Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
91,6 KB
Nội dung
Những con đường trong lịch sử Giao thông nước ta thời kỳ trước Pháp thuộc chủ yếu là đường thủy. Đến thời Tây Sơn và triều Nguyễn, tuyến đường bộ bắc - nam đã bắt đầu hình thành. Ngược dòng lịch sử theo những trang sách và tư liệu, có thể khẳng định rằng, giao thông vận tải nư ớc ta bắt đầu từ đường thủy. Thời Hùng Vương trước Công nguyên, phương tiện giao thông thủy đã in đậm nét trong sinh hoạt và đời sống nhân dân, trở thành đề tài nghệ thuật trang trí, thể hiện thành hoa văn trên mặt trống đồng. Sử sách cũng cho biết: Mở đầu thiên niên kỷ thứ nhất, từ thập niên thứ năm của thế kỷ 1 thời Hai Bà Trưng (40 - 43) đường đi lối lại trong toàn bộ lãnh thổ Nam Việt và Âu Lạc cũ đã được thiết lập thông thương. Năm 41, quân xâm lược Đông Hán do Mã Viện chỉ huy với hai vạn tên, hai nghìn thuyền xe lớn nhỏ xuất phát từ Hồ Nam (Trung Quốc) xuống Quảng Tây, Quảng Đông tiến vào đất Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay). Trục đường đi của quân xâm lược men theo bờ biển đông bắc Giao Chỉ bằng đường bộ, đường thủy rồi ngược sông Bạch Đằng tới sông Lục Đầu, sâu vào nội địa nước ta. Các nhà sử học đã gọi con đường đó là "đường quân xâm lược". Con đường ấy xuôi tiếp về nam tới Từ Hồ, Yên Vĩ (gần Khoái Châu, Hưng Yên) và ngược lên Đuống, Long Biên, Cổ Loa, gặp nhau ở ngã tư Nhiên Lâu (tức làng Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Đó chính là trục đường bộ xuất hiện đầu tiên ở Bắc Bộ thời ấy. Từ cuối thế kỷ 1 có thêm con đường bộ nối Giao Châu với Trung Quốc theo lưu vực sông Thương qua Lạng Sơn sang Bằng Tường. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đất nước ta đắm chìm trong thời kỳ Bắc thuộc kéo dài đến cuối thiên niên kỷ. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của các triều phong kiến phương Bắc thì nhân dân ta đã đóng được hơn 400 thuyền "Mông đồng" loại lớn, mỗi chiếc 32 người chèo, 25 chiến thủ. Cùng với tuyến đường bộ thời ấy còn có các h ệ thống đường sông như: sông Đuống, sông Cầu, sông Lục Đầu xuôi ngược các vùng châu thổ sông Cái và lên các miền núi đông bắc, tây bắc. Về phía nam, đất Giao Chỉ (Bắc Bộ) quan hệ với vùng Cửu Chân (bắc Trung Bộ) bằng tuyến sông Đáy, đường bộ đi dọc sông ven núi. Ngoài đường sông, đường bộ, còn có đường ven biển ra vào thuận lợi. Năm 983, công trình thủy đầu tiên được thi công là con kênh đào từ Yên Định (Thanh Hóa) vào đ ến sông Bà Hòa (còn vết tích ở xã Đồng Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), thuyền bè đi l ại thụân lợi. Thời tiền Lê (cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11), là triều vua giữa hai thiên niên kỷ 1 và 2, Lê Hoàng chống quân xâm lược nhà Tống chiến thắng ở Chi Lăng thì sông Bạch Đằng một lần nữa thành mồ chôn quân xâm lược. Thời kỳ này, các hệ thống giao thông đường thủy được quan tâm sửa sang, khai thông, đào vét. Năm 1003, đào kênh Đa Cái; năm 1009 đào sông đắp đường ở ái Châu (Thanh Hóa) từ cửa Chi Lăng (Nga Sơn) qua Đinh Sơn tới Vũ Lũng. Vua Lê Long Đĩnh cho đóng thuyền làm đò ngang ở các bến dọc sông thuộc ái Châu để nhân dân qua lại. Thời nhà Lý (1010 - 1225), công tác thủy lợi và giao thông phục vụ sản xuất và đi lại được chú tr ọng. Năm 1029, Lý Thái Tông huy động nhân dân đào kênh Đan Nải; năm 1050 khai đào nạo vét kênh Lẫm - Tống Sơn (Hà Trung, Thanh Hóa); năm 1089 vua Lý Nhân Tông cho đào sông Lãnh Kinh (Thái Nguyên); năm 1192 cho nạo vét sông Tô Lịch và sửa sang đường sá quanh kinh thành Thăng Long. Thời đó từ các châu, quận phía nam ra Thăng Long hầu như chỉ có một con đường chính mà sau này quen gọi là "thượng đạo" (đường phía trên). Đến nửa cuối thế kỷ 18, "thượng đạo" rộng chừng 2 trượng (khoảng 6 m) nhưng đường núi đá bị tắc không đi được nữa. Sau khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long (1010) mới có con đường dưới "hạ đạo", sau này gọi là đường cái quan hay đường thiên lý tức quốc lộ 1A ngày nay. Đến thời Lê Trung Hưng, "thượng đạo" chỉ còn được dùng từ Nho Quan trở vào phía nam. Còn đoạn từ Nho Quan ra Thăng Long qua Chi Nê, Chúc Sơn không thấy vẽ trên bản đồ và không thấy ghi chép gì trên sách "Thiên Nam tứ chí lộ đồ" là sách về các con đường ở nước ta qua các đời, từ đời Hồng Đức nhà Lê đến đời Minh Mạng nhà Nguyễn. Đến đời nhà Trần (1225 - 1400), đường sá đi lại, giao lưu kinh tế buôn bán giữa miền xuôi với miền ngược, ngoài bắc với trong Nam bằng cả đường bộ, đường sông, đường biển và quan hệ buôn bán với nước ngoài đều được quan tâm. Cửa Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi đô hội, quan hệ buôn bán với Gia Va (Indonesia), Xiêm La (Thái-lan), Trung Quốc Trên các trục chính đường bộ, đường thủy, các đầu mối giao thông đều có dựng trạm. Trạm được quét vôi sạch sẽ cho hành khách dừng chân trú nghỉ. Đến thời nhà Lê (thế kỷ 15), các kênh Trường An, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa được đào. Đầu thế kỷ 16, cừ Yên Phúc (huyện Thượng Phúc, tỉnh H à Tây) được khai thông. Sau đó, đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Đàng Trong và Đàng Ngoài đua nhau xây dựng lực lượng đối phó nhau. Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phải chăm lo thiết lập các tuyến đường vận tải chuẩn bị đường đi lối lại để tiến công lẫn nhau. Bởi vậy, có tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình, Quảng Trị vào ra buôn bán với nhân dân khẩn hoang các miền châu thổ sông Cửu Long. Tàu thuyền các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ra vào buôn bán tấp nập với Đàng Ngoài, Đàng Trong (bán vũ khí đạn dược cho họ Trịnh, họ Nguyễn; mua nông lâm thổ sản). ở Đàng Ngoài, trên sông Cái (sông Hồng) thuyền bè giao lưu tấp nập. Công nghiệp đóng thuyền chiến, thuyền vận tải được mở mang trong thời kỳ này. Chúa Nguyễn lập xưởng đóng được thuyền loại 300 - 400 tấn. Năm 1788, đại quân Tây Sơn do Nguy ễn Huệ chỉ huy hành quân từ Phú Xuân ra Nghệ An, dừng nghỉ mười ngày rồi tiến quân ra Tam Điệp (Ninh Bình). Trên chiều dài 180 km, đường xấu, có nhiều đèo núi, qua hơn chục sông lạch, có sông lớn như sông Mã, sông Chu mà 8 vạn quân, 200 voi chiến, mỗi con nặng 3.500 kg, mấy trăm ngựa cùng nhiều lương thực, vũ khí nặng nề, cồng kềnh chỉ di chuyển hết bảy ngày, bình quân mỗi ngày đi được 25 - 26 km. Từ Phú Phong (quê hương Nguyễn Huệ) ra Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Xuân (Thanh Hóa) rồi từ Thuận Hóa ra Bắc Hà, hệ thống đường cho người đi bộ và voi ngựa chuyển vận tuy còn nhỏ hẹp, nhiều sông suối chưa có cầu bắc qua, nhưng các hướng tuyến đã hình thành theo dạng các đường trục chính mà sau này thực dân Pháp dựa theo đó để thiết kế mở rộng. Như vậy, đến thời nhà Tây Sơn (1778 - 1802), từ Thăng Long có thể đi về thông suốt với các miền châu thổ sông Hồng và đi đến các miền thượng du, cực nam và biên giới của đất Nam Việt, Giao Chỉ. Cho đến năm 1915 quốc lộ 1A vẫn còn gọi là đường cái quan. Trên một số đoạn mới có xe kéo và ô-tô loại nhẹ chạy được. Đại bộ phận của toàn tuyến mới được hình thành theo kiểu đường mòn, chỉ có người đi bộ và đi ngựa qua lại. Phương tiện đi lại thông thường là cáng hoặc kiệu, hành lý đều do phu khuân vác trên vai. Việc vận chuyển của một hành khách có hành lý thường phải đi thành đoàn. Việc vận chuyển thư từ, công văn khó khăn, chậm và bấp bênh, do m ột tổ chức gọi là trạm dịch đảm nhận. Sau khi đánh chiếm nước ta, thực dân Pháp triển khai các chương trình đầu tư xây dựng, trước hết là xây dựng giao thông vận tải. Công việc xây dựng mạng lưới đường sắt được mở đầu bằng tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, đưa vào sử dụng [...]...ngày 20-7-1885, đến năm 1936 thì tuyến đường sắt xuyên Việt được nối liền Hệ thống đường ô-tô bắt đầu xây dựng từ năm 1912 với 19 "đường thuộc địa" trên cả ba nước Đông Dương với chiều dài tổng cộng 9.166 km, hoàn thành năm 1925 Về đường sông, từ năm 1890 đã có nhiều hàng hóa vận tải bằng tàu thủy hơi nước hoạt động, trong đó có các hãng do người Việt Nam đứng chủ như: hãng Bạch... hơn 3,2 triệu tấn Cảng Hải Phòng năm 1924 đạt gần 1,2 triệu tấn hàng xuất nhập khẩu Các cảng Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Hòn Gai, Cẩm Phả đều được khai thác, tạo thành hệ thống đường ven biển bắc - nam và đường biển xa giao dịch với nước ngoài . Những con đường trong lịch sử Giao thông nước ta thời kỳ trước Pháp thuộc chủ yếu là đường thủy. Đến thời Tây Sơn và triều Nguyễn, tuyến đường bộ bắc - nam đã bắt. Trục đường đi của quân xâm lược men theo bờ biển đông bắc Giao Chỉ bằng đường bộ, đường thủy rồi ngược sông Bạch Đằng tới sông Lục Đầu, sâu vào nội địa nước ta. Các nhà sử học đã gọi con đường. bằng tuyến sông Đáy, đường bộ đi dọc sông ven núi. Ngoài đường sông, đường bộ, còn có đường ven biển ra vào thuận lợi. Năm 983, công trình thủy đầu tiên được thi công là con kênh đào từ Yên