Ý thức biển của vua Minh Mệnh 1 pot

8 217 0
Ý thức biển của vua Minh Mệnh 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý thức biển của vua Minh Mệnh 1 Cũng như các triều đại thống trị trước đây, nhà thống trị triều Nguyễn thi hành chính sách cấm nhân dân ra biển bằng hoạt động thương mại bằng pháp luật nhưng rất coi trọng và ủng hộ hoạt động hàng hải của triều đình, đặc biệt là thời vua Gia Long và Minh Mệnh. Nhất là trước mối đe dọa của thực dân phương Tây, vua Minh Mệnh coi trọng biển và hoạt động hàng hải, ý thức biển của ông có nội dung tương đối phong phú và cũng đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động biển và nền tảng hàng hải thuyền buồm Việt Nam thời phong kiến. Đỉnh cao của nền hàng hải thuyền buồm thời phong kiến 21 năm trị vì của vua Minh Mệnh cũng có thể coi là đỉnh cao của nền hàng hải thuyền buồm, và công cuộc xây dựng hải quân thời phong kiến Việt Nam. Ông ra sức đẩy mạnh sự nghiệp hàng hải của chính phủ Việt Nam, khuyến khích đóng các loạt tàu thuyền bền chắc, xây dựng thủy quân vững mạnh, hết sức quan tâm nền an ninh cõi biển và phòng thủ biển. Nguyên bản sắc chỉ của vua Minh Mạng thứ 15, ngày 15 tháng 4 phái đội Hải quân ra bảo vệ đảo Hoàng Sa. Ông đã ban bố các quy chế như “tuần dương chương trình”, “tuần thuyền quy thức” và “tuần dương xử phận lệ”… nhằm mục đích chống cướp biển, trạm dương và giữ gìn an ninh cho các loạt tàu thuyền hoạt động ven biển. Sau vua Gia Long, vua Minh Mệnh tiếp tục đề xướng và ủng hộ sự nghiệp hàng hải ở hải ngoại, hầu như năm nào ông cũng cử đội thuyền triều đình hàng hải đến các nước Đông Nam Á hải đảo ở vùng “Hạ Châu”. Ông từng cử người hàng hải đến Minh Ca (Can – cốt – đa) ở miền đông Ấn Độ vùng “tiểu Tây Dương”, hình thành hiện tượng công cán hải ngoại quy mô lớn liên tục. Theo ghi chép của Đại Nam thực lục, từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) đến năm Minh Mệnh thứ 21 (1840) vua Minh Mệnh ít nhất đã cử 30 đợt các quan viên văn võ, đi tổng cộng khoảng 60 con tàu/lượt, bọc đồng lớn nhỏ như các tàu “Phấn Bằng”, “Thụy Long”. “Định Dương”, “Binh Ba”… đến vùng Hạ Châu và Tiễn Tây Dương. Việc trị quốc phải nhìn xa thấy rộng Vua Minh Mệnh nói với bộ Binh rằng: “Việc trị quốc phải nhìn xa thấy rộng. Từ khi thân chính, Trẫm thường nghĩ kế lâu dài cho nước, đắp Trường thành ở Quảng Bình, xây hung quan ở Hải Vân, những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung… không nơi nào không xây pháo đài, lợi dung địa thế hiểm trở của sông núi để xây đắp công sự và sắm sửa hỏa pháp Tây Dương để phòng bất trắc, quả thật là trong thời bình phải nghĩ đến thời loạn, việc đó không thể lơ là được. Nay trăm họ no đủ, thiên hạ yên ổn. Nhưng việc quân bị đều tập trung ở kinh đô có lẽ không phải đều dùng để tăng thế mạnh cho nước, cho nên phải bố trí lại lực lượng theo kế hoạch để thiên hạ được yên ổn muôn đời. Người phải giúp Trẫm suy nghĩ về vấn đề đó. Nếu chỉ mải mê đọc sách thì là thần thế bé nhỏ thôi, chỉ những người biết nhìn xa thấy rộng, nghĩ các trị quốc, làm vệc tận tụy thì Trẫm mới có thể gởi gắm kỳ vọng cho. Nếu trong thời bình, việc văn võ đều không phát triển, đó có phải đạo giữ yên đất nước của người xa đâu?” Tiếp đó, vua Minh Mệnh lại nói với cận thần rằng: “Việc trị quốc phải tôi luyện đạo đức và nghĩ đến nguy hiểm, hai điều đó đều không thể thiếu được. Nay trẫm đóng tàu bọc đồng, muốn lợi dụng những nơi xung yếu ven biển để xây dựng nhà máy, cất giữ những con tàu đó hầu lợi cho việc sử dụng khi cần. Và nơi xung yếu thì không có nơi nào sánh bằng Ao Sơn Trà, tàu nước ngoài đến nước ta chỉ có nơi này có thể đậu được, nhưng nơi này nặng chướng khí, có hơn 10 giếng nguy hiểm. Ngay xa có tàu phương Tây đến đây tránh gió, gặp khó khăn bởi những giếng đó. Như vậy là người nước ngoài dù muốn dòm ngó nhưng cũng không cách nào đối phó được, huống chi là ta có thể nhân địa thế hiểm trở đó để phòng thủ bằng tàu thuyền. Vả lại, địa hình nước ta vùng Gia Định thì sông ngòi chi chít, miền Bắc thì đồng bằng bao la, đều không có địa hình hiểm trở để làm chỗ dựa. Vùng Bình Định địa thế tốt hơn, nhưng quá hẹp; Vùng Quảng Nam thì sông và núi đều có lợi, nhưng hơi lệch; đến vùng Quảng Bình, Thanh Hóa đều không nơi nào sánh bằng Phú Xuân. Thế đất cao mà sáng sủa, núi sông bằng phẳng, đường thủy có Thuận An, Tư Dung, đường bộ có Quảng Bình, Hải Vân là nơi hiểm trở, phía trước có sông, bên phải có núi, thật là địa thế rồng cuộn hổ ngồi, thế hung hình mạnh, thật là nơi trời ban cho chúng ta để định đô ở đấy và xây dựng cơ ngơi cho con cháu muôn đời. Có người nói đất kinh đô cặn cụi, cây cối um tùm. Nhưng nơi đó tựa lựng vào núi, trông ra biển cả, tài nguyên gỗ và cá dồi dào không thể dùng hết được, các nơi khác không thể sánh kịp. Huống chi nơi đô thành chịu ơn ta đã lâu, Trẫm lại giảm tô thuế cho dân thì đô thành được ưu tiên, đời sống của nhân dân há chẳng ngày càng giàu lên sao? Nơi đây thật là nơi đóng đô tốt nhất của nhà vua, muôn đời không thể thay đổi được”. (1) Trừ những lời khoe khoang, lời dẫn trên đây đã phản ánh tâm trạng mâu thuẫn của vua Minh Mệnh đối với Việt Nam dưới sự thống trị của ông. Một mặt là sự hài lòng về cảnh thanh bình của mảnh đất thân yêu và kinh đô Huế “rồng cuộn hổ ngồi, địa thế hung mạnh”, suy nghĩ về việc lợi dụng địa thế hiểm trở của bờ cõi và sông núi để xây thành trì và pháp đài, đóng tàu bọc đồng, chuẩn bị xây dựng bến cảng quân dụng, sửa sang quận bị để bảo vệ an ninh của triều Nguyễn. Mặt khác, ông lại hết sức lo lắng trước mối đe dọa từ nước ngoài và về tương lai của Việt Nam, nên ông đã coi cửa Thuận An, Tư Dung là nơi xung yếu, giữ gìn cảnh giác cao đối với những tàu phương Tây, áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngự khi cần. Sự quan tâm theo dõi về biển và phòng ngự biển đã được phản ánh rõ nét trong đó. Những lời nói và chính sách của vua Minh Mệnh đã phản ánh ý thức về biển của ông, nội dung chính là: 1. Coi trọng tăng cường quân bị, xây dựng lực lượng hải quân, có tư tưởng quân sự “lấy thủy quân làm trọng” và lòng tự hào về “thủy quân”. Năm Gia Long thứ 8 (1809), nước Xiêm giao chiến với Miến Điện, khi nước Xiêm xin nhà Nguyễn xuất quân thủy bộ để viện trợ, vua Gia Long từng lấy làm hãnh diện mà nói rằng: “Thủy quân của ta thì luôn luyện tập, nếu được sử dụng trong biển thì rất tiện…” (2). Vua Minh Mệnh cho rằng: “Binh có thể không sử dụng trong trăm năm, nhưng không thể không chuẩn bị trong một ngày” (3). Và trong xây dựng quân đội, cùng như vua Gia Long, vua Minh Mệnh rất coi trọng xây dựng hải quân. Ông nhấn mạnh, Việt Nam “dựng nước trong vùng khí hậu nóng, phần lớn đất đai ven biển, thủy quân là quan trọng nhất, nên luyện tập để thuộc diện hàng hải, khi có việc mới tiện sử dụng” (4). Vua Minh Mệnh tỏ ra rất hài lòng về việc chúa Nguyễn và triều Nguyễn phát triển hải quân, sử dụng hải quân quen thuộc và hiệu quả trong chiến đấu, rất tán thưởng về những sở trường của thủy quân Việt Nam. Với những ý thức và tư tưởng đó, khi ông thấy những con tàu bọc đồng đóng xong, ông cảm thấy “thật sự tự tin” và hầu hết mọi năm ông đều cử tàu thuyền và binh lính hải quân ra nước ngoài để tập luyện và làm quen với những con đường hàng hải. Ý thức coi trọng hải quân của vua Minh Mệnh cũng được thể hiện trong hình vẽ về chiếc vạc Cửu Đỉnh được đúc năm 1836, rồi cất giấu trong hoàng cung Huế. Những hình vẽ phản ánh về lực lượng quân sự trên vạc Cửu Đỉnh chủ yếu là hỏa khí và tàu thuyền, những hình vẽ về tàu thuyền chủ yếu bao gồm các tàu thuyền trên biển. Để đối phó với bọn cướp biển, vua Minh Mệnh còn đích thân chỉ đạo xây dựng kế hoạch đóng loại tàu tuần dương cỡ vừa giữa tàu bọc đồng lớn và tàu Ô Lê nhỏ và nhanh nhẹn, có khả năng tấn công. Điều đáng chú ý là vua Minh Mệnh cũng đã ý thức được những bất cập của hải quên triều Nguyễn và chiến pháp của nó, yêu cầu các đại thần học tập chiến thuật đánh thủy của Anh và Mỹ. Qua những bản báo cáo của các phái viên từ nước ngoài về, vua Minh Mệnh được biết: “Trong các nước phương Tây chỉ có nước Xích Mao và Ma Li Căn giỏi thủy chiến, tàu của họ hoặc thuận chiều gió, hoặc ngược chiều gió, đều rất nhanh nhẹn… thật đáng để học tập” (5). Vua Minh Mệnh còn yêu cầu Binh bộ thượng thư Trương Đăng Quế đi tham quan đội hình thủy chiến của các nước phương Tây và “tham khảo lẫn nhau để lấy làm biện pháp tập luyện của hải quân” (6). Chú thích: (1) Đại Nam thực lúc, kỷ II, Q.53, tr.2138 (2) Đại Nam thực lục, chính biển, kỷ I, Q.38 (3) Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn – Minh Mênh chính yếu, Q.14, Sài Gòn, bản chụp năm 1972, tr.19 (4) Đại Nam thực lục, chính biên, kỷ II, Q.156, tr.3694 (5) Minh Mệnh chính yếu, Q.14, tr.38 (6) Đại Nam thực lục, chính biên, kỷ II, Q.206, tr.4478 ( tổng hợp ) Điểm yếu trong ý thức về biển của vua Minh Mệnh Sự hiểu biết của vua Minh Mệnh về thế giới bên ngoài quá hạn chế, những gì mà ông học được ở kỹ thuật phương Tây cũng quá thiển cận, triều Nguyễn đã tụt hậu cả một thời địa so với phương Tây. Học tập hàng hải biển để phòng khi cần Vua Minh Mệnh từng tỏ ý rằng, việc ông cử tàu thuyền và quan viên ra nước ngoài làm mậu dịch, đi Hạ Châu và Tiểu Tây Dương không nhằm mục đích làm buôn lấy lợi là chính, mà để tìm hiểu tình hình nước ngoài. Những năm đầu thời kỳ Minh Mệnh. Ông còn cử binh lính kinh đô ra nước ngoài “học tập hàng hải biển để phòng khi cần”. Tìm hiểu mục đích ra nước ngoài của tàu thuyền và quan viên Việt Nam, ta thấy các nước hải đảo Đông Nam Á và phía đông Ấn Độ Dương đều đã bị thực dân phương Tây thống trị, cho nên vua Minh Mệnh đã quan tâm tình hình những vùng này để đề phòng khi có việc. Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), nhân khi sứ giả Xiêm sang Việt Nam cáo tang, vua Minh Mệnh cùng các đình thần bàn về việc “Hồng Mao” tấn công Miến Điện với thái độ của người Xiêm, các đình thần chỉ thấy sự thù hằn bao đời giữa Xiêm và Miến Điện, do đó cho rằng người Xiêm tất nhiên vui mừng. Nhưng vua Minh Mệnh cho rằng: “Nước Xiêm có Miến Điện như nhà có vườn hoa. Nếu Hồng Mao tấn công và thắng Miến Điện thì nhất định sẽ tấn công Xiêm. Việc đó nếu lo kế cho Xiêm thì là việc đáng lo chứ không phải đáng mừng” (7). Vua Minh Mệnh còn không ngừng tìm hiểu tình hình Trung Quốc bằng cách triều cống định kỳ và thỉnh thoảng cử tàu thuyền sang Quảng Châu và Hạ Môn Trung Quốc. Ông đã ý thức được mối đe dọa của phương Tây qua tìm hiểu tình hình những nước châu Á liên tục trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và tình hình đang thay đổi ở Trung Quốc. Ông cho rằng, việc nhà Thanh vì ngân thuế trước mắt mà lập 13 thương hàng cho phép phương Tây đổ bộ làm mậu dịch kế sai lầm, và sự tràn lan khó mà cấm được cũng là do nhà Thanh tự dẫn vạ vào thân. Ông còn trình bày một cách ngây thơ “thuận lòng ngừa người phương Tây” của mình, tức “không từ chối họ đến, cũng không theo họ đi, cứ coi họ là man di thôi. Nếu có người phương Tây sang mậu dịch thì chỉ cho phép họ mậu dịch ở những nơi quy định như cảng Đà Nẵng và Sơn Trà, xong thì bảo họ đi, không cho phép họ cư trú trên bờ, cũng không cho phép nhân dân làm buôn với họ để tránh việc bé xé ra to”. Ông còn nói: “Việc phòng chống Ma di tất nhiên có biện pháp riêng, nếu ta đề phòng cẩn thận thì làm sao có việc gì xảy ra” (8). Ngoài ra, vua Minh Mệnh yêu cầu Trương Đăng Quế học tập đội hình thủy chiến của phương Tây cũng nhằm mục đích “đề phòng trước khi sự việc xảy ra” (9). . hàng hải của triều đình, đặc biệt là thời vua Gia Long và Minh Mệnh. Nhất là trước mối đe dọa của thực dân phương Tây, vua Minh Mệnh coi trọng biển và hoạt động hàng hải, ý thức biển của ông. tâm theo dõi về biển và phòng ngự biển đã được phản ánh rõ nét trong đó. Những lời nói và chính sách của vua Minh Mệnh đã phản ánh ý thức về biển của ông, nội dung chính là: 1. Coi trọng tăng. biên, kỷ II, Q.206, tr.4478 ( tổng hợp ) Điểm yếu trong ý thức về biển của vua Minh Mệnh Sự hiểu biết của vua Minh Mệnh về thế giới bên ngoài quá hạn chế, những gì mà ông học được

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan