Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 4 Trường hợp một làng khác ở quận Long Mỹ, có viên chức cho 17 người Miên đến khẩn đất. Họ lo bắt cá, đốn củi, sau bão lụt năm Thìn, cây rừng ngã xuống mới bắt đầu làm ruộng. Khi đất dọn xong thì mới hay rằng viên chức nói trên đã làm đơn xin khẩn chồng lên phần đất ấy từ trước, có biên lai. Cũng may là vụ này được giải quyết êm đẹp, dành ưu tiên cho người Miên vì họ chịu cực khai phá từ trước. Trường hợp làng quá rộng như làng Đông Thái dài 30 cây số, dân đến cư ngụ lần hồi, khi đủ số thì những ấp ở xa trở thành làng mới, tách ra lập thêm ba làng là Đông Hưng, Đông Hòa và Đông Thạnh từ năm 1914. Lắm khi vì muốn kiểm soát an ninh ở mấy ấp hẻo lánh, nhà nước chấp thuận cho tạm lập một làng mới. trong giai đoạn sơ khởi, lúc quan kinh lý chưa đến phân ranh thì hương chức không được thâu thuế, chỉ được xử kiện những vụ nhỏ và sắp đặt dân canh phòng mà thôi : làng Thạnh Lợi tách ra khỏi làng Thạnh Hưng tháng 11/1912. ở những làng quá đông người Miên, hương chức hội tề có thể ký tên bằng chữ Miên và điều kiện để làm hương chức không cần là phải biết chữ quốc ngữ. Quan trọng nhứt là chức xã trưởng, chỉ dành cho người hằng sản để có thể bồi thường cho nhà nước trong trường hợp làm sổ sách sai lạc hoặc gian lận thuế, lấy tiền công nho để cho vay nợ riêng, hoặc cờ bạc thua. Người biện làng (thơ ký, nhân viên riêng của xã trưởng) lãnh trách nhiệm viết lách, thảo đơn từ, phúc bẩm báo cáo. Việc lựa chọn vài người háo danh và khờ khạo để làm hương chức lắm khi là dụng ỳ của những tay có thế lực để dễ dàng thao túng. Tệ đoan lớn ở mấy làng xa quận lỵ là nạn cờ bạc, chứa chấp bọn trộm cướp do hương chức làng chủ mưu và chia phần. Nhiều ông điền chủ không thèm vào ban hội tề, khi cần thế lực thì dựa vào quan trên hoặc đứng ngoài, sắp xếp tay em của họ vào làm hội tề là đủ rồi. Trong những làng mà đất đai đều do người Pháp làm chủ, về mặt hình thức thì người Việt Nam vẫn cai trị lẫn nhau nhưng hương chức chỉ là tay sai. Khôi hài nhứt là những báo cáo của làng gởi lên cấp trên : nếu là trên lãnh thổ của điền Tây thì phải có chữ ký của chủ điền hoặc của người quản lý thì mới có giá trị. Người “chủ điền Tây” có quyền thị thực chữ ký hoặc xác nhận sự kiện trong công văn của làng. Trong điền của Pháp, việc cử hương chức hội tề (chỉ định thì đúng hơn) không theo tiêu chuẩn là có hằng sản vì tìm đâu ra một người có hằng sản ! Năm 1911, vào tháng 9, hương chức làng báo cáo khi chủ quận ra lịnh cử một người thay thế cho vị hương chủ vừa chết : “Ông A. Isidore mới lập làng, dân làng là người nghèo nàn và các nơi tới mướn đất làm ruộng cấy, lúa tốt thì nó ở, lúa xấu thì nó trốn đi, dân không có vườn đất tại làng. Xin đình lại tháng Décembre nhằm mùa lúa trổ, làng xét lại lúa ai tốt là người khá trong làng và lựa người xứng đáng làng mới dám cử”. Vài nét lớn về điền của Pháp Cần nhớ là bấy giờ ở Nam kỳ, danh từ đồn điền không được xài tới vì gợi ý nghĩ không tốt, trùng hợp với những đồn điền thời đàng cựu mà Pháp chánh thức giải tán (dân đồn điền thường là dân làm loạn khi người Pháp mới đến). Gọi là điền, kèm theo tên của người chủ, thí dụ như điền ông La—bách (Labaste) hoặc tên tục như điền ông Kho (Gressier), hoặc khôi hài hơn : điền Tây Mập, điền Tây Tàu (tên này có tàu riêng để chở lúa) hoặc điền Tây Đầu Đỏ (tóc đỏ). Nếu là của công ty thì gọi là điền hãng. Người làm chủ đất thì gọi là điền