1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

TRƯỜNG ĐIỆN TẦN SỐ RA-ĐI-Ô Yêu cầu chung về an docx

7 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 147,89 KB

Nội dung

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM Nhóm E TCVN 3718-82 TRƯỜNG ĐIỆN TẦN SỐ RA-ĐI-Ô Yêu cầu chung về an toàn Electromangetic fields of radio frequency General safety requirements Có hiệu lực từ 01-01-1984 Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với trường điện từ trong dải tần số từ 60 KHz đến 300 GHZ và quy định các giá trị giới hạn cho phép của cường độ và mật độ dòng năng lượng trường điện từ ở những nơi có cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm việc với các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ và chịu tác dụng của trường điện từ. Tiêu chuẩn này cũng quy định các phương pháp kiểm tra các biện pháp và phương tiện bảo vệ cơ bản. 1. GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CƯỜNG ĐỘ VÀ MẬT ĐỘ DÒNG NĂNG LƯỢNG-TRƯỜNG ĐIỆN TỪ. 1.1.Trường điện tử trong dải tần số từ 60 KHZ đến 300MHZ được đánh giá bằng cường độ các thành phần của nó; còn trong dải tần số từ 300MHZ đến 300GHZ được đánh giá bằng mật độ dòng năng lượng. 2 1.2.Giới hạn cường độ cho phép của trường điện từ ở nơi cán bộ, công nhân làm việc và chịu tác dụng của trường điện từ trong một ngày làm việc không vượt quá: Theo cường độ điện trường (đơn vị tính : V/m) 50 - đối với dải tần số từ 60 KHZ đến 3 MHZ 20 - đối với dải tần số từ 3 MHZ đến 30 MHZ 10 - đối với dải tần số từ 30 MHZ đến 50 MHZ 5 - đối với dải tần số từ 50 MHZ đến 300 MHZ Theo cường độ từ trường (đơn vị tính A/m). 5 - đối với tải tần số từ 60 KHZ đến 1,5 MHZ 0,3 đối với tải tần số từ 30 MHZ đến 50 MHZ 1.3. Giới hạn mật độ cho phép của dòng năng lượng điện từ (đơn vị tính W/m 2 ; W/cm 2 ) trong dải tần số từ 300 MHZ đến 300 GHZ và thời gian cán bộ, công nhân chịu tác dụng của trường điện từ ( trừ trường hợp bức xạ của anten quay và quét) được quy địng theo bảng 1 ( không đươc phép nội suy từ bảng này). 1.4. Giới hạn mật độ cho phép của dòng năng lượng trường điện từ trong dải tần số từ 300 MHZ đến 300GHZ và thời gian cán bộ, công nhân chịu tác dụng của trường điện từ do anten quay và quét được quy định trong bảng 2 (không được phép nội suy từ bảng này) 1.5. Giới hạn mật độ cho phép của dòng năng lượng trường điện từ trong dải tần số từ 300 MHZ đến 300 GHZ ở nơi làm việc của cán bộ, công nhân chịu tác dụng của trường điện từ, trong trường hợp có bức xạ Rơn ghen hoặc trong trường hợp nhiệt độ không khí trong nhà trên 28 o C, không vượt quá. 0,1 W.m 2 (10 W/cm 2 ) - trong suốt 1 ngày làm việc. 3 1W/m 2 (100 W.cm 2 - 2 giờ trong 1ngày làm việc. Thời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 0,1 W/m 2 (10mW/cm 2 ). Ghi chú: Lượng bức xạ Rơn ghen đối với cơ thể cán bộ công nhân không được vượt quá mức quy định trong các văn bản hiện hành. Mật độ dòng năng lượng Thời gian chịu tác dụng Ghi chú W/m 2 W/cm 2 Đến 0,1 Từ 0,1 đến 1 Từ 1 đến 10 Đến 10 Từ 10 đến 100 Từ 100 đến 1000 1 ngày làm việc. Không vượt quá 2giờ làm việc. Không quá 20 phút làm việc Trong thời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 0,1 W/m 2 (10W/cm 2 ) Trong điều kiện sử dụng kính chống bức xạ điện tử cao tần (thí dụ: loại 0P3-5 Liên xô chế tạo). Thời gian làm việc còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 0,1 W/m 2 (10W/cm 2 ). 4 Bảng 2 Mật độ dòng năng lượng W/m 2 W/cm 2 Thời gian chịu tác dụng Ghi chú Đến 1 Từ 1 đến 10 Đến 100 Từ 100 đến 1000 1 ngày làm việc Không vượt quá 2 giờ làm việc. Thời gian còn lại mật độ dòng năng lượng không vượt quá 1W/m 2 (10W/cm 2 ). 2. Phương pháp kiểm tra cường độ và mật độ dòng năng lượng trường điện từ. 2.1. Việc kiểm tra giá trị giới hạn cho phép của trường điện từ cần được thực hiện bằng cách đo cường độ và mật độ dòng năng lượng trường điện từ ở tất cả các nơi mà công nhân chịu tác dụng ở bức xạ điện từ trong điều kiện sản xuất. 2.2. Để thực hiện những yêu cầu ở điều 1.2 cần đo cường độ điện trường và cường độ từ trường theo phương pháp và thiết bị đo theo tài liệu kỹ thuật đã được duyệt. 2.3. Để thực hiện những yêu cầu ở điểm 1.3; 1.4; và 1.5 cần đo mật độ dòng năng lượng theo phương pháp và thiết bị đo theo tài liệu kỹ thuật đã được duyệt. 5 2.4. Việc kiểm tra phải được tiến hành định kỳ ít nhất 1 lần trong năm, kể cả trường hợp sau: - Khi đưa các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ mới vào sử dụng: - Khi thay đổi cấu tạo thiết bị bức xạ năng lượng điện từ hiện có; - Khi thay đổi kế cấu thiết bị bảo vệ; - Khi thay đổi sơ đồ mạch điện và thay đổi chế độ làm việc của thiết bị bức xạ năng lượng trường điện từ; - Khi tổ chức thêm nơi làm việc mới; - Khi sửa chữa thiết bị bức xạ năng lượng điện từ. 2.5. Cần tiến hành đo trong trường hợp công suất sử dụng của nguồn năng lượng từ trường điện từ lớn nhất. 2.6. Trong trường hợp mà nguồn có nhiều chế độ làm việc cần tiến hành đo đối với từng chế độ một. 2.7. Việc đo mật độ dòng năng lượng điện từ của anten quay và quét cần tiến hành khi hướng anten vào nơi làm việc và vào những nơi cán bộ, nhân viên chịu tác dụng của trường điện từ trong điều kiện sản xuất. 2.8. Kết quả đo cần được ghi trong nhật ký hay biên bản theo nội dung sau: - Ngày tháng tiến hành đo; - Tên loại thiết bị, ghi theo hệ thống đánh số của xí nghiệp sản xuất; - Năm sản xuất; - Công suất, tần số; - Chế độ làm việc của thiết bị; 6 - Nguồn phát trường điện từ; - Vị trí đo; - Độ cao của điểm đo tính từ sàn nhà hoặc mặt đất; - Kết quả đo; - Cường độ điện trường (đơn vị tính V/m); - Cường độ điện trường (đơn vị tính A/m); - Mật độ dòng năng lượng trường điện từ (đơn vị tính W/m 2 ; W/cm 2 ); - Dụng cụ đo lường; - Kết luận. Biên bản phải có chữ ký của người phụ trách khu vực (xưởng, bộ phận) của đại diện ban, phòng kỹ thuật an toàn và của người được cơ quan cử đi đo. 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ NGƯỜI KHỎI BỊ TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ. 3.1. Cần sử dụng các phương tiện bảo vệ đối với tất cả các loại công việc nếu điều kiện làm việc không thỏa mãn các yêu cầu nêu ở phần 2. 3.2. Để bảo vệ cán bộ công nhân cần sử dụng các phương pháp và phương tiện bảo vệ sau: - Giảm cường độ và mật độ dòng năng lượng trường điện từ bằng các dùng phụ tải thích hợp và phần tử hấp thụ công suất; che chắn chỗ làm việc; - Tăng khoảng cách từ nơi làm việc đến nguồn bức xạ điện từ; 7 - Bố trí các thiết bị bức xạ năng lượng điện từ trong phòng làm việc một cách hợp lý; - Quy định các chế độ làm việc hợp lý cho thiết bị và cán bộ, công nhân; - Sử dụng thiết bị báo hiệu (âm thanh, ánh sáng); - Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân; 3.3. Phương pháp bảo vệ cần được lựa chọn phù hợp với giải tần số làm việc, đặc điểm công việc, cường độ và mật độ dòng năng lượng trường điện từ và đạt được hiệu quả bảo vệ cần thiết. . TIÊU CHUẨN VIỆT NAM Nhóm E TCVN 3718-82 TRƯỜNG ĐIỆN TẦN SỐ RA-ĐI-Ô Yêu cầu chung về an toàn Electromangetic fields of radio frequency General safety requirements . dải tần số từ 60 KHZ đến 3 MHZ 20 - đối với dải tần số từ 3 MHZ đến 30 MHZ 10 - đối với dải tần số từ 30 MHZ đến 50 MHZ 5 - đối với dải tần số từ 50 MHZ đến 300 MHZ Theo cường độ từ trường. MẬT ĐỘ DÒNG NĂNG LƯỢNG-TRƯỜNG ĐIỆN TỪ. 1.1 .Trường điện tử trong dải tần số từ 60 KHZ đến 300MHZ được đánh giá bằng cường độ các thành phần của nó; còn trong dải tần số từ 300MHZ đến 300GHZ

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN