Yêu cầu chung về An toàn cháy - 1 doc

6 305 0
Yêu cầu chung về An toàn cháy - 1 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 An toàn cháy - Yêu cầu chung Fire safety - General requirements Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3254 : 1989 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình sản xuất, các công trình công cộng và sinh hoạt thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân và quy định những yêu cầu chung để đảm bảo an toàn cháy cho các công trình đó .Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được giới thiệu ở phụ lục 1. 1.Quy định chung 1.1.Ngoài những điều quy định trong tiêu chuẩn này, các cơ sở còn phải tuân theo những quy định trong TCVN 2622:1978, các tiêu chuẩn và quy phạm an toàn cháy cho các công trình riêng biệt. 1.2.Để đảm bảo an toàn cháy phải có : -Hệ thống phòng cháy; -Hệ thống chống cháy. Hệ thống phòng cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để trong quá trình sủ dụng, không xảy ra cháy. 1.4.Hệ thống chống cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để khi xảy ra cháy, có đủ khả năng hạn chế quy mô , dập tắt được đám cháy, bảo vệ được người và công trình. 1.5.Những tính toán cần thiết cho hệ thống phòng cháy và chống cháy, cũng như việc xác định các số liệu ban đầu phục vụ cho các tính toán đó phải do các Bộ và Tổng cục tiến hành phù hợp với các tài liệu, tiêu chuẩn đã được ban hành. 1.6.Những yếu tố nguy hiểm và có hại do cháy tác động đến người bao gồm : . 2 Lửa và tia lửa . Nhiệt độ cao của không khí và đồ vật. Các yếu tố độc hại do cháy tạo ra. Khói Nồng độ ô-xy (O 2 ) bị giảm thấp. Sự đổ vỡ của nhà, công trình và thiết bị. Nổ. . 1.7.Phải đảm bảo an toàn cho người khi xảy ra cháy ở bất kì vị trí nào của công trình 1.8.Phải đảm bảo an toàn cháy cho công trình khi hoạt động bình thường, cũng như khi cải tạo sửa chữa và có sự cố. 1.9.Mỗi cơ sở phải tính toán hiệu quả kinh tế của các biện pháp phòng cháy và chống cháy. 2.Những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy. 2.1.Để phòng ngừa cháy phải thực hiện các biện pháp sau: Ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy; Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được; Duy trì áp suất của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn áp suất giới hạn cho phép có thể cháy được; Giảm quy mô hình thành môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn quy mô tối đa cho phép theo tính chất cháy; 3 2.2.Để ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy phải tuân theo các quy định về : Nồng độ cho phép của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng; Nồng độ cần thiết của chất kìm hãm cháy trong các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc lỏng; Nồng độ cho phép ô-xy (O 2 ) hoặc các chất ô xy hóa khác trong chất khí vả hỗn hợp chất dễ cháy Những chỉ số nguy hiểm cháy của vật chất được giới thiệu trong phụ lục 2 của tiêu chuẩn này. 2.3.Để ngăn ngừa sự hình thành nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy phải : Có quy định về thiết kế, chế tạo, sử dụng vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị, vật liệu và các sản phẩm có thể là nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy; Sử dụng các thiết bị điện phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy nổ của gian, phòng, những thiết bị đặt bên ngoài và phù hợp với nhóm, loại hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ; Sử dụng quá trình công nghệ và thiết bị thỏa mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa tĩnh điện. Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, công trình và thiết bị; Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép của bề mặt thiết bị, sản phẩm và vật liệu khi tiếp xúc với môi trường nguy hiểm cháy; 4 Quy định năng lượng lớn nhất cho phép của tia lửa điện trong môi trường nguy hiểm cháy, Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép khi đốt nóng các chất, vật liệu và kết cấu dễ cháy ; Sử dụng dụng cụ không phát ra tia lửa điện khi làm việc với các chất dễ cháy; Loại trừ sự tiếp xúc giữa các chất dẫn lửa và các vật bị nung nóng vượt quá nhiệt độ quy định trong điều 2.3 với không khí; Loại trừ những khả năng có thể dẫn đến tự cháy do nhiệt, phản ứng hóa học sinh vật từ các chất, vật liệu, sản phẩm vả kết cấu công trình. Cấm dùng ngọn lửa trần trong môi trường nguy hiểm cháy; 3.Những yêu cầu đối với hệ thống chống cháy Để chống cháy phải thực hiện các biện pháp sau : Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy và khó cháy thay cho chất và và liệu dễ cháy; Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lí các chất đó; Cách li môi trường nguy hiểm cháy Ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy; Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguy về cháy, nổ của công trình; Có lối thoát nạn ; Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân ; Sử dụng các phương tiện chữa cháy 5 Sử dụng hệ thống thoát khói ; Sử dụng thiết bị báo cháy tự động và các phương tiện báo cháy khác ; Tổ chức lực lượng báo cháy ở cơ sở ; 3.2.Để hạn chế số lượng các chất dễ cháy phải tuân theo các quy định sau đây : Xác định số lượng (khối lượng, thể tích) các chất và vật liệu dễ cháy được chứa trong gian, phòng, kho cùng một lúc ; Có hệ thống xả chất lỏng và chất khí dễ cháy ra khỏi thiết bị khi có sự cố ; Thường xuyên làm vệ sinh các gian, phòng, đường ống và thiết bị Quy định nơi làm việc có sử dụng các chất nguy hiểm cháy ; Có hệ thống hút thu dọn các chất thải trong sản xuất ; Có khoảng cách chống cháy và vùng bảo vệ 3.3.Môi trường nguy hiểm cháy phải được cách li bằng các biện pháp sau : Cơ giới hóa và tự động hóa tới mức cao nhất các quá trình công nghệ liên quan việc sử dụng và vận chuyển các chất nguy hiểm cháy ; Bố trí thiết bị nguy hiểm cháy trong phòng cách ly hoặc ở ngoài trời ; Sử dụng các thiết bị kiểu kín (hoặc được bao kín) ; Phải có bao bì đối với các chất nguy hiểm cháy ; Có cơ cấu bảo vệ chống sự cố cho thiết bị sản xuất có sử dụng các chất nguy hiểm cháy ; Sử dụng các tường, khoang, buồng, phòng cách li, 3.4.Để ngăn ngừa đám cháy lan rộng phải thực hiện các biện pháp sau : Sử dụng các bộ phận ngăn cháy (tường, vùng, màn chắn, vành đai bảo vệ ) 6 Sử dụng các cơ cấu đóng ngắt trên các thiết bị và đường ống khi có sự cố Sử dụng các phương tiện ngăn ngừa sự tràn và cháy loang của các chất lỏng khi cháy. Quy định diện tích giới hạn cho phép của các ngăn và ô chống cháy. Sử dụng các màng an toàn trong các thiết bị và đường ống. 3.5.Những phương tiện được sử dụng để chữa cháy phải hạn chế được tới mức tối đa quy mô đám cháy, đồng thời phải có các quy định sau : Loại phương tiện được phép dùng và không được phép dùng để chữa cháy Loại, số lượng, cách bố trí và bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, vải amiăng, vải thô, thùng cát, thùng nước ) Chế độ bảo quản các chất chữa cháy đặc biệt. Nguồn nước và phương tiện cung cấp nước chữa cháy. Số lượng dự trữ ít nhất cho phép các chất chữa cháy bột, khí, chất hỗn hợp Tốc độ gia tăng cần thiết của các phương tiện kỹ thuật chữa cháy. Chủng loại, số lượng công suất và tính tác động nhanh của hệ thiết bị chữa cháy. Nơi đặt và bảo quản thiết bị chữa cháy. Chế độ phục vụ và kiểm tra các thiết bị và phương tiện chữa cháy. 3.6.Kết cấu công trình phải có giới hạn chịu lửa thích hợp đảm bảo duy trì được khả năng chịu lực và che đỡ liên tục trong khoảng thời gian đủ cho mọi người thoát ra ngoài hoặc đến nơi ẩn nấp. Giới hạn chịu lửa đó phải được xác định ở điều kiện không tính đến tác động của các phương tiện chữa cháy lên đám cháy khi đang phát triển. . 2622 :19 78, các tiêu chuẩn và quy phạm an toàn cháy cho các công trình riêng biệt. 1. 2.Để đảm bảo an toàn cháy phải có : -Hệ thống phòng cháy; -Hệ thống chống cháy. Hệ thống phòng cháy. quy định những yêu cầu chung để đảm bảo an toàn cháy cho các công trình đó .Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được giới thiệu ở phụ lục 1. 1. Quy định chung 1. 1.Ngoài những. 1 An toàn cháy - Yêu cầu chung Fire safety - General requirements Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3254 : 19 89 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các công trình

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan