn sách "Corpus Hippocratum", Ông đã mô tả các đặc điểm của thoát vị, bệnh loét dạ dày. Năm 1478, Aulus Cornelius Celsus - nhà bách khoa toàn thư người La Mã ở nửa đầu thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đã mô tả tình trạng nhiễm trùng với 4 đặc điểm: "sưng, nóng, đỏ, đau”, về một số phương pháp điều trị ngoại khoa. ở thời kỳ này, nhà danh y Hi Lạp Herophile (sinh năm thứ 320 trước công nguyên) đã tiến hành phẫu tích tử thi để nghiên cứu về giải phẫu người. Erasistrate (sinh năm thứ 310 trước công nguyên) đã đề xuất phương pháp chữa tắc ruột và thoát vị nghẹt bằng mổ bụng. Clauduis Galen (sinh vào năm thứ 130 trước công nguyên) đã biết luộc dụng cụ trước khi sử dụng cho phẫu thuật, sử dụng chỉ để thắt mạch máu, chữa các vết thương cơ, thần kinh, mạch máu, gẫy xương, sai khớp và chích bỏ máu, mổ lợn, khỉ, bò để nghiên cứu về giải phẫu. A.C.Celsus (nửa đầu của công nguyên) đã biết cách thắt buộc mạch máu, chữa vết thương bụng, dùng bông và giấm để chữa vết thương. Hoa Đà (sinh năm 190 sau công nguyên) đã dùng bột gây tê để mổ vết thương, lấy mũi tên, mổ bụng, khoan sọ, thiến hoạn Mặc dù ngoại khoa được tách ra thành một chuyên ngành của y học từ rất sớm (khoảng 200 năm trước công nguyên) nhưng không thể phát triển được trong suốt thời kỳ trung cổ do sự thống trị của đạo giáo và do Giải phẫu học - môn khoa học nền tảng của ngoại khoa vẫn chưa phát triển. Sự phát minh ra thuốc súng và những cuộc chiến tranh triền miên giữa các nhà nước phong kiến cùng với sự phát triển của chuyên ngành Giải phẫu đã tạo những điều kiện thuận lợi cho ngoại khoa phát triển. Môn Giải phẫu học trong thời kỳ này cũng rất phát triển nhờ các công trình nghiên cứu của Leonard de Vinci (1452 - 1519), Andreas Vealius (1514 - 1584), Andreas Vesalius (1514 - 1564), Gabriel Fallope (1523 - 1562) và các nghiên cứu về Sinh lý học với các công trình về tuần hoàn máu của William Harvey (1587 - 1657), về tuần hoàn bạch huyết của Gaspard Aselli (1581-1626), Fean Pecquet (1622 - 1674) về tế bào và mao mạch của Marcelo Malpighi (1628 - 1694) Các thầy thuốc ngoại khoa lúc này đã tập hợp lại thành phường, hội để hành nghề. Trong những thế kỉ XIV, XV, XVI, nghề phẫu thuật vẫn chưa được xã hội công nhận chính thức. Phẫu thuật viên chỉ được coi như những người thợ cạo hành nghề chích bỏ máu, chích áp xe, nhổ răng, rạch mổ thoát vị. Từ năm 1540, nhờ đạt được thoả thuận về phạm vi hành nghề mà các phẫu thuật viên không phải làm nghề cắt tóc và những người thợ cắt tóc cũng chỉ được phép chữa răng. Phải đến những thập kỷ đầu của thế kỷ XVIII, chuyên ngành ngoại khoa mới chính thức được xã hội công nhận. Vào năm 1800, George III đã công nhận trường Đại học Ngoại khoa Hoàng Gia ở Luân Đôn. ở nước Pháp, ngày 12 tháng 12 năm 1731, vua Lui thứ 15 đã phê chuẩn thành lập Hội ngoại khoa. Ngày 2 tháng 7 năm 1748, Viện Hàn lâm phẫu thuật của nhà vua Pháp được thành lập. Chương trình đào tạo về ngoại khoa được Pierre Joseph Desault (1744 - 1795) xây dựng. Vào những thập kỷ sau của thế kỷ XIX, ngoại khoa đã có những bước tiến và sự phát triển đáng kể, làm tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngoại khoa trong thế kỷ XX. Năm 1858, nhà giải phẫu bệnh Rudolf Virchow đã đưa ra lý thuyết về bệnh lý tế bào. Vào giữa thế kỷ XVIII, Morgagni tin rằng: mọi bệnh đều phát triển ở các cơ quan