Những con đường ngắn nhất đến với Anh văn Một số kinh nghiệm tiếp cận bài học giúp học sinh tăng hứng thú đối với môn tiếng Anh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Anh văn, một bộ môn mang nhiều đặc thù mà đối tượng giảng dạy của tôi lại không mấy tình cảm với nó. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhanh bằng câu hỏi: "Các em có thích học tiếng Anh không?". Thật bất ngờ hầu hết các em đáp lại bằng những cái lắc đầu. Tôi đã quá bất ngờ trước sự thẳng thắn của các em. Chính sự thẳng thắn và đầy vô tư của các em học sinh mới chập chững bước vào trường đã khiến tôi phiền lòng biết bao. Tôi luôn hiểu rằng mọi sự vật - hiện tượng đều có bản chất của nó. Tại sao phần lớn học sinh lại không mấy mặn mà với môn học của mình? Tôi đã trăn trở nhiều trước câu hỏi đó. Và cũng phải khách quan thừa nhận rằng điều đó có nguyên nhân từ hai phía. Bởi vì dạy và học là một quá trình tương tác hai chiều. Chúng ta không thể đơn giản cứ đổ lỗi cho học sinh bị mất gốc từ những cấp học dưới. Mà bản thân người giáo viên cũng phải chịu nhiều trách nhiệm ở trong đó. Bởi vậy đứng trước mỗi bài soạn, mỗi kỹ năng khác nhau tôi luôn đặt lên hàng đầu câu hỏi: "Con đường ngắn nhất để đến với học sinh là gì?". Và cũng không đến nỗi quá khó để chúng ta nhận ra: dù chỉ là một giáo viên bộ môn đi chăng nữa thì cũng phải nắm bắt và thầm hiểu hết tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Để từ đó chúng ta tìm ra những biện pháp tác động, những loại hình bài tập phù hợp cho từng loại đối tượng. Tôi thiết nghĩ đó là biện pháp tiếp cận đầu tiên với tiêu chí " Trường học thân thiện" mà chúng ta đang đề ra. Do đó tôi luôn tận dụng triệt để phần Warm - up của mình (tức phần khởi động, dẫn dắt) với nhiều loại hình khác. Khi thì một câu chuyện vui liên quan đến bộ môn chẳng hạn như mẩu chuyện vui vừa rồi, khi thì trò chơi giải ô chữ, hoặc có thể là những câu đố nhanh mà dân trong ngành thường gọi là Quiz. Ví dụ: con vật nào thường đi du lịch với hành lý của mình? (Con voi + vòi; hoặc con lạc đà + Bướu; hoặc con kanguru + túi) ; hoặc ngày nào dài nhất trong tuần ? (Ngày chủ nhật vì Sunday là ngày của mặt trời tức mặt trời không bao giờ tắt). Đó chỉ là một trong những chiêu thức tôi thường sử dụng để tạo tâm thế hứng khởi, cho học sinh trước mỗi buổi học. Còn trong từng tình huống cụ thể tôi cũng luôn cố gắng hướng cho các em cách dễ học nhất. Chẳng hạn với các nguyên âm trong tiếng Anh là những ký tự lộn xộn rất khó nhớ: a,e,i,o,u nhưng khi tôi sắp xếp thành từ láy "uể oải" thì kết quả đúng như mong đợi các em nhớ rất nhanh và nhớ rất lâu. Có một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi đó là cảm giác đầy bất ngờ và thú vị của các em học sinh khi các em lúng túng trong việc nhớ quy tắc phát âm đối với những động từ có quy tắc. Tôi cũng đã bật mí bằng 2 câu thơ con cóc cũng đầy chất thơ: Phải chăng shầu kăm ghét Còn phảng fất xa s(s)ôi. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng có nhiều con đường để tiếp cận học sinh. Mỗi khi chúng ta đã đến gần với các em thì chúng em cũng sẽ cởi mở lòng mình hơn để đón nhận chúng ta, để cởi lòng ra với bộ môn Anh văn vốn là "nỗi ám ảnh không của riêng ai" như tôi thường nói vui với học trò của mình. Mai Liên . Những con đường ngắn nhất đến với Anh văn Một số kinh nghiệm tiếp cận bài học giúp học sinh tăng hứng thú đối với môn tiếng Anh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Anh văn, một bộ. mỗi kỹ năng khác nhau tôi luôn đặt lên hàng đầu câu hỏi: " ;Con đường ngắn nhất để đến với học sinh là gì?". Và cũng không đến nỗi quá khó để chúng ta nhận ra: dù chỉ là một giáo viên. rằng có nhiều con đường để tiếp cận học sinh. Mỗi khi chúng ta đã đến gần với các em thì chúng em cũng sẽ cởi mở lòng mình hơn để đón nhận chúng ta, để cởi lòng ra với bộ môn Anh văn vốn là "nỗi