CHUYỆN KỂ VUA MINH MẠNG 1 Ông Hoàng Trọng Nghề Nông Hôm khánh thành chín cái đỉnh trước Thế Miếu, vua Minh Mạng nói với hoàng tử thứ mười là Miên Thẩm rằng: - Chín chữ Hán ghi trên chín cái đỉnh này là miêu hiệu của chín vị vua. Cái đỉnh chữ Cao để ngay gian giữa, còn tám cái kia (tức Nhơn, Chương Anh, Nghị, Thuần, Duyên, Dụ, Huyền) để tả hữu tám gian. Vị vua nào ở ngôi mà băng (chết), nhà nước thờ vào một gian (trong Thế Miếu), ngày ấy đời của vua mới được hoàn toàn kết liễu. Miên Thẩm thưa rằng: - Tâu, còn làm tôi hy sinh với vua với nước, con thấy bên Tàu, có họa hình vào Kỳ - lân - các; sao Việt Nam chỉ làm miếu để thờ vua? Minh Mạng giảng giải với con: - Nhà nước ta không họa hình, chỉ tạm tên những người có công, nhà nước vẫn có bài vị để tại tả hữu tùng tự: Miên Thẩm lại thưa: - Tâu, nhân dân bách tính ngoài dân cũng hy sinh cho vua, cho nước thì thế nào? Nhà nước nên lập đài kỷ công để cho còn sự tích. Minh Mạng lại giải thích: - Sự tích đã biên vào liệt truyện, dầu là một người đàn bà có tiết hạnh, nhà nước cũng không quên tên, huống hồ là những người đã vì vua, vì nước mà quyên sinh thì nhà nước thờ vào Trung nghĩa tử hoặc cho bảng vàng để nêu tên trong cả xứ. Miên Thẩm vẫn không vui: - Tâu như thế vẫn còn chưa thỏa! - Con còn muốn chi nữa kia? - Tâu, nhà nước còn nên nuôi cả quả phụ, cô nhi của những người này nữa kia. - Lấy của ở đâu cho đủ? - Tâu, lấy của nước của dân: Vua Minh Mạng cười: - Ta tưởng lấy của con kia, còn như lấy của nước của dân, thì quả phụ cô nhi vẫn có khẩu phần, những làng có công điền, đã có quân cấp cho các hạng ấy! Nhân ngày khánh thành Cữu Đỉnh, phủ Thừa Thiên dâng lúa thổ sản của làng An Cựu, vua Minh Mạng cắn một hột rồi khen: - Nhờ trời lúa đã chắc lại ngọt! Vua ban cho các quan mỗi người một hạt. Ai cũng chép miệng lựa lời khen cho vừa ý vua. Có người khúm núm tâu: - Nhờ ơn Hoàng đế năm nay được mùa hơn cả mấy năm! Miên Thẩm lúc ấy mới mười bảy tuổi tính tình cương trực đã biết ghét bọn nịnh thần, cho nên ông dám tâu những điều là cho niềm vui của vua cha tiêu tan: - Tâu. Người ta nói năm nay được mùa, mà ngoài dân chúng con thấy có người không áo, có kẻ không cơm? Hay là họ không có khẩu phần chăng? Vua Minh Mạng châu mày không them nhìn lại Tùng Thiện (lúc đó còn là một hoàng tử chưa xuất phủ) vùa cười gằn,bảo: - "Mày tưởng có ruộng đất là có cơm áo hay sao? Cơm áo là ở nơi hai tay, có phải ở đâu ruộng đất? Lời quở mắng ấy của Minh Mạng đã ảnh hưởng nhiều đến Tùng Thiện, dù chỉ là cách nói áp đảo của ông vua cha. Sau khi xuất phủ, Tùng Thiện đến là nhà bên bờ sông Lợi Nông. Bản thân ông đã rất trọng nghề nông. Thơ Tùng Thiện mấy ngàn bài đều chan chứa tình yêu đồng ruộng và nỗi thông cảm sâu sắc với số phận khổ ải của nhân dân lao động. Luật Pháp Dưới Triều Minh Mạng Kinh thành nhiều lần có nạn trộm. Việc đến tai Minh Mạng, nhà vua sắc rằng quân dân hễ ai bắt được tên trộm thì hậu thưởng. Sắc vừa mới ban ra, gặp ngay có người bắt được kẻ cắp ngày. Ông bảo bầy tôi rằng: - Ăn cắp tuy là tội nhẹ, nhưng giữa ban ngày mà dám ăn cắp ở chốn Đại Đô là rất khinh miệt pháp luật. Bọn vô lại khinh phạm hiến chương như thế, tha thì rút cục cũng không chừa, cũng vô ích", Bèn sai chém để răn. Ông lại hạ lệnh cho Quảng Đức ( Tỉnh Thừa Thiên hiện nay) từ nay về sau ở đâu có trộm xảy ra, lân bang phải kíp đến cứu ứng, bắt giải lên quan, làm trái thì có tội. Về sau, có quan Tư Vụ Nội Vụ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thông công quỷ, Minh Mạng ra lệnh chặt tay để răn dân chúng về tội tham nhũng. Để cho thần dân tránh cờ bạc, hút xách, Minh Mạng dụ rằng: - Thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nước ngoài đem lại, những phường du côn, lêu lỏng lúc mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói quen, thường thường nghiện mà không phể bỏ được. Quan thì bỏ cả chức vụ, dân thì bỏ hết sản nghiệp, thậm chí gày mòn thành tật, tổn thương cơ thể sinh mệnh, nên bàn để nghiêm cấm đi . Bấy giờ đình thần bèn tâu: - Không kể quan hay dân, ai dám hút thuốc phiện và cất dấu mà nấu nương, buôn bán thì xử tội đồ ( 1 ). Ai bắt được mà tố cáo thì thưởng 20 lạng bạc. Cha anh không ngăn cấm con em, xóm giềng biết mà không tố giác, đều bị xử trượng ( 2 ). Lời nghị tâu lên Minh Mạng sửa là quan chức có phạm thì phải cách chức, còn các điều khác thì theo lời bàn mà thi hành. 1) Tội đồ: Bắt làm nô lệ. 2) Tội trượng: Trượng là sợi mây to, kẻ bị xử trượng, chịu đánh từ 60 đến 100 roi. ( Theo Đại Nam Thực Lục ) Nhà Vua với các Vương Phi Trong đời sống thường nhật, có lẽ vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the. Số phi tần trong cung vua chưa rõ bao nhiêu, chắc phải đến năm , sáu trăm người. Sách Minh Mạng chính yếu chép:" Năm Minh Mạng thứ sáu, mùa Xuân, tháng giêng, trong Kinh Kỳ ít mưa, nhà vua lấy làm lo, chỉ dụ cho quan Thuợng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng: - Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghỉ tự đâu mà đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặ là trong thâm cung, cung nữ nhiều âm khí uất tắc mà nên như vậy ư? Nay bớt đi, cho ra 100 người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy " Vua có nhiều vợ, phần lớn là nguời miền Nam. Như bà Hồ Thị Hoa ( Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu ) là người Biên Hoà, x con của Phước Quốc Công Hồ Văn Bôi. Hai Vương phi sủng ái nhất là bà Hiền Phi Ngô Thị Chính, con của Chưởng Cơ Ngô Văn Sở và bà Lệ Tân Nguyễn Gia Thị, con của Phó Vệ Úy Nguyễn Gia Quý. Hiền phi sinh được bốn Hoàng Tử và hai Công Chúa. Nguyễn Gia Thị sinh được bảy Hoàng Tử và ba Công Chúa . Hai bà này thường hay xung đột nhau, bà Ngô Thị Chính cậy mình được vua yêu mến thường đánh ghen các bà khác làm vua Minh mâng nhiều lúc cũng lâm vào tình trạng khó xử. Tương truyền bà Hiền Phi thường nói với những người thân cận rằng : - Dù vua có yêu thương tôi bao nhiêu đi nữa thì khi từ biệt cõi trần, tôi cũng ta đi hai tay không mà thôỉ. Minh mạng nghe được, đến khi bà mất đã thân hành đến tận chỗ bà nằm, đem theo hai nén vàng, bảo kẻ phục dịch mở hai bàn tay ra, nhà vua để hai nén vàng rồi ngặm ngùi nói : - Đây Trẫm cho Phi cái này để cho khỏi ra đi hai bàn tay không . *** Chê khéo nhà vua Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan do tài làm thơ và đức độ dạy học, được Minh Mạng tin dùng, quí mến. Bà thường được nhà vua đàm luận thơ văn. Một lần có bộ chén kiểu của Trung Quốc mới đưa sang, chén vẽ sơn thủy Việt Nam và có đề thơ nôm cũng như một số đồ sứ kiểu thời đó, Minh Mạng đưa khoe với những người chung quanh. Mọi người yêu cầu bà Huyện Thanh Quan làm một bài thơ chữ Nôm. Bà làm ngay hai câu thơ rằng: Như in thảo mộc trời Nam lại. Đem cả sơn hà đất Bắc sang. Vua Minh Mạng rất thích thú. Cùng hôm đó, nhà vua viết hai chữ Phúc Thọ rất lớn để " ban ơn " chúc mừng một đại thần nào đó. Ông hỏi bà Thanh Quan chữ viết như thế nào, bà khen: Phúc tối hậu, Thọ tối trường Nghĩa là: Phúc rất dày, Thọ rất dài Ban đầu Minh Mạng hơi ngơ ngác, sau nhìn kỹ lại ông mới hiểu ý, bèn mỉm cười và gật đầu. Thì ra Minh Mạng đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu. Bà Huyện Thanh Quan tuy ngầm chê chữ viết của Minh Mạng, nhưng lời chê thật khéo léo và văn vẻ. ( Theo Giai Thoại văn học Việt Nam Hoàng Ngọc Phách ) *** . CHUYỆN KỂ VUA MINH MẠNG 1 Ông Hoàng Trọng Nghề Nông Hôm khánh thành chín cái đỉnh trước Thế Miếu, vua Minh Mạng nói với hoàng tử thứ mười là Miên. từ 60 đến 10 0 roi. ( Theo Đại Nam Thực Lục ) Nhà Vua với các Vương Phi Trong đời sống thường nhật, có lẽ vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn. trong cung vua chưa rõ bao nhiêu, chắc phải đến năm , sáu trăm người. Sách Minh Mạng chính yếu chép:" Năm Minh Mạng thứ sáu, mùa Xuân, tháng giêng, trong Kinh Kỳ ít mưa, nhà vua lấy làm