của cơ thể. Vào đầu thế kỷ XIX, phẫu thuật viên người Ph¸p Xavier Bichat đã khẳng định: các cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo bởi các mô, giới hạn cuối cùng của các quá trình bệnh lý khu trú ở các tế bào. ở nước ta, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ thứ XVIII, vào các thời đại nhà Lý, Trần, Lê đã có những bài thuốc y học cổ truyền chữa gẫy xương, viêm tấy phần mềm. Tuệ Tĩnh, vị danh y ở thế kỷ thứ XIV đã dùng cao dán để điều trị các vết thương do dao chém, các bài thuốc để chữa bỏng, để trị dòi, bọ tại vết thương, vết bỏng. Hải Thượng Lãn ông (1720 - 1791) đã có những bài thuốc uống, thuốc rửa, thuốc dùng tại chỗ để điều trị các thương tích do bị đánh, bị thương (các vết đứt, vết chém), các vết bỏng. 2. Gây mê và khử trùng. Trước khi có các phát minh về tiệt trùng, khử khuẩn, thì tỉ lệ các vết thương bị nhiễm khuẩn và tình trạng tử vong do nhiễm khuẩn rất cao gây ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật trong nhiều thế kỷ. + Vào năm 1840, bác sỹ sản khoa người Hungari Ignaz Semmelweis và Oliver Wendell đã tiến hành khử trùng buồng đỡ và môi trường xung quanh bằng vôi và khử trùng tay người đỡ đẻ bằng dung dịch clo. + Việc ứng dụng phương pháp gây mê trong phẫu thuật vào năm 1840 được coi là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử của y học. Vào năm 1842, bác sĩ Crawford W. Long (người Georgia) đã sử dụng phương pháp gây mê ête để cắt bỏ những khối u nhỏ trên da. Năm 1844, H.Wells đã nghiên cứu sử dụng protoxydazot để gây mê. Năm 1898, Augurt Bier đã đề xuất phương pháp gây tê tủy sống. Năm 1947, J.Y. Simpson (người Anh) đã sử dụng cloroform để gây mê và dùng cocain để gây tê từ năm 1884. Năm 1904, Eichnom sử dụng novocain để gây tê tại chỗ. Việc Jame Young Simpson công bố phương pháp gây mê trong phẫu thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của ngoại khoa. + Mặc dù kính lúp và kính hiển vi đã được Leuenhook (1632 - 1723) phát minh từ những thế kỷ trước, nhưng mãi tới thế kỷ XIX mới có những phát hiện về vi sinh vật. Năm 1864, nhà khoa học người pháp, Louis Pasteur đã phát triển lý thuyết mầm bệnh và đề xuất phương pháp dùng nhiệt để tiệt khuẩn. + Joseph Listera (sinh năm 1827 ở Essex) là người đã có công phát triển và ứng dụng các nguyên lý khử trùng trong thực hành ngoại khoa. Quy trình khử trùng bằng cách nhúng dụng cụ phẫu thuật vào dung dịch axít carboxylic và xịt hơi nước để khử trùng môi trường trong phòng mổ đã được Lister công bố vào năm 1867. Năm 1882, Robert Kock đã phân lập được trực khuẩn lao. Từ năm 1881, phương pháp khử khuẩn bằng các nồi hơi với áp suất cao đã được áp dụng khá rộng rãi. William Halsted đã đề xuất sử dụng găng tay cao su dùng trong phẫu thuật từ năm 1890. Năm 1994, Jgnaz Phillip Smelwis (người Hunggary) đã đề xuất: cần rửa sạch bàn và ngón tay bằng dung dịch clorua vôi trước khi phẫu thuật và giặt sạch các đồ vải, dụng cụ được sử dụng trong phẫu thuật 2. Phẫu thuật bụng. Lịch sử phát triển của phẫu thuật bụng đã có từ rất lâu. Từ thời kỳ cổ đại, Hippocrate đã có những tài liệu mô tả chứng thoát vị, loét dạ dày, tá tràng. Các danh y Hi Lạp khác như Era sistrate (sinh năm thứ 310 trước công nguyên), đã biết mổ bụng chữa tắc ruột và thoát vị. A.C Celsus (thế kỷ đầu của công nguyên) đã mô tả cách chữa vết thương bụng. Hoa Đà đã tiến hành mổ bụng và thiến, hoạn. Vào thế kỷ XIX, các phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm trước khi vỡ, phẫu thuật điều trị ung thư thực quản và dạ dày của Billroth, phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn cải tiến của Bassini và Halsted đã được giới y học thời kỳ này đánh giá cao. Vào những năm 1880 do chưa có những hiểu biết về khử trùng nên phẫu thuật viên không dám mở bụng để trị tắc ruột, thoát vị nghẹt. Năm 1809, bác sỹ Ephraim mcDowell người Kentucky đã dũng cảm cắt bỏ thành công một khối u buồng trứng lớn cho bà Jane Todd Crawford. Nếu phẫu thuật không thành công, Ông có thể bị những người dân trong thị trấn Danville, kentucky treo cổ. Nhưng nguyên lý cơ bản của kỹ thuật khâu nối ruột đã được phát minh từ đầu thế kỷ XIX nhưng phải tới vài thập kỷ sau kỹ thuật này mới được đưa vào sử dụng. Trong thời gian này, Guillaume Dupuytren (người Pháp) đã tiến hành những thí nghiệm liên quan đến kỹ thuật khâu nối ruột. Một sinh viên của Dupuytren là Antoine Lembert là người đã đề xuất mối khâu rời (sau này được mang tên ông - mối khâu Lembert) cho phép áp tối đa các mặt thanh mạc của ruột. ở châu Mỹ, những công trình nghiên cứu của nhà giải phẫu bệnh Reginald Heber Fitz cùng các phẫu thuật viên như Charles Mac-Burney, Henry B, Sands (New York), John B. Murphy (Chicago) đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngoại khoa. Năm 1886 Fitz đã chính thức đưa căn bệnh viêm ruột thừa vào giảng dạy. Charles Mac-Burney, giáo sư ngoại khoa của trường Y, làm việc ở bệnh viện New York là người đã tìm ra điểm thăm khám phát hiện ruột thừa viêm vào năm 1889 (điểm này được gọi là điểm Mac-Burney), 5 năm sau ông lại công bố đường rạch da trong phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm (đường Mac-Burney). Sự kiện dẫn lưu thành công áp xe ruột thừa cho Vua Edward VII nước Anh, giúp cho Ông lên ngôi vua vào năm 1902 đã khiến cho dư luận quan tâm nhiều hơn đến vai trò của ngoại khoa, tạo điều kiện cho ngoại khoa phát triển. 3. Phẫu thuật thần kinh. Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển đặc biệt của Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật lồng ngực và Phẫu thuật cấy ghép tạng. Các công trình nghiên cứu của Harvey Cushing, Walter Dandy đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh. Phương pháp khoan sọ Trephin là một phẫu thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển ngoại khoa, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh. Khi mới xuất hiện, phương pháp này chỉ được dùng để điều trị chứng tâm thần, để làm giảm áp lực nội sọ trong chấn thương sọ não hoặc để điều trị chứng động kinh. Harvey là người đã sáng chế ra một lược đồ giúp cho các bác sĩ gây mê có thể liên tục thu thập được những thông tin về hô hấp và huyết áp của bệnh nhân. Vài năm sau ông đã sáng chế ra máy đo huyết áp phục vụ cho các phòng mổ. Tại bệnh viện Johns Hopkins, Ông đã sáng lập ra các phòng phẫu thuật thực hành để có thể dạy cho sinh viên các phương pháp phẫu thuật thực nghiệm hiện đại trên chó. 4. Phẫu thuật lồng ngực. + Trước khi khâu thành công vết thương tim vào năm 1890, chuyên ngành Phẫu thuật lồng ngực mới chỉ thực hiện được các thủ thuật dẫn lưu mủ, máu màng ngoài tim. Các phương pháp điều trị ngoại khoa đối với những thương tổn của tim (chấn thương, bẩm sinh, thoái hóa, tổn thương sau nhiễm trùng) đã được đề cập đến khá chi tiết trong các cuốn sách của Meade, Richardson và Johnson. Năm 1902, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, Lauder Brunton cho rằng: có thể điều trị được các bệnh van tim bằng phẫu thuật. Cho đến tận năm 1925, một đồng nghiệp của Lauder Brunton ở London là Henry Souttar đã thực hiện thành công phẫu thuật nong van hai lá bằng ngón tay qua đường tiểu nhĩ trái để điều trị bệnh hẹp lỗ van hai lá cho một cô gái 19 tuổi. Phẫu thuật van tim bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1940. Năm 1928, Elliot Cutler and Claude Beck đó tổng kết 12 trường hợp phẫu thuật van với tỷ lệ tử vong là 83%. Các thí nghiệm về phẫu thuật tim được bắt đầu từ những năm 1880. Năm 1882 M. H. Block- nhà phẫu thuật người Đức đó thông báo vể các dạng tổn thương tim. ông đã khâu thành công vết thương tim trên thỏ và khẳng định phương pháp phẫu thuật này có thể áp dụng trên người. Phẫu thuật thay van động mạch chủ đã được một số tác giả tiến hành từ năm 1965. Một trong những người tiên phong trong chuyên ngành phẫu thuật tim là Michael E. DeBakey. Năm 1934, Ông đã phát minh ra loại bơm cuộn - đảm nhiệm chức năng cơ học của tim trong máy tim - phổi nhân tạo, chế tạo các loại động mạch nhân tạo. Ông là người đầu tiên tiến hành các phẫu thuật điều trị phồng động mạch chủ bụng và động mạch chủ ngực, phẫu thuật cắt bỏ lớp áo trong của động mạch chủ, động mạch cảnh (năm 1953), là người đầu tiên sử dụng các đoạn tĩnh mạch nông làm cầu nối để điều trị thành công bệnh tắc động mạch vành (năm 1964). Sự ra đời của phương pháp gây mê nội khí quản vào năm 1910 đã giải quyết được những khó khăn về kĩ thuật mà chuyên ngành Phẫu thuật lồng ngực đã gặp phải trong suốt một thời gian dài. Mặc dù John H. Gibbon đã bắt đầu nghiên cứu về máy tuần hoàn ngoài cơ thể từ trước chiến tranh thế giới lần thứ II, cho đến tận những năm cuối của thập kỷ 30 (thế kỷ XX), máy hô hấp nhân tạo, thiết bị hạ nhiệt và tim phổi nhân tạo mới ra đời. Vào những năm đầu thập niên 40 (thế kỷ XX), Blalock, Edwards A. Park Helen Taussig, Edwards A. Park, Helen Taussig và Vivien Thomas đã phát triển thành công phương pháp điều trị ngoại khoa tứ chứng Fallot. + Sơ lược lịch sử phát triển của máy tuần hoàn ngoài cơ thể: Năm 1812, LeGallois đã khẳng định tính khả thi của việc chế tạo máy tuần hoàn nhân tạo. Năm 1869, Ludwig và Schmidt đã tiến hành những thử nghiệm về khả năng cung cấp ôxy nhân tạo cho máu. Năm 1882, Schraeder là người đầu tiên đã chế tạo thành công thiết bị cung cấp ôxy cho máu trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (bubble oxygenator). Năm 1885, Frey và Gruber đã chế tạo thành công màng lọc ôxy (film oxygenator) đầu tiên. Năm 1916, McLean đã tìm ra heparin cho phép máu của cơ thể có thể chảy qua hệ thống các ống nhân tạo trong một thời gian dài (mà không bị đông lại). Năm 1934, DeBakey đã phát minh ra loại bơm cuộn (roller pump) dùng để bơm máu, thay cho chức năng cơ học của tim trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (máy tim - phổi nhân tạo). Năm 1937, Gibbon đã mô tả trong cuốn sách “Lịch sử ngoại khoa” một máy tim-phổi nhân tạo và thông báo về một trường hợp mổ thực nghiệm trên động vật với máy tim-phổi nhân tạo đầu tiên thành công. Năm 1944, Kolff đã phát triển phương pháp thẩm tách máu bằng “thận nhân tạo” (phương pháp điều trị bằng tuần hoàn ngoài cơ thể đầu tiên được ứng dụng trên người trong lịch sử y học). Năm 1953, Gibbon đã mổ đóng lỗ thông liên nhĩ thành công cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi dưới tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1956, ca phẫu thuật tim mở đầu tiên sử dụng máy tim-phổi nhân tạo được thực hiện thành công ở Đức (tại vùng Zenker thuộc thành phố Marburg). Năm 1965, Bramson đã chế tạo thành công màng lọc ôxy đầu tiên. Năm 1968, Raffert và cộng sự đã mô tả loại bơm máu ly tâm dùng cho máy tuần hoàn ngoài cơ thể. Năm 1994, toàn thế giới đã mổ được trên 650.000 trường hợp với máy tuần hoàn ngoài cơ thể (trung bình mổ được gần 2000 trường hợp mỗi ngày). 5. phẫu thuật mạch máu, vi phẫu thuật. Sự phát triển của chuyên ngành Phẫu thuật mạch máu có thể chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ thắt mạch và thời kỳ phẫu thuật tái tạo, phục hồi sự lưu thông của các mạch máu. 6.1. Thời kỳ thắt mạch: Từ thời kỳ đế quốc La Mã, thời kỳ Phục Hưng tới giữa thế kỷ XX, phẫu thuật thắt mạch máu vẫn là phẫu thuật chính, cơ bản trong xử trí vết thương mạch máu. Từ thời kỳ Hippocrate, người ta đã tiến hành thắt buộc các mạch máu và cắt cụt để điều trị bệnh hoại thư các chi thể tại vị trí mà các mạch máu bị tắc để tránh biến chứng chảy máu. Antyllus đã đề nghị phương pháp điều trị ngoại khoa phồng động mạch bằng phương pháp thắt mạch máu ở đầu trung tâm của túi phồng. William Hunter đã đề nghị thắt động mạch ở đầu trung tâm của túi phồng để cầm máu. Kết quả nghiên cứu về các vòng tuần hoàn chi thể và những biện pháp cải thiện tuần hoàn bên của V.N. Tonkov, V.A. Oppel, B.A. Dolgo - Saburov, Port, Lerich đã góp phần cải thiện kết quả phẫu thuật thắt mạch máu. [...]... đưa vào thị trường sử dụng như là một sản phẩm thương mại Sự kiện Rontgen tình cờ phát hiện ra tia X vào năm 1895 là một phát minh quan trọng, có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của y học Walter B Cannon (1901) đã sử dụng tia X để nghiên cứu về quá trình hấp thụ thức ăn 8 Phẫu thuật nội soi Lịch sử phát triển của phẫu thuật nội soi có thể chia ra 3 giai đoạn: 8.1 Thời kỳ sử dụng nguồn sáng... là người đầu tiên phát minh ra loại ống soi sử dụng nguồn sáng phát ra từ những sợi bạch kim nối với nguồn điện đặt ở trên đầu + Giai đoạn 2: sử dụng ống soi cứng (1879 - 1936) Năm 1879, Max Nitze đã chế tạo thành công loại ống nội soi bàng quang sử dụng hệ thống các lăng kính và nguồn ánh sáng phát ra từ những sợi bạch kim đặt ở trên đầu Năm 1880, Edison đã lắp một bóng đèn vào đầu ngoại vi của ống... má phục vụ cho các phẫu thuật tạo hình mũi (phẫu thuật tạo hình mũi “kiểu ấn Độ”) Cấy ghép da là một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của phẫu thuật cấy ghép cơ quan Những nghiên cứu và phát hiện trong lĩnh vực cấy ghép tế bào và cấy ghép mô dị loại là nền tảng cho sự phát triển của y học và phẫu thuật học trong thế kỷ XX (trong thế kỷ XIX, loài người đã ghép cành và ghép phôi thành công) Ross... thoát vị Phẫu thuật nội soi trong những năm gần đây đã phát triển hết sức nhanh chóng và chiếm lĩnh rất nhiều chuyên khoa khác nhau 9 Cấy ghép cơ quan Phẫu thuật cấy ghép cơ quan đã có từ rất lâu Từ thời xa xưa, những người Hindus cổ đã biết sử dụng da vùng mông để phẫu thuật chỉnh sửa mũi và tai Vào năm 700 trước công nguyên, người ấn Độ đã sử dụng vạt da chuyển từ vùng trán hoặc vùng má phục vụ... công tại Thụy Điển Sự phát hiện ra heparin của Mc Lean năm 1916 và sử dụng nó vào trong lâm sàng ở cuối những năm 30 của thế kỷ XX cùng với kỹ thuật chụp cản quang mạch máu (C.A Reiberg, 1924; Sicard và Foresetier, 1923; Dos Santos, 1925) và thành công trong lĩnh vực gây mê, tuần hoàn nhân tạo vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX là một bước phát triển nhảy vọt của chuyên ngành Ngoại khoa phục hồi mạch... estrogen, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn đối với việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến Năm 1921, Alexander Fleming đó mô tả và tách chiết thành công loại men phân giải Năm 1928, Fleming nhận thấy có một loại nấm mốc (penicillin) ở không khí trong phòng thí nghiệm có khả năng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Từ khi Fleming phát hiện ra nấm penicillin, mãi tới năm 1935, Gerhard Domagk... vào sử dụng hệ thống vật kính chuyên dụng, loại kìm sinh thiết và dụng cụ đốt điện Năm 1936, Boesch (Đức) đã tiến hành phẫu thuật nội soi sử dụng dao điện đơn cực để cắt vòi dẫn trứng gây triệt sản, Andreson (Mỹ) đã sử dụng nhiệt làm đông đặc vòi dẫn trứng để triệt sản Năm 1937, Hope đã sử dụng nội soi ổ bụng để chẩn đoán và phẫu thuật cấp cứu chửa ngoài tử cung Năm 1941, Power và Barnes (Mỹ) đã sử. .. tranh, các nhà ngoại khoa tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu phương pháp điều trị ngoại khoa các vết thương mạch máu và phình mạch (B.V Petrovski, A.P Krymov, G.G Karavanov, A.I Arutynnov ) Năm 1903, Matas đã đề xuất phương pháp điều trị phồng động mạch (sau này mang tên Ông) bằng cách mở túi phồng và khâu kín lỗ động mạch từ bên trong lòng túi phồng Năm 1906, Goyanes là người đầu tiên đã sử dụng mảnh... đầu tiên của nền văn minh nhân loại, người ta đã biết sử dụng nguồn sáng tự nhiên để chiếu sáng các khoang nằm sâu trong cơ thể 8.2 Thời kỳ sử dụng ánh sáng phản xạ tự nhiên hoặc sử dụng nguồn sáng nhân tạo (từ 1805 - 1957): + Giai đoạn 1: hệ thống ống mở (1805 - 1879) Vào năm 1805, Phillipe Bozzini tạo ra dụng cụ soi bàng quang, trực tràng với sử dụng nguồn ánh sáng từ một ngọn nến được phản chiếu... Ông là người đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong cấy ghép mô hiện đại mà ngày nay vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi Harrison có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của các tế bào thần kinh, về phương pháp sinh trưởng tế bào độc lập, là người sáng chế ra những dụng cụ quan sát trực tiếp sự phát triển của mô thần kinh phôi thai ếch Sau những thành công trong nuôi cấy mô thực nghiệm và nuôi . LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGOẠI KHOA 1. Lịch sử ngoại khoa. Ngoại khoa có một bề dày lịch sử và sự phát triển như ngày nay là nhờ sự đóng góp to lớn. mở ra một giai đoạn phát triển mới cho chuyên ngành Phẫu thuật thần kinh. Phương pháp khoan sọ Trephin là một phẫu thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển ngoại khoa, có ý nghĩa rất. dựng. Vào những thập kỷ sau của thế kỷ XIX, ngoại khoa đã có những bước tiến và sự phát triển đáng kể, làm tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của ngoại khoa trong thế kỷ XX. Năm 1858, nhà giải

Ngày đăng: 31/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan