1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

SẢN PHẨM KỸ THUẬT ĐIỆN YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN - 2 pps

6 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 147,01 KB

Nội dung

7 7 vòng đệm (đĩa) phải đáp ứng những yêu cầu như đối với vậi liệu làm bulông nối đất. 3.3.7. Các bộ phận kim loại bình thường không mang điện, nhưng có thể có điện do sự cố mà người có thể chạm vào phải được đảm bảo tiếp xúc điện với các chi tiết nối đất của sản phẩm và có trị số điện trở không được lớn hơn 0,1 ôm. 3.3.8. Các sản phẩm cần nối đất, phải có chi tiết nối đất những phần kim loại sau đày: vỏ, thân máy, tủ, khung, giàn, giá đỡ chổi than, giá máy và những bộ phận khác của sản phẩm có khả năng có điện áp khi cách điện bị hỏng. Cho phép không cần có các chi tiết nối đất cho những phần sau đây của sản phầm : Vỏ của sản phẩm được đặt trên các bảng, trên thành tủ bằng kim loại được nối đất của các thiết bị phân phối và trong các tủ ; Những phần kim loại không mang điện của sản phầm nếu đã có tiếp xúc về điện với các phần nối đất theo yêu cầu của mục 3.3.7 ; Những bộ phận được bọc trong vật liệu cách điện hoặc đi qua vật cách điện và được cách ly với bộ phận nối đất, cũng như được cách ly với cả những bộ phận mang điện (với điêu kiện là khi làm việc những phần đó không thể có điện hoặc không chạm vào các phần nối đất). 3.3.9. Nếu mỗi bộ phận của sản phẩm có chi tiết nối đất thì phải nối một cách độc lập với cọc nối đất, hoặc với thanh nồi đất bằng nhánh tách riêng, để khi cắt một nhánh (như để sửa chữa định kỳ) thì các mạch nối đất của các bộ phận khác không bị cắt. 3.3.10. Dây nối đất cho các phần chuyển động phải bằng dây dẫn mềm hoặc tiếp điện trượt. 3.,3.11. Chi tiết nối đất cho sản phầm có vỏ bao bằng kim loại phải dược bố trí ở phía trong vỏ. Khi cần thiết cho phép đặt một số chi tiết nối đất ở phía trong và ngoài vỏ. 3.3.12. Sự tiếp xúc về điện giữa bộ phận tháo ra được và bộ phận được nối đất của vỏ phải được thực hiện bằng cách ép trực tiếp bộ phận tháo ra được với bộ phận cố định đã nối đất. ở mặt tiếp xúc giữa chúng phải được bảo vệ chống gỉ và không được phủ các lớp sơn, véc ni và men cách điện. Cho phép ghép nối giữa các bộ phận tháo ra được và bộ phận nối đất không tháo ra được bằng vít hoặc bu lông xiết chặt chúng lại với nhau, với điêu kiện là 1 - 2 vít hoặc bulông phải được phủ chống gỉ. Giữa đầu của vít hoặc bulông và những bộ phận kim loại tháo ra được của vỏ không được có 8 8 lớp véc ni, sơn, men cách điện, hoặc giữa chúng phải đặt những vòng đệm (đĩa) răng cưa có khả năng phá hủy lớp sơn cách điện đề thực hiện mối nối điện. 3.3.13. Những sản phẩm kỹ thuật điện được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt phải tuân theo các quy định cho từng loại cụ thề. 3.4. Yêu cầu đối với các bộ phận điều khiền 3.4.1 Bộ phận điều khiển phải có biển ghi rõ bằng chữ hoặc bằng ký hiệu để chỉ đối tượng điều khiển, chức năng và trạng thái của chúng (“đóng”, “cắt”, “hướng chuyển động”, “hãm” ) tương ứng với từng vị trí của bộ phận điều khiển và có thể báo các tín hiệu khác cho từng trường hợp cụ thể . 3.4.2. Khi sản phẩm làm việc ở chế độ tự động, các nút điều khiển và các bộ phận điều khiển bằng tay (ngoài bộ phận ngắt sự cố) phải ở trạng thái cắt, trừ trường cần thiệt do yêu cầu công nghệ. 3.4.3. Khi sử dụng những bộ phận điều khiển bằng tay và các bộ phận điều chỉnh theo trình tự khác với quy định không được dẫn đến các tình huống nguy hiểm. Những sản phẩm có một số bộ phận điều khiển cùng thực hiện một chức năng từ các trạm khác nhau (thí dụ để điều khiển từ xa và điều khiển tại cho) thì phải loại trừ khả năng điều khiển cùng một lúc từ các trạm khác nhau. Những nút điêu khiển ngắt sự cố không bị khống chế bởi các nút điều khiển khác. 3.4.4. Các sản phẩm có một số nút điều khiển ngắt sự cố, do khoảng cách lớn hoặc do sự hạn chế quan sát phải sử dụng những nút điều khiển định vị. 3.4.5 Những bộ điều khiển được lắp đặt cố định phải có ký hiệu để báo vị trí và hướng đổi chỗ của bộ phận được điều khiển. 3. 4 6. Trục kim loại của những bộ phận truyền động bằng tay, các tay cầm, bánh tay quay, bàn đạp, phải được cách ly khỏi những phần có điện và có tiếp xúc điện với những bộ phận cố định được nôi đất của sản phẩm. 3.4.7. Nhiệt độ trên mặt của các bộ phận điều khiển dùng để thao tác khi không sử dụng các phương tiện chuyên dùng để bảo vệ tay và thao tác khi có sự cố, không được lớn hơn 40 o C đồi với các bộ phận điều khiển làm bằng kim loại. và không được lớn hơn 50 o C đối với các bộ phận điều khiển làm bằng vật liệu có độ dẫn nhiệt kém. 3.4.8. Bộ phận điều khiển để dừng máy phải có màu đỏ. 9 9 Bộ phận điều khiển để khởi động máy phải có màu dịu (như mầu trắng ). Cho phép bộ phận điều khiển này có mầu xanh lá cây Bộ phận điều khiển dùng để ngăn ngừa sự cố phải có màu vàng. Bộ phận điều khiển có các chức năng khác với các chức năng đã kể trên phải có màu dịu hoặc có màu xanh 3.4.9. Nút điều khiển ngắt sự cố phải có kích thước lớn hơn kích thước của các nút khác. Nút “khởi động” phải chìm xuống ít nhất là 3mm hoặc có vành bảo vệ. Cho phép làm những nút điều khiển không chìm xuống và không cỏ vành bảo vệ khi chúng có khoảng chuyển động tự do không nhỏ hơn 4 mm. 3.4.10. Đối với các bộ phận điều khiển thường xuyên được sử dụng thì khoảng cách từ sàn nhà (sàn thao tác) tới bộ phận điều khiển là : Từ 900 đến 1300 mm khi đứng điều khiển. Từ 550 đến 950 mm khi ngồi điều khiển. 3.4.11. Đối với các bộ phận điều khiển ít được sử dụng tới thì khoảng cách từ sàn nhà (sàn thao tác) tới bộ phận điều khiển là : Từ 900 đến 1500 mm khi đứng điều khiển Từ 550 đến 1100 khi ngồi điều khiển. 3.4.12. Đối với những bộ phận điều khiển dùng để làm nhiệm vụ tinh chỉnh thì khoảng cách từ sàn nhà (sàn thao tác) tới bộ phận điều khiển là : Từ 1100 đến 1300 mm khi đứng điều khiển; Từ 750 đến 950 mm khi ngồi điều khiển. 3.4.13. Các đồng hồ đo phải theo dõi thường xuyên thì các thang đo của từng đồng hồ được đặt ở độ cao : 900 - 1700 mm cách sàn nhà (sàn thao tác) khi đứng điều khi.khiển; 750 - 1200 mm cách sàn nhà (sàn thao tác) khi ngồi điều khiển sản phẩm 3.4.14.Các đồng hồ đo cần phải đọc chính xác số đo của chúng phải được bố trí ở vị trí sao cho thang đo (bảng số đo) của từng đồng hồ được đặt ở độ cao Sau : 1100 - 1500mm cách sàn nhà (sàn thao tác) khi đứng điều khiển sản phẩm. 750 – 1100mm cách sàn nhà (sàn thao tác) khi ngồi điều khiển sản phẩm. 10 10 3.4.15.Lực ấn lên tay quay, bánh tay quay, nút điều khiển và bàn đạp, không được vượt quá giá trị số ghi ở bảng 2. Bảng2 Lực điều khiển (N) Lên nút Số lần đóng trong 1 giờ Lên đòn bầy và tay quay bằng ngòn tay Lên tay quay và bánh quay bằng cánh tay Bằng ngón tay Bằng bàn tay Bằng bàn đạp Đến 3 lần Đến 30 lần Lớn hơn 30 lần 40 20 10 200 80 40 60 35 30 80 50 30 200 100 50 3.5 Yêu cầu đối với khoá liên động 3.5.1. Khi thiết kế và chế tạo khóa liên động cần phải loại trừ khả năng tác động nhầm của khóa đó. 3.5-2- Khi sản phẩm lắp đặt trong phòng mà cửa ra vào của các phòng đó không có khoá liên động, sản phẩm lại được giữ bằng nam châm điện hặc lò so đàn hồi, thì khóa liên động của sản phẩm phải loại trừ được nguy hiểm khi các bộ phận đột nhiên chuyển dịch do sự ngẫu nhiên ngắt hoặc xuất hiện điện áp của mạch điều khiển. 3.6. Yêu cầu đối với vỏ bao sản phẩm 3.6.1. Vỏ bao phải được nối với bộ phận chính của sản phẩm phải bao che kín vùng nguy hiểm và muốn tháo ra phải dùng dụng cụ riêng. Không cho phép dùng chung các chi tiết để cố định (vít, bulông) của các bộ phận mang điện hoặc chuyển động của sản phẩm vào việc liên kết chung các bộ phận đó với vỏ. 3.6.2. Trong trường hợp cần thiết vỏ phải có chi tiết để tháo lắp thuận tiện và an toàn. Các yêu cầu đối với chi tiết này và sự cần thiết phải lắp chúng vào vỏ phải được ghi trong tiêu chuẩn và trong điều kiện kỹ thuật của từng loại sản phẩm cụ thể. 3.6.3. Khi tháo hoặc lắp vỏ, mở cửa và lỗ quan sát của vỏ phải loại trừ khả năng để những bộ phận đó chạm vào (hoặc xê dịch vỏ đến khoảng cảnh không cho phép) các chi tiết có điện áp hoặc những bộ phận chuyển động của sản phẩm. 3.6.4. Cấp bảo vệ của vỏ phải theo TCVN 1988 - 77. 3.7. Yêu cầu đối với các đầu nối và lỗ luồn dây 11 11 3.7.1. Các dây dẫn đi vào các vỏ máy, các hộp đấu dây, bảng phân phối và thiết bị khác, phải được luồn qua bộ phận cách điện và trong quá trình lắp đặt vận hành sản phẩm phải loại trừ được khả năng hỏng dây dẫn và hỏng cách điện của chúng. Cần phải ngăn ngừa khả năng làm tách dây dẫn nhiêu sợi thành các sợi riêng biệt. Khi sử dụng các dây dẫn được bện lại với nhau, phải ngăn ngừa khả năng chúng tự tở ra. 3.7.2. Kết cấu và vật liệu của lỗ luồn dây phải đảm bảo không thể ngẫu nhiên chạm vào các bộ phận dẫn điện, phóng điện, cũng như khả năng làm cọ sát dây dẫn với vỏ và gây chập mạch. 3.7.3. Phía trong lỗ luồn dây phải đủ rộng để thao tác an toàn với các chi tiết (các tiếp điểm, các dây dẫn. các đầu dây ) và để tháo lắp các dây dẫn được thuận lợi. 3.8. Yêu cầu đối với tín hiệu phòng ngừa biển và bảng báo. 3.8.1. Tín hiệu báo có thê bằng ảnh sáng hoặc bằng âm thanh. Tín hiệu bằng ánh sáng có thể là nguồn sáng liên tục hoặc nhấp nháy. 3.8.2. Các tín hiệu ánh sáng phải tuần theo các màu sau đây: Màu đỏ dùng cho tín hiệu sự cô và tín hiệu quá tải, tín hiệu báo các động tác không đúng cũng như báo sự nguy hiểm và trạng thái cần có sự can thiệp ngay. Màn vàng dùng cho tín hiệu dự báo, chỉ sự sắp chuyên sang chu kỳ làm việc tự động hay sắp đạt trị sồ giới hạn của một trong những thông số (dùng điện, nhiệt độ ) Màu xanh lá cây dùng để bảo tín hiệu an toàn (như trạng thái làm việc bình thường của sản phẩm, cho phép bắt đầu thao tác) Màu trắng dùng để xác nhận có điện áp; báo hiệu tốc độ và hướng chuyển động đã lựa chọn; về những tác động phụ không thể thực hiện trong chu trình tự động. khi không thể sử dụng các màu đỏ, xanh lá cây, vàng. Màu xanh sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, khi không thê sử dụng các màu đỏ, vàng, xanh lá cây, trắng. 3.8.3. Các đèn tin hiệu và các thiết bị phát tín hiệu ánh sáng khác phải có dấu hiệu hoặc chữ ghi để chỉ chức năng của tín hiệu (thí dụ: “đỏng”, “cắt”, “nóng” ). 3.9. Yêu cầu đối với việc ghi ký hiệu, nhãn hiệu và quét sớn phần biệt. 3.9.1. Những chỗ nối kiểu ổ cắm phải có ký hiệu để xác định những phần cần nối với nhau. 12 12 Những chi tiết của cùng một ổ cắm phải có cùng một ký hiệu. Ký hiệu phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy trên vỏ của các chi tiết của ổ cắm Cho phép không đặt ký hiệu nếu như trên sản phẩm chỉ có một ổ cắm duy nhất. 3.9.2. Những đầu dây ra của sản phẩm phải được gắn nhãn hiệu hoặc có ký hiệu trực tiếp vào đó (trừ trường hợp đã có ký hiệu màu). Cấm treo hay buộc nhăn hiệu. 3.9.3. Mỗi dây dẫn phải có ký hiệu ớ cả hai đầu. Đồi với những dây ngắn dễ nhìn thấy toàn bộ, cho phép chỉ gắn ký hiệu ở một đầu. 3.9.4. Khi tháo dây dẫn ra khối đầu nồi thì ký hiệu vẫn phải được giữ lại ớ trên phần còn lại của dây dẫn. 3.9.5. Khi cần phân biệt các dây dẫn theo chức năng của mạch điện thì cách điện phải sử dụng các màu sau đầy: Màu đen - dùng cho dây dẫn trong mạch điện lực; Màu đỏ - dùng cho dây dẫn trong mạch diêu khiển đo lường và tín hiệu của dòng xay chiều; Màu xanh - dùng cho dây dẫn trong mạch điêu khiển đo lường và tín hiệu của dòng một chiều; Màu xanh lá cày xen vàng - dùng cho dây dẫn trong mạch nồi đất; Màu xanh da trời - dùng cho dây dẫn nối với dây không và không dùng để nối đất. . 3. 5 -2 - Khi sản phẩm lắp đặt trong phòng mà cửa ra vào của các phòng đó không có khoá liên động, sản phẩm lại được giữ bằng nam châm điện hặc lò so đàn hồi, thì khóa liên động của sản phẩm. loại không mang điện của sản phầm nếu đã có tiếp xúc về điện với các phần nối đất theo yêu cầu của mục 3.3.7 ; Những bộ phận được bọc trong vật liệu cách điện hoặc đi qua vật cách điện và được. ni, sơn, men cách điện, hoặc giữa chúng phải đặt những vòng đệm (đĩa) răng cưa có khả năng phá hủy lớp sơn cách điện đề thực hiện mối nối điện. 3.3.13. Những sản phẩm kỹ thuật điện được sử dụng

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN