Để mai vàng ra hoa đúng ngày Mai chưng Tết ở nước ta là thứ mai vàng năm cánh vốn xuất xứ từ loài mai núi Ochna integerrima của rặng Trường Sơn. Trong thiên nhiên loài mai này không chỉ 5 cánh mà nhiều khi có đến 7, 9 hay 12, 18 cánh. Số cánh càng ít thì bông mai càng lớn, càng đẹp. Vào cuối mùa đông cây mai rụng lá, xuất hiện nụ hoa, rồi đồng loạt trổ bông khi mùa xuân tới làm sáng lên cả một cánh rừng. Hiện tượng ra hoa của các loài thực vật tùy theo quang kỳ: Các cây thích ngày dài sẽ trổ bông khi đêm dần ngắn lại, các loài thích đêm dài thì ngược lại chỉ bắt đầu nở hoa khi mùa thu tới. Một khi đêm dài mùa đông qua đi, ngày xuân ấm áp trở về thì trên đầu ngọn cành những loài cây cho hoa mùa xuân như mai, đào xuất hiện loại gen báo thức gọi là florigen cho cây biết đã đến lúc trổ bông. Thực ra florigen sinh hoa là một bộ gồm nhiều gen di truyề n khác nhau được hình thành ở lá, nơi chúng bị kìm hãm bởi bộ gen di truyền khác chống nở hoa gọi là constans. Cả hai nhóm đều là những protein chuyên biệt được sinh ra dưới ánh sáng ban ngày, rồi hao hụt dần theo độ dài của đêm cho đến khi được bổ sung mới vào ngày hôm sau. Trong thời kỳ đêm dài mùa đông các constans như FLC (flowering locus constans) chiếm tỷ lệ lấn át so với lượng gen sinh hoa như FT (flowering locus T). Nhưng vào đầu mùa xuân khi đêm ngắn dần, các tia nắng đến sớm làm chuyển hóa một số constans còn lại qua đêm thành gen chống ức chế SOC1 (suppressor overexpression constans), nhờ đó số florigen còn lại được phóng thích khỏi lá, di chuyển vào thân, tích tụ mỗi ngày một nhiều lên ngọn khởi đầu cho giai đoạn dậy thì thực vật. Tính nhạy cảm tự nhiên của mai vàng với tia nắng ấm và độ dài ngày đêm được dùng để làm cho cây trổ bông tập trung một lần vào những ngày Tết. Một khi chúng ta thấy xuất hiện dưới lớp da xù xì nhiều nố t u nhỏ và vài nụ hoa là lúc florigen đã thoát ra được khỏi lá đi vào trong thân. Việc lặt lá phải được bắt đầu để hạn chế sản sinh các constans ngăn cản nở hoa. Nhờ đó các cành nhỏ cành lớn rộn ràng nở hoa trước khi cây kịp điều chỉnh để đâm chồi, nẩy lộc. Việc lặt lá mai tùy thuộc và kinh nghiệm nhận biết thời tiết từng năm và cả từng vùng khí hậu. Năm nào trời lạnh hay đã có mưa thì lá phải được lặt sớm trong khoảng 13 tháng Chạp. Nhưng lúc thời tiết nắng ấ m thì việc lặt lá thực hiện vào rằm hay ngày 16. Trường hợp các năm bất thường, nụ hoa đã lớn thì lùi ngày lặt đến khoảng 18-20 tháng Chạp. Bởi lẽ khoảng 3 ngày nữa nụ hoa mở bung vỏ lụa, trở thành hoa cái gồm nhiều hoa con và sẽ nở thành những bông mai 7 ngày sau đó. . Để mai vàng ra hoa đúng ngày Mai chưng Tết ở nước ta là thứ mai vàng năm cánh vốn xuất xứ từ loài mai núi Ochna integerrima của rặng Trường Sơn. Trong thiên nhiên loài mai này không. rằm hay ngày 16. Trường hợp các năm bất thường, nụ hoa đã lớn thì lùi ngày lặt đến khoảng 18-20 tháng Chạp. Bởi lẽ khoảng 3 ngày nữa nụ hoa mở bung vỏ lụa, trở thành hoa cái gồm nhiều hoa con. vào thân, tích tụ mỗi ngày một nhiều lên ngọn khởi đầu cho giai đoạn dậy thì thực vật. Tính nhạy cảm tự nhiên của mai vàng với tia nắng ấm và độ dài ngày đêm được dùng để làm cho cây trổ bông