chủ (gọi “địa chủ” nghe không thanh tao, theo lối nói lái của người miền Nam). Chủ ruộng là người canh tác trên đất mướn của người khác. Tá điền là người mướn đất làm ruộng (không gọi là dân cày, vì dân chúng bấy giờ cho là trâu mới cày, người đâu phải trâu mà cày). Thoạt tiên, nhà nước định hễ người Pháp hoặc người Việt có quốc tịch Pháp khai thác trên mười mẫu thì được hoàn toàn miễn thuế trong 5 năm liền; đến năm thứ 6 là bắt đầu đóng 1/5 số thuế, cứ như vậy đến năm thứ 10 là đóng trọn. Nghị định ngày 4/1/1894 sửa đổi lại không miễn thuế 5 năm đầu, ngay trong năm đầu đóng số 1/5 thuế, đến năm thứ 5 là đóng trọn. Nghị định 13/4/1909 cho phép những người Pháp có trên 80 tá điền và khai thác một diện tích ít nhứt là 400 mẫu được quyền lập riêng một làng mới, nếu chủ điền yêu cầu, dân trong điền được hưởng quy chế “dân điền Tây”. Với nhiều ưu đãi vừa kể, thực dân Pháp tha hồ làm mưa làm gió. Trước khi có nghị định trên, từ năm 1906 ở Rạch Giá đã xảy ra một vụ lập làng mới lấy tên là Vĩnh Báu, trên địa phận của làng Vĩnh Viễn. Chủ điền là trạng sư Doutre cho người quản lý (gọi nôm na là cặp—rằn) đem 70 dân đến lãnh thổ vừa được phép trưng khẩn để lập làng mới. Hương chức hội tề địa phương can thiệp vì chưa có lịnh chánh thức của quan trên. Người quản lý này (người Việt) cứ ra lịnh tiếp tục cất công sở mới và xúi dục tá điền cầm dao rượt chém hương chức làng sở tại ! Thực dân khuyến khích cho người ở xa cũng khẩn đất, trường hợp Nam tước Rothiacob cư ngụ ở Ba Lê làm đơn xin khẩn ở Vị Thủy (Rạch Giá) phần đất 1357 mẫu, vào năm 1911 vì nghe tin sắp đào kinh ở vùng này, nhưng chỉ được cấp 642 mẫu để rồi không nhận lãnh. Phần đất tốt này lại được dân địa phương canh tác mà không làm đơn trước vì họ tưởng là vô chủ. Hai người Pháp là Duval và Guéry (đã có đất ở Cần Thơ) lấn qua đó 80 mẫu, đến năm 1911, tên Labaste xin trưng khẩn (Labaste nổi tiếng là lãnh chúa với những phần đất ở Sóc Trăng). Vài người Pháp lanh lợi và thực tế đã khéo lợi dụng sự ưu đãi để giựt đất của dân hoặc giựt tiền trợ cấp của chánh phủ thuộc địa, điển hình là L. Bélugeaud, kinh lý hữu thệ. Năm 1911, ông ta trưng khẩn 500 mẫu đất ở làng Hưng Điền (Mộc Hòa), xin trợ cấp cho 500 đồng để thí nghiệm cơ giới hóa nông nghiệp theo một kiểu máy do chính ông ta sáng chế và ráp tại chỗ. Đến nông trại, ông ta nhờ tham biện, nhờ hương chức làng giúp mướn cu—li, mướn trâu và cất chòi. Khi lãnh tiền, ông ta cho bọn cu—li cày bừa rồi lại báo cáo từng đợt để hưởng thêm trợ cấp, sau rốt, ông ta bỏ căn chòi xơ xác nọ, bỏ mấy bộ phận sắt vụn đầy sét, giựt luôn tiền mướn trâu và mướn cu—li. Đến mùa, ông ta hưởng phần hoa lợi do bọn cu—li canh tác theo lối cổ truyền chừng 30 mẫu. Năm 1913, Bélugeaud đến Rạch Giá mở văn phòng lãnh đo đạc ruộng đất, bấy giờ muốn có bằng khoán thì phải có bản đồ do chuyên viên được chánh phủ thừa nhận lập ra. . Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 4 Trường hợp một làng khác ở quận Long Mỹ, có viên chức cho 17 người Miên đến khẩn đất. Họ lo bắt cá,. ngày 4/ 1/18 94 sửa đổi lại không miễn thuế 5 năm đầu, ngay trong năm đầu đóng số 1/5 thuế, đến năm thứ 5 là đóng trọn. Nghị định 13 /4/ 1909 cho phép những người Pháp có trên 80 tá điền và khai. tề là đủ rồi. Trong những làng mà đất đai đều do người Pháp làm chủ, về mặt hình thức thì người Việt Nam vẫn cai trị lẫn nhau nhưng hương chức chỉ là tay sai. Khôi hài nhứt là những báo cáo